1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Nghi lễ cầu tự ở người Nùng Phàn Slình ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

110 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 23,27 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Nghi lễ cầu tự ở người Nùng Phàn Slình ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên là nêu lên quan niệm về nghi lễ cầu tự và khái quát về người Nùng Phàn Slình ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Trình bày tiến trình nghi lễ cầu tự của người Nùng Phàn Slình tại đây; phân tích biến đổi trong nghi lễ cầu tự của người Nùng Phàn Slình ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Trang 1

BỘ VĂN HĨA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VAN HOA HA NOL ——

Lương Việt Anh

Nghi lễ cầu tự của người Nùng Phàn Slình

ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Trang 2

BO VAN HĨA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH _ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI XE g yk

Lương Việt Anh

Nghỉ lễ cầu tự của người Nùng Phàn Slình

ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Phụ lục Luận Văn

Trang 3

BO VAN HĨA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH _ BQ GIAO DUC VA DAO TAD

‘TRUONG DAL HQC VAN HOA HA NOL ——

Lương Việt Anh

Nghỉ lễ cầu tự của người Nùng Phàn Slình

ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Chuyên ngành: Văn hố học

Mã số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HĨA HỌC

Người hướng dẫn khoa học:TS Nguyễn Thị Ngân

Hà Nội, 2016

Trang 4

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi dưới sự hướng

dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Ngân Những nội dung trình bày trong luận

văn là kết quả nghiên cứu của tơi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được

ai cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, tơi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm

trước nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

'Tác giả luận văn

Trang 5

LOICAM DOAN MỤC LỤC § DANH MỤC CHỮ CAI VIET TAT con remereerten a7 MO DAU 8

Chương 1; QUAN NIEM VE NGHI LE CAU TỰ VÀ KHÁI QUÁT VÈ NGƯỜI

NGƯỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN 16

1.1 Cơ sở lý thuyết và một số khái lệm, quan niệm tín ngưỡng liên quan đến cầu t sẽ se ° 16

1.1.1 Cơ sở lý thuyết về cầu tự 16

1.1.2 Quan niệm liên quan đến nghỉ lễ cầu tự 18 1.1.3 Sự ảnh hưởng của tơn giáo, tín ngưỡng đối với nghỉ lễ cầu tự 25

1.2 Khái quát về người Nùng Phàn Slình ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ` 1.2.1 Lịch sử hình thành tộc người Nùng 25 1.2.2 Địa bàn cư trú và tình hình dân cư 28

1.23 Đời sống văn hĩa của người NùngPhàn Slình ở huyện Võ Nhai,

tỉnh Thái Nguyên 29

Tiểu kết Chương 1 - 36

Chương 2: TIỀN TRÌNH NGHỊ LẺ CẦU TỰ CỦA NGƯỜI NÙNG PHÀN SINH ở

HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN 38

2.1 Quá trình chuẩn bị cho nghỉ lễ cầu tự 40

2.1.1 Xem ngày làm lễ sess soon 40

2.1.2 Chuân bị cho nghĩ lễ cầu tự 40 2.1.3 Lễ đĩn thây Then 7 42 2.2 Tiến trình và diễn biến của nghỉ lễ cầu tự 43

2.2.1 Lễ tập hợp âm binh - 46

2.2.2 Lễ mời tơ tiên (mời tơ tiên cùng các thánh thn) 48 2.2.3 Lễ giải hạn cho người nhà gia chủ 53

2.2.4 Lễ bắc cầu (cầu thiên, cầu địa) 54

2.2.5 Lễ dương sao giải hạn cho gia chủ oss 59

Trang 6

2.2.9 Lễ hứng hoa 74

2.2.10, L8 khao quân và âm bỉnh T6

2.2.11 Lễ tiễn tơ tiên cùng các thánh thị 7 2.2.12 Lễ tiễn thầy và thu âm binh tại nhà thầy Then 80 “Tiểu kết Chương 2 - _ _— 81 N ĐƠI TRONG NGHỊ LẺ CÀU TỰ CỦA NGƯỜI NÙNG PHÀN 84 3.1 Thực trạng, biến đổi trong nghỉ lễ cầu tự của người Nùng Phàn Slình hiện nay 84 3.1.1 Thực trạng về nghỉ lễ cầu tự _ -ee-84 3.1.2 Biến đổi trong nghỉ lễ cầu tự 85

