1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác quản lý và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP ĐT và XD công trình 134

37 239 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 304 KB

Nội dung

Công tác quản lý và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP ĐT và XD công trình 134

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trườngcó sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN đã mở ra những hướngđi mới cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng Tuynhiên với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh,các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với nhau để tồn tại và phát triển Đứngtrước vấn đề này bản thân các doanh nghiệp phải đặt công tác quản lý lên hàngđầu Muốn quản lý có hiệu quả các doanh nghiệp cần phải sử dụng kết hợp cáccông cụ quản lý khác nhau Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nềnkinh tế thị trường phụ thuộc và rất nhiều yếu tố như: môi trường kinh doanh, trìnhđộ quản lý của các nhà doanh nghiệp đặc biệt là trình độ quản lý tài chính - đây làmột công cụ quan trọng.

Muốn sản phẩm của mình chiếm lĩnh được thị trường và thực sự có lợi nhuậntrong sản xuất kinh doanh thì công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm phải giữ một vị trí hết sức quan trọng trong quản lý tài chính Xác định chínhxác chi phí sản xuất, tính đúng, tính đủ giá thành sản xuất giúp các nhà quản lýdoanh nghiệp đưa ra được phương án tối ưu cho sản xuất kinh doanh và tiêu thụsản phẩm Do đó việc tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp Xuất pháttừ thực tiễn đó với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và lựa chọn đề tài:

"Công tác quản lý và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xâydựng công trình 134".

Mục đích của việc nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về quá trình tậphợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là xác định được một phương phápquản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với Công ty Cổ phần Đầutư và xây dựng công trình 134

Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức quản lý chi phí sản xuất - giá thành sảnphẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134.

Số liệu sử dụng để minh hoạ cho việc nghiên cứu là: (2003 2004) Ngoài lời mở đầu và kết luận, Luận văn tốt nghiệp gồm 3 phần:

Trang 2

- Phần I: Khái quát chung về công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình134

- Phần II: Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất - giá thành sản phẩmtại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134.

- Phần III: Các phương hướng đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng côngtrình 134

Trên cơ sở lý luận được nghiên cứu học tập tại trường: Cao đẳng kinh tế kỹthuật công nghiệp I và qua thời gian thực tập thực tiễn tại Công ty Cổ phần Đầu tưvà xây dựng công trình 134, em đã hoàn thành bài báo cáo này với sự hướng dẫnnhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Cô Vũ Thị Kim Thanh và các anh chị trongphòng Kế toán Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134 Tuy nhiên dothời gian có hạn trình độ và khả năng của bản thân em còn hạn chế nên bài báocáo tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế cần bổ sung.

Em rất mong được tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáotrong trường và các bạn để có điều kiện nâng cao kiến thức của mình phục vụ tốthơn cho quá trình học tập và thực tiễn sau này.

Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 3

PHẦN I

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 134

I SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TYCỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 134

Thực hiện chủ trương và nghị quyết của Đảng về phát triển nền kinh tếđa thành phần trong cả nước nói chung và Hà Giang nói riêng Công ty Cổphần Đầu tư và xây dựng công trình 134 (trước đây là Công ty cổ phần Đầutư và xây dựng 134) được thành lập tại quyết định số 1379QĐ/UB ngày08/09/1998 Giấy phép đăng ký kinh doanh số 004978 do Sở Kế hoạch đầu tưtỉnh Hà Giang cấp ngày 29/09/19998 nay đổi lại giấy đăng ký kinh doanh số044978 do Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Giang cấp ngày 11/01/2003.

Là một công ty ngoài quốc doanh hoạt động trên các lĩnh vực:- Xây dựng công trình giao thông

- Xây dựng dân dụng nhà ở

- Xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện nhỏ đến cấp IV

- Đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng đô thị và kinh doanh nhà.- Xây dựng điện dân dụng đến 35KV.

