Covid19 là đại dịch toàn cầu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang nhằm mô tả tác động của dịch Covid19 đến sinh viên (SV) Trường Đại học Y khoa Vinh. Có 401 SV đại học hệ chính quy từ năm 3 đến năm 6 tham gia nghiên cứu thuộc các ngành: bác sỹ đa khoa, bác sỹ YHDP, cử nhân điều dưỡng, cử nhân xét nghiệm, cử nhân YTCC. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 75.3% SV phản hồi dịch Covid19 có ảnh hưởng đến đời sống SV; cụ thể 49.4% SV có bị ảnh hưởng đến tinh thần; 40.1% SV bị ảnh hưởng kinh tế; 45,1% có bị ảnh hưởng đến học tập lý thuyết và 36.0% bị ảnh hưởng đến việc thực hành lâm sàng tại các bệnh viện. Trong quá trình học tập tỷ lệ sinh viên nhận được sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần ở mức độ cao và rất cao của nhà trường, bệnh viện, gia đình và cộng đồng để phòng chống dịch lần lượt là 11,4%, 9,2%, 29,9% và 32,9%. Có 55,4% sinh viên chấp nhận việc học tại trường và bệnh viện dù có thể bị nhiễm Covid19.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh tuân thủ các tiêu chuẩn sau.
Trong năm học 2020-2021, sinh viên hệ chính quy từ năm 3 đến năm 6 tại trường Đại học Y khoa Vinh đang theo học các ngành đại học như bác sỹ đa khoa, bác sỹ y học dự phòng, cử nhân điều dưỡng, cử nhân xét nghiệm và cử nhân y tế công cộng.
Sinh viên có đi lâm sàng tại các bệnh viện.
Sinh viên đang sử dụng mạng xã hội: email, facebook, zalo, messenger,…
Sinh viên không đồng ý hoặc không hợp tác trong quá trình tham gia phỏng vấn, nghiên cứu Sinh viên đau ốm không thể tham phỏng vấn nghiên cứu.
Sinh viên không phản hồi phiếu phỏng vấn.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2021 tại trường Đại học Y khoa Vinh.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: n=
Trong đó: n: là số sinh viên cần cho nghiên cứu. p: = 0.5. d: sai số tối đa cho phép = 0.05. α: Chọn mức ý nghĩa thống kê 95% có α = 0,05.
Z 1−∝/2 2 : Giá trị thu được bằng cách tra bảng Z, có α = 0.05; Z = 1,96.
Cỡ mẫu tối thiểu được tính là: 384.
Tổng số có 401 sinh viên tham gia nghiên cứu
Chọn mẫu thuận tiện thông qua hệ thống quản lý lớp sinh viên của Đoàn thanh niên và danh sách bạn bè tại trường Đại học Y khoa Vinh của người nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu
Bộ câu hỏi được phát triển từ nghiên cứu “Tác động của Covid-19 đối với cuộc sống và công việc của nhân viên Y tế trong thời gian giãn cách xã hội tại Việt Nam” của Lê Thị Thanh Xuân, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội, năm 2020 Công cụ khảo sát được thiết kế trên nền tảng Google Form, với các câu hỏi được định dạng bắt buộc, nhằm đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của thông tin thu thập được.
Link bộ câu hỏi được gửi cho toàn bộ các đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia phát vấn.
Thời gian thu thập số liệu: từ 01/03/2021 đến 06/04/2021.
Sơ đồ thu thập số liệu:
Xử lý số liệu và trình bày kết quả
Các số liệu được nhập máy, làm sạch, sau đó được xử lý bằng các phần mềm Microsoft Excel và SPSS 22.0.
Kết quả nghiên cứu được trình bày theo dạng các bảng tần số, tỷ lệ phần trăm và các biểu đồ.