3.2 Giá trị văn hĩa trong nghỉ lễ cầu tự 88

3.2.1 Nghĩ lễ cầu tự phản ánh việc duy trì nịi giống tộc người 88 3.2.2 Nghỉ lễ cầu tự phản ánh đời sống văn hĩa tín ngưỡng : OL 3.2.3 Nghỉ lễ cầu tự phản ánh đời sống xã hội tộc người 92

3.2.4 Nghĩ lễ cầu tự phản ánh nghệ thuật dân gian tộc người 95

3.3 Bảo tồn, phát huy giá trị của nghỉ lễ cầu tự và những vấn đề đặt ra trong việc xây dựngđời sống mới hiện nay .101 3.3.1 Bảo tồn, phát huy giá trị của nghỉ lễ cầu tự trong đời sống xã hội

hiện nay - oe ° 102

3.3.2 Nghĩ lễ cầu tự và những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng đời sống

mới hiện nay ~ 103

“Tiểu kết Chương 3 107

KẾT LUẬN 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO wld

Trang 7

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Gs Nxb PGS Tr TS UBND UNESCO Giáo su Nha xuat ban Phĩ Giáo sư Trang Tiến sĩ

Ủy ban nhân dân

Trang 8

1 Lý do chọn đề tài

Thái Nguyên là Trung tâm vùng Việt Bắc, gồm các tỉnh: Cao Bằng,

Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang,v.v Đây là nơi hội tụ của các luỗng dân cư sinh sống giao lưu và mở mang giao thoa văn hĩa, trong đĩ cĩ tộc người Ning Theo Niên giám thống kê 2010, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.131.300 người, gồm 8 dân tộc chính, trong đĩ dân tộc Nùng cĩ 63.816 người, đứng thứ ba sau dân tộc Kinh, Tây chiếm 5,68% dân số tồn tỉnh [6] Diện tích của tính Thái Nguyên gồm 3.562,82 km, phía bắc tiếp giáp với tinh Bac Kan, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang phía đơng giáp với các tỉnh Lang Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đơ Hà

Nội, ơng bào Nùng nơi đây, trong đời sống sinh hoạt thường nhật, cũng như

đời sống văn hĩa vật thể và phi vật thể rất phong phú đa dạng, thể hiện bản sắc văn hĩa tộc người, thơng qua tồn bộ các hoạt động, trong đời sống, từ

sản xuất kinh tế, trồng trọt, chăn nuơi, nghề phụ gia đình, trong cách ăn, cách

ở, cách mặc, trong phong tục tập quán, lễ hội, cưới hỏi, tang ma,v.v trong đĩ

nét văn hĩa gắn với việc duy trì, bảo tổn nịi giống như: Sinh đẻ, nuơi day con

cái, phát triển gia tộc rất quan trọng trong mỗi gia đình người Nùng, thậm chí

quan trọng đến mức việc sinh con hay khơng sinh con trai hay sinh con gái, đều ít nhiều liên quan đến đạo hiểu, nếp sống, đức sống của con cháu với các

bậc tiễn nhân Vì quan niệm và ý thức duy trì phát triển dịng tộc ấy mà nhiều \g hiểm muộn, sinh con khĩ nuơi, hoặc sinh con tự” Thực chất đây là „ tổ tiên phù hộ cho gia đình gia đình cĩ các cặp vo cl khơng như ý muốn,v.v phần lớn họ đều làm lễ *