- Sản xuất gỗ chế biến nông lâm sản.

Kể từ khi thành lập, Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình134 đã tích cực đi vào hoạt động Được sự giúp đỡ của các ban ngành tỉnh HàGiangnói riêng và tất cả các ban ngành trực thuộc Trung ương nói chung Đếnnay Công ty đã có chỗ đứng đối với thị trường trong nước Với nguồn vốnban đầu đi vào hoạt động là 2,35 tỷ đồng Năm 2002 nguồn vốn kinh doanh là16,155 tỷ đồng và đến năm 2004 đã lên đến 110 tỷ đồng, 3 chi nhánh đượcmở rộng và đi vào hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Chi nhánh 1: Xã Yên Trị - Huyện Yên Thuỷ - tỉnh Hoà Bình- Chi nhánh 2: Số 15 phường Phan Thiết - Tuyên Quang

Trang 4

- Chi nhánh 3: Số 55 tổ 37, phường Ô Chợ Dừa - Đống Đa - Hà Nội.Cơ cấu cán bộ tổ chức trong công ty đã đi vào hoàn thiện và ngày càngđược nâng cao về kinh nghiệm và trình độ.

Tổng số công nhân là 585 người, trong đó:Cử nhân kinh tế: 8 người

Kỹ sư tốt nghiệp tại các trường ĐH khối kỹ thuật (Giao thông, Xâydựng, Kiến trúc): 16 người.

Ở công trường có 22 thợ sửa chữa máy tay nghề cao.

Cùng với sự phát triển lớn mạnh của công ty, Ban chấp hành công đoànđược thành lập năm 1998 Từ một công đoàn cơ sở còn sơ khai nay trở thànhmột đơn vị công đoàn lớn mạnh với 54 thành viên công đoàn, 5 đồng chí làđảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng ra bảo đảm đầy đủ quyền lợi choanh em công nhân về các lĩnh vực: BHXH, BHYT, KPCĐ Trang thiết bị bảohiểm lao động, thể thao, văn hoá, xã hội BCH công đoàn còn đề xuất với lãnhđạo công ty được nhận bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Giang.Tháng 12-2002 BCH Công đoàn công ty đã đề nghị với thường trực huyện uỷvà được thường trực huyện uỷ cho phép thành lập chi bộ Đảng, mọi thủ tục đãvà đang hoàn tất để chi bộ sớm ra mắt trong thời gian gần, BCH Công đoànđã bầu được 5 đoàn viên ưu tú đi học đối tượng Đảng, tháng 1 năm 2003 đếntháng 4/2003 công ty đã kết nạp thêm 03 đồng chí Đảng viên mới.

Năm 1998 do mới thành lập nên công ty đã chủ yếu tập trung vào cáccông trình nhỏ như thuỷ lợi, thủy điện, xây dựng dân dụng, đường dân sinhtrực thuộc nguồn vốn 135 và dự án HPM với tổng doanh thu: 24,36 tỷ đồng.Đến năm 2002, tổng sản lượng công trình đã đi vào thi công, nghiệm thu đưavào sử dụng 125,5 tỷ đồng Đến tháng 8 năm 2003, công ty đã ký được mộtsố hợp đồng với sản lượng đạt 66,2 tỷ đồng Ngoài ra Ban giám đốc Công tycòn phấn đấu đưa công ty trở thành một tổng công ty lớn mạnh về các ngànhnghề đăng ký kinh doanh trong nước mà còn mở rộng ngành nghề, địa bàn rathị trường nước ngoài.

Trang 5

II CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ HIỆN NAY CỦA CÔNG TY 1 Chức năng của Công ty

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao hiệu quả, mở rộng sản xuấtkinh doanh để tự bù đắp kinh phí và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.

- Thực hiện phân công theo lao động, tổ chức tốt đời sống và chế độcho người lao động theo quy định.

- Chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thựchiện quyền hạn và nghĩa vụ của công ty theo quy định hiện hành.