Liên hệ BCH đoàn Trường ĐHYKV
( Đề xuất thực hiện NC)
Gửi link bộ câu hỏi đến các đối tượng được lựa chọn thuộc trường ĐHYKV thông qua bạn bè của ĐTV
Gửi link Bộ câu hỏi đến các lớp được lựa chọn thuộc trường Đại học Y khoa Vinh thông qua lớp trưởng
Thu nhận kết quả phản hồi
Biến số nghiên cứu
Bảng 2.1: Bảng biến số nghiên cứu
(Tất cả các biến số đều thu thập bằng phương pháp phát vấn online)
Tên biến Định nghĩa biến Tiêu chuẩn đánh giá
1 Tuổi Số tuổi của đối tượng Số năm từ lúc sinh đến năm 2021
2 Giới tính Giới tính của đối tượng
Dựa theo hộ khẩu của đối tượng
3 Quê quán Quê quán của đối tượng
Dựa theo hộ khẩu của đối tượng
4 Dân tộc Dân tộc của đối tượng
Dựa theo hộ khẩu của đối tượng
5 Tôn giáo Tôn giáo của đối tượng
Dựa theo hộ khẩu của đối tượng
6 Nơi ở hiện tại Nơi đối tượng đang sống và học tập
Nơi đối tượng đang sống và học tập
7 Người ở cùng hiện tại Người ở cùng đối tượng hiện tại
8 Năm học hiện tại Số năm mà đối tượng đã học tại trường Đại học Y khoa Vinh
Số năm mà đối tượng đã học tại trường
9 Ngành học hiện tại Chuyên ngành đang theo học
Chuyên ngành đang theo học
10 Kết quả học tập học kỳ gần nhất
Tổng điểm kết quả của học kỳ gần nhất của đối tượng
Bảng điểm của đối tượng
11 Dịch Covid-19 có ảnh hưởng đến đời sống sinh viên của đối tượng
Tự đánh giá 1.Có ảnh hưởng
B Tác động đến học tập
Mức độ tác động của Covid-19 đến việc học của sinh viên
Thang điểm đánh giá Likert
Covid-19 đến kết quả học tập
Mức độ tác động của dịch Covid-19 đến kết quả học tập
Thang điểm đánh giá Likert
14 Tác động đến thời gian học tập
Mức độ tác động đến thời gian học tập
Thang điểm đánh giá Likert
15 Thay đổi phương pháp học tập do dịch Covid-19
Mức độ thay đổi phương pháp học tập do dịch Covid-19
Thang điểm đánh giá Likert
16 Khó khăn tiếp cận tài liệu học tập do dịch Covid-19
Mức độ khó khăn tiếp cận tài liệu học tập do dịch Covid-19
Thang điểm đánh giá Likert
17 Quên kiến thức lý thuyết,
LS do tác động của dịch
Mức độ quên kiến thức lý thuyết, LS do tác động của dịch Covid-19
Thang điểm đánh giá Likert
C Tác động đến tinh thần
18 Cảm giác an toàn khi dịch Covid-19 xảy ra
Mức độ an toàn của SV khi dịch Covid-19 xảy ra
Thang điểm đánh giá Likert
19 Cảm giác thoải mái về học tập khi dịch Covid-
Mức độ thoải mái về học tập khi dịch Covid-19 xảy ra
Thang điểm đánh giá Likert
20 Cảm giác sợ hãi khi nhắc đến Covid-19
Mức độ sợ hãi khi nhắc đến Covid-19
Thang điểm đánh giá Likert
21 Cảm giác trằn trọc, mất ngủ vì dịch Covid-19
Mức độ trằn trọc, mất ngủ vì dịch Covid-19
Thang điểm đánh giá Likert
22 Cảm giác căng thẳng khi nghe về thông tin về dịch
Mức độ căng thẳng khi nghe về thông tin về dịch Covid-19
Thang điểm đánh giá Likert
23 Cảm giác hoảng hốt giật mình vì sự lây lan của dịch Covid-19
Mức độ hoảng hốt giật mình vì sự lây lan của dịch Covid-19
Thang điểm đánh giá Likert
24 Cảm giác lo sợ nhiễm
Covid-19 khi đi học tại
Mức độ lo sợ nhiễm Covid-19 khi đi học tại
Thứ bậc trường hay thực hành LS tại BV trường hay thực hành LS tại BV
25 Đã đi thực hành LS tại các khoa có BN nghi nhiễm Covid-19 Đối tượng đã đi thực hành LS tại các khoa có
26 Cảm giác an toàn khi thực hành LS tại các khoa truyền nhiễm
Mức độ an toàn khi thực hành LS tại các khoa truyền nhiễm
Thang điểm đánh giá Likert
27 Cảm giác lo lắng vì trong khoa có ca nghi nhiễm
Mức độ lo lắng vì trong khoa có ca nghi nhiễm Covid-19
Thang điểm đánh giá Likert
E Tác động đến kinh tế sinh viên
28 Ảnh hưởng của Covid-19 đến việc làm thêm của đối tượng
Mức độ ảnh hưởng của Covid-19 đến việc làm thêm của đối tượng
Thang điểm đánh giá Likert
29 Ảnh hưởng của Covid-19 đến thu nhập làm thêm của đối tượng
Mức độ ảnh hưởng của Covid-19 đến thu nhập làm thêm của đối tượng
Thang điểm đánh giá Likert
30 Ảnh hưởng của Covid-19 đến hỗ trợ tài chính từ gia đình dành cho đối tượng
Mức độ ảnh hưởng của Covid-19 đến hỗ trợ tài chính từ gia đình dành cho đối tượng
Thang điểm đánh giá Likert