một nghỉ lễ tâm linh để xin các bậc thánh

Trang 9

đình, dịng họ người Nùng Vì vậy việc nghiên cứu nghỉ lễ cầu tự là rất cằn

ê hiểu các vấn đề văn hĩa, xã hội, tộc người

Ngày nay, mặc dù các ngành khoa học, trong đĩ cĩ y học đã rất phát

triển, cĩ thê chữa tri rat nhiều loại bệnh nan y, bệnh vơ sinh và sinh con theo ý

muốn,v.v tuy nhiên, các nhĩm Nùng, trong đĩ cĩ người Nùng Phàn Slình & huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên vẫn duy trì, tổn tại nghỉ lễ cầu tự Từ nhỏ, được chứng kiến rất nhiều nghỉ lễ về cầu tự ở địa phương, nhưng cho đến nay đủ các nghỉ thức như xưa, trong khi xã hội đã

và đang phát triển nhanh chĩng Một số lễ thức cầu tự cĩ biến đổi ít nhiều là

các nghỉ lễ vẫn tồn tại khá

do đâu? Điều gì khiến nghỉ lễ cầu tự tổn tại trong cơng đồng lâu đến vậy? Liệu nĩ cĩ cịn phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay hay khơng? Đây là câu

hỏi đã kích thích tơi tìm hiểu về lĩnh vực văn hĩa tín ngưỡng tâm linh phức

hợp này Đề trả lời câu hỏi này, theo tơi: Nghỉ lễ cầu tự của đồng bào Nùng cĩ nhiều yếu tố tích cực, bởi lẽ ngồi những vấn đề tâm linh, nĩ cịn mang tinh

nhân văn, thể hiện bản sắc độc đáo của văn hĩa tộc người, hàm chứa nhiều thơng tin liên quan đến lịch sử tộc người, đến quan hệ giao thoa giữa văn hĩa tộc người Nùng và tộc người khác

Then là lĩnh vực tâm linh phức hợp, trong đời sống cộng đồng tộc

người Nùng, nhưng từ trước đến nay chưa cĩ một cơng trình nghiên cứu nào

mang tính hệ thống và chuyên sâu về nghỉ lễ cầu tự của người Nùng Phàn

Slinh ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Một số nghiên cứu chưa xem xét nghỉ lễ cầu tự với tư cách là một thành tố trong lĩnh vực văn hĩa phi vật thể để cĩ định hướng và ứng xử phù hợp với cuộc sống đương đại Vì thế cẳn

phải được làm rõ trong đề tài về nghỉ lễ cầu tự này

Là người con dân tộc Nùng được sinh ra và lớn lên tại huyện Võ

Nhai, nơi quê hương cĩ nhiều đồng bào Nùng sinh sống, hịa mình trong

mọi nghỉ lễ chu kỳ đời người của cộng đồng Nùng, thêm đĩ đã cĩ quá trình tiếp xúc, nghiên cứu, sưu tẩm di sản văn hĩa truyền thống nhĩm Nùng

Trang 10

nghiên cứu, bảo tồn, phát huy mặt tích cực của nghỉ lễ cầu tự Để hiểu và trả lời cho câu hỏi tại sao nghỉ lễ cầu tự vẫn tồn tại phơ biến cộng đồng người Nùng ở Võ Nhai, mặt khác cũng muốn làm rõ những yếu tố tâm linh, nghi thức, hành lễ, chi phối quan niệm chưa phù hợp, để đĩng gĩp cho su sự phát triển chung của cộng đồng người Nùng ở Võ Nhai, Thái Nguyên

nĩi riêng và Việt Nam nĩi chung, gĩp phần xây dựng và phát triển văn hĩa

và con người Việt Nam theo tỉnh thần Nghị quyết 33, Hội nghị Ban Chấp

hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 9 (khố XI),về việc: "Xây dựng và phát triển văn hĩa, con người Việt Nam đáp ứng yêu câu phát triển bền văng đắt nước ”