- Sản xuất gỗ, chế biến nông, lâm sản đảm bảo tiêu chuẩn chất lượngtheo quy định.

- Đảm bảo thi công các công trình đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật thực hiệnviệc bảo hành các công trình theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2 Nhiệm vụ của công ty

Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký.

Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê, chế độ báo cáo.

Nghiêm chỉnh thực hiện đăng ký, kê khai nộp thuế và các nghĩa vụ tàichính khác theo quy định của pháp luật.

Đảm bảo chất lượng hàng hoá sản phẩm theo tiêu chuẩn quy định.Ưu tiên sử dụng lao động của địa phương trong nước.

Thực hiện đúng quy định của pháp luật về sử dụng lao động.Tuân thủ quy định của pháp luật về tài nguyên môi trường.Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trang 6

III CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

- Giám đốc công ty: Là người đại diện trước pháp luật, điều hành vàquyết định mọi hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hộiđồng thành viên về thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Giám đốc công ty có quyền:

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên.

- Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty, được tuyển dụng lao động.- Bổ nhiệm, miễn nhiệm các cấp chức danh quản lý trong công ty.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch, kinh doanh và kế hoach đầu tư của côngty.

- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trình báo các quyết toán hàngnăm lên hội đồng thành viên.

Hội đồng thành viên

Giám đốc

Phòng Kế toán

Phòng Nghiệp vụ

Phòng Tổ chức hành chính

Phòng Kinh doanh

Các đội sản xuất

Trang 7

- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc sử lý các khoản lỗ trongkinh doanh.

* Hội đồng thành viên:

Gồm tất cả các thành viên sáng lập công ty, là cơ quan cao nhất củacông ty Hội đồng thành viên tổ chức họp mỗi năm 2 lần vào đầu năm và cuốinăm tài chính.

Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau:

- Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50%tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty.

- Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớnhơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty.

- Bầu, miễn nhiệm, cắt chức giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy quản lý.- Quyết định mức lương, lợi ích khác đối với Giám đốc, Kế toán trưởngvà cán bộ quản lý.

- Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng vàphân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty.

- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.- Quyết định thành lập chi nhánh văn phòng đại diện.- Sửa đổi, bổ xung điều lệ của công ty.

- Quyết định giải thể công ty.* Phòng Kế toán:

Giúp Công ty thực hiện thanh toán và quyết toán theo phương pháplệnh kế toán thống kê và điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban hành.

* Phòng nghiệp vụ:

Gồm: các cán bộ kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ, kho quỹ vật tư và tiêuthụ sản phẩm.

* Phòng Kinh doanh:

Trang 8

Chịu trách nhiệm chỉ đạo, nắm bắt nhu cầu của thị trường và tìm nguồnmua hàng cũng như nguồn bán hàng hợp lý và lập kế hoạch tiêu thụ sảnphẩm.

Trang 9

Người ta có thể xét các loại chi phí dưới các giác độ khác nhau nhằmphục vụ cho yêu cầu quản lý, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm củadoanh nghiệp.

I ĐẶC ĐIỂM:

1 Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

a) Khái niệm: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn

bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm và các khoản tiền thuế gián thumà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất trong một thờikỳ nhất định.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra trên các lĩnhvực sản xuất, xây dựng cơ bản, thương mại dịch vụ… là để sản xuất và cungcấp hàng hoá - dịch vụ cho người tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận Để đạtđược mục tiêu kinh doanh đó nhất thiết các doanh nghiệp phải bỏ ra nhữngchi phí nhất định.