31 Áp lực, lo lắng về kinh tế của đối tượng trong đại dịch Covid -19
Mức độ áp lực, lo lắng về kinh tế của đối tượng trong đại dịch Covid -19
Thang điểm đánh giá Likert
32 Kinh tế của đối tượng để trang bị các dụng cụ bảo hộ (khẩu trang y tế, nước sát khuẩn tay…)
Khả năng trang bị các dụng cụ bảo hộ (khẩu trang y tế, nước sát khuẩn tay…)
Thang điểm đánh giá Likert
F Yếu tố nguy cơ lây nhiễm tại trường học và bệnh viện
33 Khả năng tiếp xúc với
Covid-19 của đối tượng tại trường học
Khả năng tiếp xúc với Covid-19 của đối tượng tại trường học
Thang điểm đánh giá Likert
34 Nguy cơ lây nhiễm từ thầy cô và bạn bè
Mức độ nguy cơ lây nhiễm từ thầy cô và bạn bè
Thang điểm đánh giá Likert
Mức độ nguy cơ lây nhiễm Covid-19 môi trường BV
Thang điểm đánh giá Likert
36 Nguy cơ lây nhiễm từ nhân viên y tế
Mức độ nguy cơ lây nhiễm từ nhân viên y tế
Thang điểm đánh giá Likert
37 Cảm giác của đối tượng liên quan đến chăm sóc
Mức độ cảm giác đến chăm sóc BN nhiễm hoặc nghi Covid-19
Thang điểm đánh giá Likert
38 Chấp nhận việc học tại trường và BV dù có thể bị nhiễm Covid-19
Khả năng chấp nhận việc học tại trường và BV dù có thể bị nhiễm Covid-19
G Sự hỗ trợ tới sinh viên
39 Hỗ trợ vật chất và tinh thần phòng chống dịch tại trường học
Mức độ hỗ trợ vật chất và tinh thần phòng chống dịch tại trường học
Thang điểm đánh giá Likert
40 Hỗ trợ vật chất và tinh thần của BV về phòng chống dịch Covid-19
Mức độ hỗ trợ vật chất và tinh thần của BV về phòng chống dịch Covid- 19
Thang điểm đánh giá Likert
41 Hỗ trợ của gia đình về phòng chống dịch của đối tượng
Mức độ hỗ trợ của gia đình về phòng chống dịch của đối tượng
Thang điểm đánh giá Likert
42 Cổ vũ của những người xung quanh, truyền thông và xã hội đến SV ngành
Mức độ cổ vũ của những người xung quanh, truyền thông,xã hội đến
Thang điểm đánh giá Likert
Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số
2.7.1 Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ tập trung vào sinh viên từ năm 3 đến năm 6, do đó chưa thể hiện đầy đủ và toàn diện tác động của Covid-19 đối với sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh.
Do nguồn lực hạn chế nên không tiến hành nghiên cứu được tất cả các yếu tố tác động đến sinh viên do dịch bệnh Covid -19.
Sai số nhớ lại: do đối tượng nghiên cứu không nhớ chính xác các thông tin.
Sai số trong nghiên cứu có thể phát sinh từ việc đối tượng tự điền vào phiếu câu hỏi, dẫn đến sự ảnh hưởng của yếu tố chủ quan hoặc tâm lý của người tham gia.
Sai số thông tin: do quá trình nhập và xử lý số liệu.
2.7.3 Biện pháp khắc phục sai số
Xây dựng bộ câu hỏi đầy đủ, thiết kế dễ hiểu, dễ nhìn, rõ ràng, phù hợp, sát với mục tiêu nghiên cứu.
Bộ câu hỏi được xây dựng và thử nghiệm, chỉnh sửa tránh gây nhầm lẫn cho đối tượng nghiên cứu.
Kiểm tra chính xác các số liệu sau khi thu thập và xử lý.
Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của Ban giám hiệu và phòng Đào tạo trường Đại học Y khoa Vinh, cùng với sự giám sát của Hội đồng nghiên cứu khoa học nhà trường Trước khi tham gia, tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được cung cấp thông tin rõ ràng về mục tiêu và nội dung nghiên cứu, và họ sẽ được thông báo rằng việc tham gia là hoàn toàn tự nguyện Tất cả thông tin thu thập từ các đối tượng chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, đảm bảo tính bảo mật và không phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n@1)
STT Đặc điểm Phân loại Tần suất Tỷ lệ (%)
3 Dân tộc Kinh 373 93 Ít người 28 7
7 Hiện ở cùng ai Một mình 139 34,7
Vợ/ chồng 7 1,7 Ở cùng bố mẹ 47 11,7
8 Sinh viên năm thứ Ba 127 31,7
9 Ngành học Bác sỹ đa khoa 160 39,9
10 Kết quả học tập kỳ vừa rồi
Nghiên cứu cho thấy sinh viên tham gia có độ tuổi từ 20 đến 32, với 93% trong độ tuổi 20-24 và 17% trên 25 tuổi Tỷ lệ sinh viên nữ chiếm 66,7%, gấp đôi so với sinh viên nam (33,3%) Đặc biệt, 93% sinh viên thuộc dân tộc Kinh và 80,5% không theo tôn giáo nào.