Từ những lý do đĩ, tơi chọn đề tài: “Nghỉ lễ cầu tự của người Nùng

Phần Slình ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên”, làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Từ trước đến nay, cĩ rất nhiều tác giả đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về đời sống, văn hố dân tộc Nùng, dưới những gĩc nhìn khác nhau như Dân tộc học, văn hố học, ngơn ngữ và văn học nghệ thuật dân gian Những, cơng trình nghiên cứu về tộc người Nùng dưới nhiều dạng, nhiều gĩc độ,

nhiều hình thức khác nhau như cuốn “Đán tộc Nùng ở Việt Nam ” (1992) của PGS TS Hồng Nam, đã dành hai trang (từ tr.148-149) để nĩi đến bàn thờ

Mụ trong gia đình người Nùng để thờ bà Hoa Vương Thánh Mẫu là người cai quản trẻ em trong gia đình, coi trọng thế hệ nối

khơng nĩi đến việc nhân vật Hoa Vương Thánh Mẫu trong nghỉ lễ cầu tự coi trọng nịi giống chứ Cuốn “Các đân tộc Tây — Nùng ở Việt Nam” (1992), của Viện Dân tộc học,

do giáo sư Bế Viết Đẳng làm chủ nhiệm dự án (tr236) đề cập đến nữ thin phổ biển của phương Nam, đặc biệt là nhân vật bà my (mẹ Hoa, Hoa Nương Tiên Cơ, Hoa Nương Thánh Mẫu) người làm nhiệm vụ đúc người đưa xuống trần gian và coi sĩc trẻ em, cũng khơng đề cập đến Hoa Nương Thánh Mẫu

Trang 11

huy các giá tri trong nghỉ lễ phù hợp với đời sống xã hội, cộng đồng để phát

triển bền vững

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

~ Thực hiện đề tài nghỉ lễ cầu tự của người Nùng Phàn Slình ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, nhằm nghiên cứu lịch sử, văn hĩa tộc người

Nùng ở tỉnh Thái Nguyên nĩi riêng, ở Việt Nam nĩi chung, nhằm cung cap

nguồn tư liệu mới, tồn diện, phong phú, đầy đủ, cĩ hệ thống về nghi lễ cầu tự

của nhĩm tộc người Nùng ở Võ Nhai, gĩp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hĩa truyền thống, vun đắp, xây dựng cuộc sống cho cộng đồng hơm

nay và mãi sau

~ Nghiên cứu các bước tiễn hành nghỉ lễ cầu tự của người Nùng Phàn Slinh để tìm ra những mặt hạn chế, khơng phù hợp cần được khắc phục, đề xuất những giải pháp quản lý văn hĩa, xã hội nơi cĩ người Nùng Phàn Slình

cư trú, đề định hướng chính sách phát triển cộng đồng, phù hợp với cuộc sống

mới ở địa phương hiện nay

4.Cơs

luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Vận dụng các quan điểm của chủ

nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước

Việt Nam, các nghiên cứu nhân học văn hĩa, dân tộc học, đặc biệt là văn hĩa

họcv.v để nhận diện, xem xét, đánh giá đối tượng nghiên cứu nghỉ lễ cầu tự của ngưởi Nùng Phản Slình trong quá trình tổn tại, từ truyền thống đến đương đại Đĩ kết quả của quá trình phát triển nội tại, vận động, biến đơi và thích ứng

trong mơi trường xã hội và tự nhiên của tộc người và mơi trường giao thoa với

các dân tộc láng giéng Quá trình ấy khơng ngưng đọng mà tiếp tục phát tri

cần đĩn bắt xu hướng và định hướng, phát triển theo hướng bền vững

Trang 12

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp nghiên cứu văn hĩa học làm chủ đạo, kết hợp với phương pháp nghiên cứu dân tộc học, nhân học Tác giả sẽ thực hiện quan sát tham dự, phỏng vấn, thảo luận, trao đổi, tọa