- Chi phí cho việc sản xuất sản phẩm: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộhao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sảnphẩm trong một thời kỳ nhất định: NVL, hao mòn, công cụ dụng cụ, lương…

Trang 10

- Chi phí việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm: Tất cả các chi phí liên quanđến việc tiêu thụ sản phẩm bao gồm: bao bì đóng gói, vận chuyển, bảo quảnđiều tra thị trường, quảng cáo…

- Ngoài những chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kinh doanh.Doanh nghiệp cần phải nộp những khoản thuế gián thu cho Nhà nước theoluật thuế đã quy định Đối với doanh nghiệp những khoản thuế phải nộp trênlà những chi phí mà doanh nghiệp phải ứng trước cho người tiêu dùng hànghoá và chỉ được thu hồi khi các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệpđược tiêu thụ, vì thế nào được coi như một khoản chi phí kinh doanh củadoanh nghiệp.

b) Đặc điểm

Mỗi ngành khác nhau sẽ có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau.Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp trong ngành ấy.

* Ngành công nghiệp:

- Chu kỳ sản xuất tương đối ngắn

- Ít phụ thuộc vào khí hậu và tự nhiên mà chủ yếu phụ thuộc vào trìnhđộ quản lý và sự cố gắng của bản thân doanh nghiệp

- Cơ cấu chi phí sản xuất của sản phẩm công nghiệp thường ổn định.* Ngành XDCB:

- Chu kỳ sản xuất dài Do đó thành phần và kết cấu chi phí sản xuấtkhông những phụ thuộc vào từng loại công trình mà còn phụ thuộc vào từnggiai đoạn xây dựng công trình.

- Thời kỳ đầu chi phí tiền lương lớn để sử dụng máy móc thi công, thờikỳ thi công chi phí về NVL thiết bị tăng lên, thời kỳ hoàn thiện chi phí tiềnlương lại tăng lên.

* Ngành thương mại dịch vụ: (chi phí phát sinh gồm)- Trị giá mua ngoài của hàng hoá tiêu thụ.

- Chi phí lưu thông hàng hoá

Trang 11

- Chi phí liên quan đến việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp.

* Đối với doanh nghiệp thương mại: Chu kỳ dài hơn do phải trải quanhiều công đoạn như: mua, kiểm nhận, bốc xếp…

* Đối với doanh nghiệp vận tải, bưu điện, may mặc… các khoản chi phívề lương, khấu hao nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao.

c) Phân loại kết cấu chi phí* Phân loại chi phí

+ Chi phí sản xuất sản phẩm: Căn cứ vào tiêu chuẩn khác nhau, chi phí

sản xuất của doanh nghiệp có thể phân ra làm nhiều loại khác nhau.* Theo yếu tố chi phí sản xuất gồm:

- NVL: gồm vật liệu chính và vật liệu phụ- Nhiên liệu, động lực

- Tiền lương

- Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ)- Khấu hao TSCĐ

- Chi phí dịch vụ mua ngoài.

Việc phân loại theo cách này thấy rõ mức chi phí về lao động vật hoávàlao động sống trong toàn bộ chi phí sản xuất Điều này rất cần thiết để xácđịnh trọng điểm quản lý chi phí và kiểm tra sự cân đối với các kế hoạch khácnhư: kế hoạch cung cấp vật tư, lao động tiền lương, kế hoạch khấu hao…

* Theo khoản mục tính giá thành gồm:- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp- Chi phí nhân công trực tiếp- Chi phí sản xuất chung- Chi phí QLDN

- Chi phí bán hàng

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp tính được giá thành sảnphẩm, đồng thời xác định ảnh hưởng sự biến động từng khoản mục đối với

Trang 12

toàn bộ giá thành sản phẩm nhằm khai thác khả năng tiềm tàng trong nội bộdoanh nghiệp.

* Theo mối quan hệ chi phí và sản lượng

- Chi phí biến đổi: là những chi phí biến động trực tiếp theo sự thay đổi(tăng hay giảm) của sản lượng hàng hoá như: NVL, Tiền lương, tiền hoahồng.