Tỷ lệ sinh viên sống ở thành phố (40,9%) và nông thôn (44,1%) gần như tương đương, trong khi sinh viên sống ở miền núi chỉ chiếm 15% Phần lớn sinh viên chọn hình thức sống ở trọ (56,4%) và ký túc xá (28,4%) Có 51,9% sinh viên sống cùng bạn bè, 34,7% sống một mình, và phần còn lại sống với bố mẹ hoặc vợ, chồng Đối tượng nghiên cứu là sinh viên từ năm ba đến năm sáu, chủ yếu thuộc các ngành Bác sĩ đa khoa (39,9%), Bác sĩ YHDP (19,2%), Công nghệ Điều dưỡng (25,2%), Công nghệ Xét nghiệm (12,9%) và Công nghệ Y tế công cộng (2,7%).
Kết quả học tập của sinh viên kỳ vừa rồi Khá chiếm tỉ lệ lớn nhất 66%, giỏi (18%), xuất sắc (4%), trung bình (11%).
Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng
Biểu đồ 3.1: Tự đánh giá tác động chung của dịch Covid-19 đến sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh
75,3% sinh viên phản hồi dịch Covid-19 có ảnh hưởng đến đời sống của họ, còn lại 24.7% không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Bảng 3.2: Tác động của dịch Covid-19 đến sinh viên các năm học (n@1) Đặc điểm
Dịch Covid-19 tác động đến bản thân Tổng
Năm học Ba Tần số 98 29 127
Tỷ lệ sinh viên các năm bị tác động bởi dịch Covid-19: ba (32,5%), bốn(43,0%), năm (10,6%), sáu (13,9%).
Mô tả tác động của dịch bệnh Covid-19 lên đời sống tinh thần, kinh tế và sự hỗ trợ đối với sinh viên
và sự hỗ trợ đối với sinh viên.
3.2.1 Mô tả tác động của dịch Covid-19 đến đời sống tinh thần sinh viên
Bảng 3.3: Tác động của dịch Covid-19 đến tinh thần sinh viên (n@1)
STT Đặc điểm Phân loại Tần suất Tỷ lệ
1 Cảm giác an toàn khi dịch Covid-19 xảy ra
2 Mức độ thoải mái học tập trong thời gian dịch bệnh Covid-19 xảy ra
3 Mức độ sợ hãi khi nhắc đến dịch Covid-
4 Mức độ trằn trọc, mất ngủ vì dịch Covid-19
5 Mức độ căng thẳng khi nghe thông tin về dịch Covid-19
6 Mức độ hoảng hốt vì sự lây lan của dịch
7 Mức độ lo sợ nhiễm
Covid-19 khi đi học tại trường và khi đi LS tại các cơ sở thực hành
8 Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến tinh thần chung của sinh viên
Có ảnh hưởng (> 21-35 điểm) 198 49,4 100 Ít ảnh hưởng
Trong bối cảnh dịch Covid-19, 36,9% sinh viên cảm thấy an toàn rất ít hoặc không an toàn khi tham gia học tập; 40,9% sinh viên trải qua cảm giác sợ hãi; 33% cảm thấy căng thẳng khi tiếp nhận thông tin về dịch bệnh; 49,2% hoảng hốt trước sự lây lan của virus; và 46,1% lo sợ khi đến trường và thực hành tại các bệnh viện Mặc dù vậy, 57,6% sinh viên vẫn cảm thấy thoải mái hoặc bình thường trong quá trình học tập trong thời gian dịch bệnh.
Theo thang điểm đánh giá Likert, 49,4% sinh viên tham gia nghiên cứu cho rằng dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tinh thần chung của họ, trong khi 50,6% sinh viên cảm thấy không bị ảnh hưởng.
3.2.2 Mô tả ảnh hưởng của Covid-19 đến kinh tế sinh viên
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của Covid-19 đến việc làm thêm (n(5)
STT Đặc điểm Phân loại Tần suất
1 Sinh viên đi làm thêm Có 285 71,0 100
19 đến việc làm thêm của sinh viên
3 Ảnh hưởng đến thu nhập làm thêm khi dịch
Trong số 285 sinh viên làm thêm, tỷ lệ đạt 71,0% Cụ thể, 42,2% sinh viên cho rằng dịch Covid-19 không ảnh hưởng đến công việc của họ, trong khi 37,9% cảm thấy bị ảnh hưởng xấu hoặc rất xấu Đáng chú ý, có 29% sinh viên không tham gia làm thêm Về thu nhập, 27,7% sinh viên cho biết dịch bệnh ảnh hưởng xấu hoặc rất xấu đến thu nhập của họ, 11,9% cảm thấy ảnh hưởng tốt hoặc rất tốt, và 60,3% không thấy bị ảnh hưởng.
