1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Ban mày đay, dùng thuốc gì? ppt

3 173 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 89,45 KB

Nội dung

Ban mày đay, dùng thuốc gì? Ban mày may là một trong những bệnh ngoài da rất thường gặp. Người bệnh thấy xuất hiện các sẩn phù (sẩn mày đay), kích thước 1-2mm đến 1-2cm. Những sẩn phù này có khi liên kết với nhau tạo thành mảng vằn vèo hình bản đồ có kích thước hàng chục centimet. Khi bị mày đay, người bệnh thường thấy ngứa: ngứa râm ran, dấm dứt như phải bỏng, có khi ngứa dữ dội. Tiến triển từng đợt vài ngày, có khi tái phát dai dẳng hàng tháng. Toàn thân có thể sốt, khó thở, có thể có đau khớp trong ban mày đay do viêm mao mạch. Nguyên nhân gây ra mày đay thường do dị ứng, do tiếp xúc với cây cỏ, côn trùng, lông súc vật, phấn hoa, hoá chất; do thuốc men (các thuốc như sulfamid, aspirin, penicilin); do dị ứng với các thức ăn như tôm, cua cá, ốc (hải sản); do lạnh (nước lạnh, gió lạnh, mưa lạnh)… hoặc cũng có khi là không rõ nguyên nhân. Về điều trị, trước hết cần loại bỏ ngay các tác nhân gây bệnh trên. Tại chỗ có thể bôi hồ nước, oxide kẽm, mỡ corticoid như flucinar. Toàn thân, để giảm ngứa có thể dùng kháng histamin như chlopheniramin. Tuy nhiên do tác dụng phụ của thuốc gây ngủ nên khi dùng người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh làm những công việc cần sự tỉnh táo như lái xe, làm việc trên cao… Có thể dùng thêm vitamin C (tăng sức bền thành mạch). Đối với mày đay nhẹ và vừa có thể dùng một đợt corticoid như prednisolon (nếu không có chống chỉ định), kháng thụ thể H2 như cimetidin hoặc ranitidin… Đối với những trường hợp bị mày đay nặng cần truyền dịch phối hợp với corticoid, tiêm bắp adrenalin (nếu cần). Việc này cần thực hiện tại các cơ sở y tế. Trước khi dùng thuốc, người bệnh phải rửa sạch và làm khô các vùng có mụn trứng cá hoặc mụn mủ ở mặt, cổ hoặc bất cứ nơi nào khác trên cơ thể. Bôi một lớp rất mỏng, ngày từ 1 – 2 lần. Tốt nhất là nên dùng vào lúc đi ngủ để thuốc tác dụng qua đêm. Trường hợp bị mụn trứng cá nặng, cần dùng thêm thuốc kháng sinh tại chỗ (clarithromycin) hoặc toàn thân (tetracyclin hay doxycyclin). Tuy nhiên, người bệnh không được tự dùng thuốc mà phải có chỉ định của bác sĩ. Do có tính ôxy hóa nên các sản phẩm chứa benzoyl peroxid có thể làm bạc màu lông tóc và mất màu của vải, quần áo… (tránh để dây thuốc ra quần, áo, hay các vùng da khác). Không được dùng benzoyl peroxide khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tia tử ngoại. Dùng đồng thời với thuốc chống nắng có chứa acid paraminobenzoic sẽ làm biến đổi màu da một thời gian. Chỉ nên dùng thuốc điều trị bệnh theo đúng toa chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc để tự điều trị cũng như giới thiệu thuốc điều trị cho người khác vì đơn giản nghĩ rằng họ có bệnh lý giống mình. Việc sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị và được theo dõi, chăm sóc là điều cần thiết nhằm giảm thiểu các phản ứng có hại của thuốc. - Dị ứng thuốc là tình trạng xảy ra ngoài ý muốn của bác sĩ điều trị cũng như bệnh nhân. Khi đang dùng thuốc, nếu xảy ra các phản ứng bất thường như ngứa, nổi mề đay, khó thở hoặc cảm thấy khó chịu thì lập tức ngưng sử dụng thuốc đó, đến cơ sở y tế gần nhất để có thể được cấp cứu hay được hướng dẫn xử trí thích hợp. Sau đó, nên đến tái khám ở bác sĩ đã chỉ định thuốc để bác sĩ có thể thay đổi thuốc điều trị nếu cần. Các biện pháp dân gian như uống nước đậu xanh để giã thuốc, uống nước chanh, lòng trắng trứng… đều chưa có cơ sở khoa học để chứng minh. . Ban mày đay, dùng thuốc gì? Ban mày may là một trong những bệnh ngoài da rất thường gặp. Người bệnh thấy xuất hiện các sẩn phù (sẩn mày đay),. ban mày đay do viêm mao mạch. Nguyên nhân gây ra mày đay thường do dị ứng, do tiếp xúc với cây cỏ, côn trùng, lông súc vật, phấn hoa, hoá chất; do thuốc

Ngày đăng: 06/03/2014, 15:20

w