- Chi phí cố định: Là những chi phí không bị biến động trực tiếp theo sựthay đổi của sản lượng hàng hoá bán ra như: khấu hao TSCĐ, tiền thuê tàichính hoặc bất động sản…

Qua việc xem xét mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng sản xuất sảnphẩm giúp cho các nhà quản lý tìm các biện pháp quản lý thích hợp với từngloại chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định đượcsản lượng sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

* Chi phí cơ bản và chi phí chung:

- Chi phí cơ bản: là những chi phí chủ yếu cần thiết cho quá trình sảnxuất sản phẩm kể từ lúc đưa NVL vào sản xuất đến lúc sản phẩm được chếtạo xong như: NVL, lương, khấu hao TSCĐ.

- Chi phí chung: Chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình chế tạosản phẩm song để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục cần phải tổchức bộ máy quản lý và phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp như: tiền lương quản lý, văn phòng, bưu điện…

Cách phân loại này cho thấy rõ tác dụng của từng loại chi phí để từ đóđặt ra phương hướng phấn đấu hạ thấp chi phí riêng đối với từng loại.

+ Chi phí tiêu thụ sản phẩm

Trong sản xuất hàng hoá với cơ chế thị trường việc tiêu thụ sản phẩmđối với doanh nghiệp là hết sức quan trọng Khối lưỡng hàng hoá tiêu thụlàmột trong nhiều nhân tố ảnh hưởng có tính quyết định đến quy mô sản xuấtcủa một doanh nghiệp Để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thịtrường tiêu thụ doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí cần thiết gồm:

Trang 13

- Chi phí trực tiếp cho việc tiêu thụ sản phẩm: đây là những chi phí liênquan trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm phát sinh trong quá trình chuyển sảnphẩm từ người sản xuất đến người mua như: chi phí đóng gói, vận chuyển,bốc dỡ, bảo quản…

- Chi phí gián tiếp: là những chi phí chẳng có liên quan đến việc mởrộng thị trường như: chi phí tiếp thị, chi phí điều tra, quảng cáo, bảo hành sảnphẩm…

+ Một số điểm cần lưu ý về quản lý chi phí

- Đối với các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của hoạt động kinh doanh,hoạt động tài chính, hoạt động bất thường thuộc đối tượng chịu thuế giá trị giatăng nên:

+ Xác định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì chiphí không bao gồm tiền thuế GTGT đầu vào.

+ Xác định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp thì chiphí bao gồm cả tiền thuế GTGT đầu vào.

Trường hợp doanh nghiệp đồng thời có 2 loại kinh doanh hàng hoá,dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì phải hạch toán riêngthuế GTGT đầu vào, chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định nói trên Nếukhông hạch toán riêng được thì hạch toán chung toàn bộ thuế GTGT đầu vàovà phân bổ GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định hiệnhành Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí sảnxuất kinh doanh.

* Kết cấu chi phí

+ Khái niệm: Kết cấu chi phí là tỷ trọng các yếu tố chi phí trong tổng số

chi phí sản xuất kinh doanh tại một thời điểm nhất định.

+ Ý nghĩa của việc nghiên cứu kết cấu chi phí

Giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất có kết cấu sảnxuất kinh doanh không giống nhau Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấuchi phí như: đặc điểm sản xuất, trình độ kỹ thuật, loại hình, quy mô…

Trang 14

Việc nghiên cứu kết cấu chi phí sản xuất - kinh doanh có ý nghĩa rấtlớn:

- Cho biết tỷ trọng của các chi phí về nhân công và chi phí vật chấtchiếm trong tổng số chi phí từ đó thấy được đặc điểm sản xuất của từng ngànhsản xuất, đồng thời phản ánh trình độ phát triển kỹ thuật của từng ngành.

- Là tiền đề kiểm tra giá thành sản phẩm và xác định cụ thể cho việcphấn đấu hạ giá thành sản phẩm.