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của Covid-19 đến kinh tế sinh viên (n@1)
STT Đặc điểm Phân loại Tần suất
1 Ảnh hưởng của việc hỗ trợ tài chính từ gia đình từ khi dịch xảy ra
2 Mức độ áp lực, lo lắng về kinh tế của mình trong đại dịch Covid-
3 Kinh tế của sinh viên để trang bị các dụng cụ bảo hộ (khẩu trang y tế, nước rửa tay…)
4 Tác động của dịch bệnh
Covid-19 đến kinh tế chung của sinh viên
52,9% sinh viên cảm thấy áp lực, lo lắng về kinh tế trong đại dịch; 47,1% sinh viên cảm thấy rất ít, ít lo lắng hoặc bình thường.
Theo khảo sát, có 18% sinh viên không đủ khả năng tài chính để mua sắm dụng cụ bảo hộ, trong khi 47,4% sinh viên ở mức bình thường về tài chính Bên cạnh đó, 30,2% sinh viên có đủ kinh tế để trang bị dụng cụ bảo hộ, và 4,5% sinh viên có điều kiện dư dả hơn.
Tổng hợp theo thang điểm đánh giá có 40,1% sinh viên phản hồi bị ảnh hưởng kinh tế chung bởi dịch Covid-19; 59,9% không ảnh hưởng.
Bảng 3.6: So sánh tác động của dịch Covid-19 giữa các nhóm sinh viên đi làm thêm Đặc điểm Dịch Covid-19 tác động đến bản thân Tổng
Có Không Đi làm thêm
76.8% sinh viên đi làm thêm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và 71.5% sinh viên không đi làm thêm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
3.2.3 Mô tả sự hỗ trợ tới sinh viên khi xảy ra dịch
Bảng 3.7: Sự hỗ trợ tới sinh viên khi xảy ra dịch (n@1)
1 Sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của nhà trường để phòng chống dịch Covid-19 tại trường học
2 Sự hỗ trợ của bệnh viện về vật chất và tinh thần để phòng chống dịch Covid-19
3 Sự hỗ trợ của gia đình để phòng chống dịch Covid-19
4 Sự cổ vũ từ những người xung quanh, truyền thông và xã hội khi là sinh viên ngành Y
Khoảng 11,5% sinh viên nhận được sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần từ nhà trường ở mức độ cao hoặc rất cao trong công tác phòng chống dịch Covid-19 Trong khi đó, 35,9% sinh viên cho biết họ nhận được sự hỗ trợ ở mức rất thấp hoặc thấp, và 52,6% cảm thấy mức độ hỗ trợ là bình thường.
Theo khảo sát, chỉ có 9,2% sinh viên nhận được sự hỗ trợ vật chất và tinh thần từ bệnh viện ở mức độ cao hoặc rất cao trong công tác phòng chống dịch Covid-19 Trong khi đó, 33,9% sinh viên cho biết họ nhận được sự hỗ trợ ở mức rất thấp hoặc thấp, và 56,9% cảm thấy mức độ hỗ trợ là bình thường.
Gần 30% sinh viên nhận được sự hỗ trợ vật chất và tinh thần từ gia đình ở mức độ cao hoặc rất cao trong việc phòng chống dịch Covid-19 Trong khi đó, 14,2% sinh viên chỉ nhận được sự hỗ trợ ở mức rất thấp hoặc thấp, và 55,9% cho biết mức độ hỗ trợ từ gia đình là bình thường.
Gần một phần ba (32,9%) sinh viên ngành Y nhận được sự cổ vũ mạnh mẽ từ gia đình, bạn bè và xã hội, trong khi 51,1% cảm thấy mức độ hỗ trợ ở mức bình thường Tuy nhiên, có tới 16,0% sinh viên cho biết họ chỉ nhận được sự hỗ trợ rất thấp hoặc thấp.
Mô tả tác động của dịch bệnh Covid-19 lên quá trình học tập tại trường, thực tập lâm sàng tại các bệnh viện và nguy cơ lây nhiễm đối với sinh viên 40 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
3.3.1 Mô tả tác động của dịch bệnh Covid-19 đến quá trình học tập tại trường
Bảng 3.8: Tự đánh giá của sinh viên về tác động của dịch bệnh Covid-19 đến học tập (n@1)
Nội dung Phân loại Tần suất Tỷ lệ
1 Mức độ tác động của dịch
Covid-19 đến sao nhãng việc học
2 Dịch Covid-19 khiến kết quả học tập giảm sút
3 Mức độ tác động đến thời gian học tập
4 Mức độ tác động của dịch
Covid-19 đến phương pháp học tập
5 Mức độ khó khăn trong tiếp cận tài liệu học tập do dịch
6 Mức độ quên kiến thức lý thuyết, thực
7 Tác động của dịch bệnh Covid-
Theo khảo sát, 28,9% sinh viên tự đánh giá rằng dịch Covid-19 đã làm sao nhãng việc học của họ ở mức độ nhiều và rất nhiều Đồng thời, 19,7% cho rằng kết quả học tập của họ đã giảm sút ở mức độ tương tự Tỷ lệ sinh viên bị ảnh hưởng nhiều đến thời gian học tập là 40,4%, trong khi 44,1% cho biết phương pháp học tập của họ cũng bị tác động Đặc biệt, 33,1% sinh viên báo cáo rằng họ quên kiến thức lý thuyết thực hành ở mức độ nhiều hoặc rất nhiều do ảnh hưởng của dịch bệnh, trong khi phần còn lại chỉ bị tác động ở mức độ ít hoặc rất ít.
Theo thang điểm đánh giá Likert, 45,1% sinh viên cho rằng dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc học tập của họ, trong khi 54,9% sinh viên không cảm thấy bị ảnh hưởng.
3.3.2 Mô tả về ảnh hưởng của Covid-19 khi đi lâm sàng tại các bệnh viện
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của Covid-19 đối với sinh viên khi thực hành lâm sàng tại các bệnh viện (n3)
STT Đặc điểm Phân loại Tần suất
1 Đã thực hành LS tại các khoa có BN nghi nhiễm Covid-19
2 Mức độ an toàn khi đi LS tại các khoa truyền nhiễm
3 Mức độ lo lắng vì khả năng trong khoa có ca nhiễm
4 Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến việc thực hành LS chung của sinh viên
Theo khảo sát, 38,2% sinh viên đã thực hành lâm sàng tại các khoa có bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 Trong số đó, 38,2% sinh viên cảm thấy rất ít an toàn khi thực hiện lâm sàng tại các khoa truyền nhiễm Hơn nữa, 51,1% sinh viên lo lắng về khả năng xuất hiện ca nhiễm trong khoa ở mức độ rất nhiều hoặc nhiều Phần còn lại chỉ bị tác động ở mức độ ít, rất ít hoặc không bị tác động.
Theo thang điểm đánh giá Likert, 36,0% sinh viên cho biết dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc thực hành lâm sàng chung tại các bệnh viện, trong khi 64,0% sinh viên phản hồi rằng không có ảnh hưởng.
3.3.3 Mô tả các yếu tố nguy cơ lây nhiễm tại trường học và bệnh viện
Bảng 3.10: Yếu tố nguy cơ lây nhiễm tại trường học và bệnh viện (n@1)
T Đặc điểm Phân loại Tần suất
1 Khả năng tiếp xúc với người bị mắc Covid-19 tại trường
19 từ thầy cô, bạn bè
Covid-19 từ môi trường bệnh viện
4 Nguy cơ lây nhiễm từ Rất thấp 23 5,7 59,8 nhân viên y tế Thấp 48 12,0
5 Bạn có cảm thấy muốn chăm sóc BN nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-
6 Chấp nhận việc học tại trường và bệnh viện dù có thể bị nhiễm Covid-
Theo khảo sát, 21,0% sinh viên đánh giá khả năng tiếp xúc với người mắc Covid-19 tại trường là cao hoặc rất cao, trong khi 79% cho rằng khả năng tiếp xúc là thấp, rất thấp hoặc bình thường Ngoài ra, nguy cơ lây nhiễm cao hoặc rất cao từ giáo viên và bạn bè được ghi nhận là 21,2%.
Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong môi trường bệnh viện được sinh viên đánh giá khá nghiêm trọng, với 32,6% cho rằng nguy cơ này ở mức cao hoặc rất cao Ngược lại, 67,4% sinh viên cảm thấy mức độ nguy cơ thấp, rất thấp hoặc bình thường Đặc biệt, 40,2% sinh viên nhận định rằng nguy cơ lây nhiễm từ nhân viên y tế là cao hoặc rất cao.
Theo khảo sát, 17,9% sinh viên bày tỏ mong muốn chăm sóc bệnh nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19, trong khi 22,4% không muốn hoặc rất không muốn làm điều này Đáng chú ý, 59,6% sinh viên có phản hồi trung lập về vấn đề chăm sóc bệnh nhân.
44,6% sinh viên lựa chọn không chấp nhận việc học tại trường và bệnh viện dù có thể bị nhiễm Covid-19; 55,4% sinh viên chấp nhận.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN Đại dịch Covid-19 từ khi bùng nổ đến nay đã tác động mạnh mẽ đến mọi khía cạnh của cuộc sống người dân toàn cầu cũng như Việt Nam Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu mô tả tác động của dịch Covid-19 đến tinh thần, kinh tế, học tập, sự hỗ trợ và đánh giá nguy cơ lây nhiễm đối với sinh viên trường Đại hoc Y khoa Vinh trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn biến phức tạp Kết quả nghiên cứu cho thấy 75.3% sinh viên phản hồi dịch Covid-19 có ảnh hưởng đến đời sống của họ Từ đó thấy được mức tác động của dịch Covid-
19 đến đời sống của sinh viên đặc biệt là sinh viên ngành Y và đề xuất các biện pháp hỗ trợ về vật chất tinh thần cho sinh viên.