2 Giá thành

a) Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ

chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sảnphẩm nhất định.

b) Phân loại

Để đáp ứng nhu cầu quản lý hạch toán và kế toán hoá giá thành cũngnhư yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiềugóc độ, nhiều phạm vi khác nhau Vì vậy giá thành được phân loại theo nhiềucách khác nhau:

- Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành: Giá trị khấu hao (GTKH)

 Giá trị định mức (GTĐM) Giá trị tiêu thụ (GTTT)

- Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí: Giá trị sản xuất

Trang 15

Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí.Xác định được các nguyên nhân vượt, hụt định mức chi phí trong kỳ kế toán.Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.

+ Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả chi phí phát sinh liênquan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.

+ Giá thành tiêu thụ: là những chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phíphát sinh liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng.

+ Giá thành tiêu thụ: là những chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chiphí phát sinh liên quan đến sản xuất tiêu thụ sản phẩm:

Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ) được tính theo công thức: = + +

Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh(lãi, lỗ) của từng mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh.

c) Đặc điểm

+ Giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp là biểu hiện chi phí cá biệtcủa doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Cùng một loại sản phẩmcó thể có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất nhưng do trình độ quản lý khácnhau nên giá thành sản phẩm cũng khác nhau.

+ Trong phạm vi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể phân biệt giữa giáthành sản phẩm và giá thành toàn bộ các sản phẩm dịch vụ đã tiêu thụ.

d) Vai trò của giá thành trong công tác quản lý các hoạt động kinh doanh

+ Giá thành là thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làcăn cứ để xác định hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Giá thành là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tìnhhình lao động xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức.

+ Giá thành là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính xácgiá cả đối với từng loại sản phẩm.

e) Phương pháp tính giá thành

+ Phương pháp trực tiếp: Giá thành đơn vị sản phẩm được tính bằngcách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất sản phẩm cộng (+) hoặc trừ (-) số

Trang 16

chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho sốlượng sản phẩm.

+ Phương pháp hệ số: Dựa vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sảnphẩm về sản phẩm gốc rồi dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành cácloại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từngloại sản phẩm.

=

=+- + Đối với khoản mục độc lập (khoản mục trực tiếp)

- Chi phí NVL trực tiếp = Định mức tiêu hao x Đơn giá kế hoạch- Chi phí nhân công trực tiếp

+ Đối với khoản mục tổng hợp (khoản mục gián tiếp)- Chi phí sản xuất chung

- Chi phí bán hàng

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trước hết phải lập dự toán chung sau đó lựa chọn tiêu chuẩn thích hợpđể phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm.

- Ngoài ra còn một số phương pháp tính giá thành khác như:+ Tổng cộng chi phí

+ Loại trừ giá trị sản phẩm phụ+ Tỷ lệ chi phí

3 Lập kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm trong doanh nghiệp

Để quản lý giá thành mỗi doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch giá thành.Nhiệm vụ chủ yếu của xây dựng kế hoạch giá thành là phát hiện và khai thácmọi khả năng tiềm tàng để giảm bớt chi phí sản xuất tiêu thụ sản phẩm.

Trang 17

- Một trong những nội dung quan trọng của việc quản lý chi phí kinhdoanh là phải lập được kế hoạch chi phí hàng năm của doanh nghiệp.

- Xây dựng giá thành kế hoạch theo khoản mục trước hết phải xây dựnggiá thành đơn vị sản phẩm.

II TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 134.

1- Tình hình quản lý chi phí của doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134 là một DN xâydựng và mặt hàng chủ yếu của công ty là các sản phẩm mang tính đặc trưngriêng của ngành xây dựng trong quả trình sản xuất kinh doanh, công ty các chiphí phát sinh chủ yếu là các chi phí sản xuất sản phẩm( NVL, NC….) Sau đólà các chi phí để quản lý phân xưởng quản lý DN, ngoài ra trong một sốtrường hợp đặc biệt DN có tổ chức hoá một số sản phẩm xây dựng hay máymóc trang thiết bị xây dựng, NVL xây dựng mà công ty không dùng tới thì sẽphát sinh ra chi phí cho bộ phận bán hàng Nói chung, chi phí sản xuất sảnphẩm và chi phí QLDN mang tính chất liên tục gắn liền với gia đình sản xuấtkinh doanh của công ty, chi phí bán hàng mang tính chất bất thường nhưngtrong trường hợp phát sinh chi phí bán hàng thì chi phí đó vẫn được phân bổvào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty

- Chi phí sản xuất sản phẩm- Chi phí bán hàng

B Tổng chi phí109 357 611 84410082.845 215 94100I Chi phí sản xuất SP96 983 749 1819680.148.633.80897,161 Chi phí NVL62 565 900 28361,961.303.737.44764,65

Trang 18

2.Công cụ lao động134.891.5520m0548.664.9300,063 Chi phí nhân công20 553 443 05320,3519.881.987.13120,984.Chi phí KHTSCĐ4.811 5728014,761.796.774.3091,895.Chi phí DVmua ngoài5.835 923 8645,776.347.879.0456,756.Chi phí bằng tiềnkhác 3 081 927 628 3,08 2.765.981.986 6,75

III Chi phí QLDN 3 170 417 590 3,1 2.696.581.986 2,82Qua bảng ta thấy tổng doanh thu 2006 giảm so với 2004l36.879078170(đồng) tỷ lệ giảm 5,9% Tuy nhiên tổng chi phí sản xuất kinhdoanh toàn công ty năm 2006 giảm so với 2004 là 6.237.396.050(đồng) Tỷ lệgiảm 6,2% lớn hơn tỷ lệ giảm của tổng doanh thu do vậy có thể kết luận tạmthời hoạt động kinh doanh của công ty năm 2006 là có lợi nhuận và tỷ xuất lợinhuận( trên tổng doanh thu) tăng hơn so với 2005 là (2,22-1,92-=0,39%) Nhưvậy nhìn chung công ty đã có những tiến triển trong quá trình phấn đấu nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

* Chi phí nguyên liệu vật liệu

Chi phí nguyên liệu vật liệu trong chi phí sản phẩm bao gồm: Chi phíNVL phụ nhiên liệu… được sử dụng trực tiếp trong toàn bộ quy trình xâydựng sản phẩm( chiềm 70% tổng giá thành sản phẩm)

Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lần trong chi phí sản xuất kinh doanh vìsản phẩm của công ty là các công trình xây dựng, có khối lượng lớn cho nênNVL rất phong phú và nhiều chủng loại.

+ NVL chính: Đây là NVL quan trọng nhất cầu thành lên hình thái vậtchất của sản phẩm: xi măng, gạch ngói, sơn vôi, sắt thép,( lớn, nhỏ) khungthép, dây điện….rất phong phú về cung cách và chủng loại chiếm khoảng80% tổng chi phí NVL

+ NVL phụ: Những vật liệu này kết hợp với NVL chính là để hoànthiện sản phẩm và đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động bình thường: Cộtpha,xà gồ, lưới bạt… chiếm khoảng 5% tổng chi phí NVL

+Nhiên liệu: Với quy mô sản xuất sản phẩm lớn nên công ty có nhu cầurất lớn về năng lượng phục vụ sản xuất, với tính chất của SP xây dựng riêng

Ngày đăng: 29/11/2012, 16:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua bảng số liệu ta nhận thấy, trong kỳ phân tích doanh nghiệp đã tiết kiệm được (-3,621) triệu đồng của quỹ lương công nhân xây lắp trực tiếp - Công tác quản lý và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP ĐT và XD công trình 134
ua bảng số liệu ta nhận thấy, trong kỳ phân tích doanh nghiệp đã tiết kiệm được (-3,621) triệu đồng của quỹ lương công nhân xây lắp trực tiếp (Trang 23)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w