Thông tin chung về ĐTNC
Sinh viên 401 ĐTNC là những sinh viên hệ chính quy từ năm 3 đến năm 6 tại Đại học Y khoa Vinh trong năm học 2020-2021, bao gồm các ngành bác sỹ đa khoa, bác sỹ YHDP, cử nhân điều dưỡng, cử nhân xét nghiệm và cử nhân YTCC Họ vừa học tập tại trường vừa thực hành lâm sàng tại các bệnh viện, do đó có nguy cơ tiếp xúc với dịch Covid-19 cao hơn so với các nhóm sinh viên khác Việc nghiên cứu đối tượng sinh viên đa dạng về ngành học và năm học sẽ giúp đánh giá chi tiết tác động của Covid-19 đến từng nhóm sinh viên.
Nghiên cứu cho thấy sinh viên tham gia có độ tuổi từ 20 đến 32, với tỷ lệ nữ chiếm 66,7%, gấp đôi nam giới (33,3%) Họ đến từ nhiều vùng miền khác nhau và có nơi ở đa dạng, do đó, khi dịch bệnh xảy ra, việc di chuyển của sinh viên bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Kết quả học tập cho thấy phần lớn sinh viên trường Y đạt loại giỏi và khá, phản ánh năng lực và trình độ cao Điều này cho phép sinh viên nắm bắt và cập nhật thông tin về dịch bệnh Covid-19 một cách hiệu quả, đồng thời mô tả rõ ràng tác động của dịch bệnh đến đời sống cá nhân.
4.2 Tác động của dịch bệnh Covid-19 lên đời sống tinh thần, kinh tế và sự hỗ trợ đối với sinh viên
4.2.1 Tác động đến đời sống tinh thần của sinh viên
Tại Nghệ An, không có ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng, cho thấy công tác phòng chống dịch Covid-19 đang được triển khai hiệu quả theo chỉ đạo của Bộ Y tế 40,6% sinh viên cảm thấy an toàn và 57,6% trong số họ cảm thấy thoải mái trong học tập trong thời gian dịch bệnh Nhà trường và các cơ sở thực hành lâm sàng đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ Y tế, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch và các phương án ứng phó kịp thời.
Trên thế giới và tại Việt Nam, số ca nhiễm Covid-19 đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là làn sóng dịch thứ 3 tại Hải Dương với nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng Một nghiên cứu cho thấy 36,9% sinh viên cảm thấy an toàn khi dịch xảy ra, trong khi 40,9% cảm thấy sợ hãi và 33% cảm thấy căng thẳng khi nghe thông tin về dịch Đặc biệt, 21,2% sinh viên mất ngủ vì Covid-19 và 49,2% hoảng hốt trước sự lây lan của dịch Mặc dù đã có vaccine, độ bao phủ vẫn thấp và một số người dân còn chủ quan trong việc phòng chống dịch Khoảng 46,1% sinh viên lo sợ khi đi học và thực hành tại bệnh viện, cao hơn so với 24,9% trong nghiên cứu trước đó Hơn nữa, 49,4% sinh viên cảm thấy Covid-19 ảnh hưởng đến tinh thần, cho thấy dịch bệnh đang tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần, gây ra stress, lo âu và trầm cảm.
4.2.2 Tác động đến kinh tế của sinh viên
Tại trường Đại học Y khoa Vinh, khoảng 71,0% sinh viên tận dụng thời gian rảnh để làm thêm nhằm kiếm thêm thu nhập và phát triển kỹ năng sống Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến việc làm thêm của sinh viên, với 26,9% cho biết ảnh hưởng xấu hoặc rất xấu, và 27,7% ghi nhận thu nhập từ công việc làm thêm bị giảm sút Nguyên nhân chủ yếu là do giãn cách xã hội khiến nhiều cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, làm giảm nhu cầu lao động Tuy nhiên, 14,2% sinh viên vẫn đánh giá ảnh hưởng tích cực từ việc làm thêm, nhờ vào một số công việc như giao hàng, bán hàng online và dịch vụ grab không bị ảnh hưởng nhiều trong thời gian đại dịch.
Dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến sinh viên mà còn tác động đến gia đình họ, với 44,9% sinh viên cho biết tình hình tài chính của họ bị ảnh hưởng xấu hoặc rất xấu Trong bối cảnh hỗ trợ từ gia đình giảm sút, việc làm thêm bị ảnh hưởng và giá cả thị trường tăng cao, có đến 52,9% sinh viên cảm thấy áp lực và lo lắng về tình hình kinh tế Đặc biệt, 18% sinh viên không đủ khả năng tài chính để mua sắm các dụng cụ bảo hộ cần thiết như khẩu trang và kính chắn Tổng thể, 40,1% sinh viên phản ánh rằng họ bị ảnh hưởng kinh tế bởi dịch, trong khi 59,9% cho biết không bị ảnh hưởng.
4.2.3 Tác động đến sự hỗ trợ tới sinh viên trong đại dịch
Sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng đã giúp sinh viên giảm bớt lo âu và áp lực tâm lý trong thời gian dịch bệnh, đồng thời nâng cao hiệu quả học tập và mở ra cơ hội phát triển Khoảng 29,9% đến 32,9% sinh viên nhận được sự động viên mạnh mẽ từ những người xung quanh, điều này đặc biệt quan trọng đối với sinh viên ngành Y trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp Tuy nhiên, tỷ lệ nhận được sự hỗ trợ từ bệnh viện và trường học vẫn còn thấp.
Tác động của dịch bệnh Covid-19 lên quá trình học tập tại trường, thực tập lâm sàng tại các bệnh viện và nguy cơ lây nhiễm đối với sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh
4.3.1 Tác động đến quá trình học tập tại trường của sinh viên Đại dịch Covid-19 dẫn đến nhiều sự thay đổi của nền giáo dục trong và ngoài nước Từ việc học tập, giảng dạy tại trường học bắt buộc phải chuyển sang các hình thức học tập trên ứng dụng công nghệ do giãn cách xã hội Có 40,4% sinh viên bị ảnh hưởng ở mức độ nhiều hoặc rất nhiều đến thời gian học tập và 44,1% ảnh hưởng nhiều hoặc rất nhiều đến phương pháp học tập Việc kéo dài, rút ngắn hay trì hoãn thời gian học tập của sinh viên có thể làm gia tăng áp lực học tập, thay đổi thói quen học tập, cũng như ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của sinh viên sắp tốt nghiệp Việc thay đổi phương pháp học tập sang hình thức mới vừa là cơ hội vừa là thách thức của sinh viên Bên cạnh việc có thể tiếp cận được kiến thức trong thời gian giãn cách; thời gian, địa điểm học tập không bị hạn chế; giảm bớt sự tiếp xúc trong hoàn cảnh dịch bệnh phức tạp; thì sinh viên có thể dành thời gian học thêm các chương trình khác trên nền tảng học trực tuyến và có thể dễ tiếp thu kiến thức hơn nhờ xem lại bài giảng nhiều lần, không bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh
Việc thay đổi phương pháp học tập do dịch Covid-19 đã gây khó khăn cho sinh viên trong việc thích nghi nhanh chóng, dẫn đến việc không thể duy trì học tập thường xuyên Chất lượng đường truyền không ổn định và thiếu sự tương tác giữa sinh viên, giảng viên và nhà trường đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập Cụ thể, có 19,7% sinh viên cho rằng dịch đã làm giảm sút kết quả học tập nhiều hoặc rất nhiều, trong khi 33,2% báo cáo quên kiến thức lý thuyết thực hành ở mức độ tương tự Tổng cộng, 45,1% sinh viên nhận thấy dịch Covid-19 ảnh hưởng đến học tập, trong khi 54,9% cho rằng không có ảnh hưởng.
4.3.2 Tác động đến việc thực hành lâm sàng tại bệnh viện của sinh viên
Ngoài việc học lý thuyết trên giảng đường, sinh viên còn phải thực hành lâm sàng tại bệnh viện, điều này làm tăng nguy cơ tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19.
Theo khảo sát, có 38,2% sinh viên đã thực hành lâm sàng tại các khoa có bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 Trong số đó, 38,2% cảm thấy rất ít an toàn khi làm việc tại khoa truyền nhiễm, 51,2% lo lắng về khả năng có ca nhiễm trong khoa và 32,6% đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ môi trường bệnh viện là cao hoặc rất cao.
Nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng đa dạng, với bệnh nhân đến từ nhiều địa phương và thuộc nhiều đối tượng khác nhau, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện tăng cao Điều này khiến sinh viên lo lắng và sợ hãi khi thực tập, đặc biệt tại khoa truyền nhiễm, nơi họ phải đối mặt với nhiều bệnh lây nhiễm, bao gồm cả Covid-19.
4.3.3 Nguy cơ lây nhiễm tại trường học
Sinh viên và giảng viên tại trường Đại học Y khoa Vinh đến từ nhiều vùng miền trên cả nước, cùng với việc sinh viên thực hành lâm sàng tại các bệnh viện, làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19 Theo khảo sát, có 21,0% sinh viên cho rằng nguy cơ tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 tại trường là cao hoặc rất cao, trong khi 21,2% cảm thấy nguy cơ lây nhiễm từ thầy cô và bạn bè cũng ở mức cao hoặc rất cao.
Việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả đã giúp trường học không có trường hợp nhiễm bệnh Mặc dù nguy cơ lây nhiễm cao, sinh viên trường Y vẫn duy trì thái độ tích cực và không kỳ thị bệnh nhân nhiễm Covid-19 Có 17,9% sinh viên sẵn sàng chăm sóc bệnh nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm, trong khi 22,4% không muốn do cảm thấy không an toàn; 59,6% sinh viên cảm thấy bình thường Để đảm bảo môi trường học tập an toàn và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của sinh viên trong đại dịch, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa sinh viên, gia đình, nhà trường và cộng đồng.