dam, ghi chép, chụp ảnh,v.v một số nghỉ lễ cầu tự ở nhiều dạng khác nhau

và nghỉ lễ chu kỳ đời người của đồng bào Nùng Phản Slình ở huyện Võ Nhai,

tỉnh Thái Nguyên Ngồi ra cịn sử dụng phương pháp tơng hợp, hệ thống,

phân tích, so sánh, để tìm ra những yếu tổ tích cực và những mặt cịn hạn chế của quá trình vận hành, đánh giá bao quát, chỉ tiết, đa chiều, khách quan về nghỉ lễ cầu tự, từ đĩ đề xuất giải pháp nhằm tìm ra đặc trưng và các giá trị văn hĩa tiêu biểu trong nghỉ lễ cầu tự

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu $.1 Đắi tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu “Nghỉ lễ cầu tự của người Nùng Phản Slình ở huyện Vo

Nhai, tỉnh Thái Nguyên”, là thực hiện nghiên cứu quá trình nghỉ lễ với hệ

thống các lễ thức gồm: “mudn con”, “1

trai

v trong đĩ tập trung nghiên cứu cụ thể vào nghỉ lễ cầu tự "cẩu con trai’, dé tìm ra những giá trị văn hĩa truyền thống và phát huy giá trị đĩ trong

ống hiện nay

5.2 Phạm vỉ nghiên cứu

'È nội dung: Nghỉ lễ cầu tự là một hiện tượng văn hĩa tâm linh phức

hợp gồm nhiều vấn đề liên quan Trong khuơn khổ của luận văn, chúng tơi chỉ tập trung nghiên cứu một số quan niệm, khái quát về đời sống văn hĩa, xã hội người Nùng Phàn Slình ở huyện Võ Nhai, tiến trình và diễn biến của nghỉ lễ cầu

tự với các lễ thức theo thời gian, từ đĩ tìm ra những giá trị cốt lõi, biến đổi trong

nghỉ lễ cầu tự của người Nùng Phàn Slình ở huyện Võ Nhai, tinh Thái Nguyên

~ Về thời gian: Nghiên cứu “Nghỉ lễ câu tự của người Nùng Phàn Slình

ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ” từ năm 2006 đến nay

~ Về khơng gian: Nghiên cứu “Nghỉ lễ câu tự chú yếu ở huyện Võ Nhai,

Trang 13

để tài cịn xem xét nghỉ lễ cầu tự ở một số địa điểm và người Ning ở huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, nơi đồng bào Nùng cịn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hĩa truyền thống tộc người

6 Nguồn tài liệu nghiên cứu

~ Luận văn kế thừa các nguồn tài liệu của các tác giả viết về văn hĩa

dân tộc Nùng ở Việt Nam, đã được cơng bồ từ trước tới nay

~ Luận văn tiếp thu và sử dụng tư liệu trong các cuộc nghiên cứu, sưu

tầm di sản văn hố dân tộc Nùng của Bảo tàng Văn hố các dân tộc Việt Nam đã dân

~Nguơn tài liệu chính của luận văn chủ là từ các cuộc

tộc học tại các làng bản cư trú của người Nùng ở huyện Võ Nhai, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, thơng qua phỏng vấn, ghi chép,

quan sát hệ thống về đời sống cư dân và nghỉ lễ cầu tự của người Nùng

7 Những đĩng gĩp của luận văn

Luận văn được sưu tầm và hệ thống hĩa các tài liệu cĩ liên quan đến nghỉ lễ cầu tự của người Nùng Cung cấp nguồn tư liệu để gĩp phần nhận diện

diy đủ hơn về nghỉ lễ cầu tự của người Nùng Phàn Slình nĩi riêng và văn hoa truyền thống của dân tộc Nùng nĩi chung

Luận văn cung cắp nguồn tư liệu xác thực chuyên sâu, cĩ hệ thống đầu tiên về nghỉ lễ cầu tự của người Nùng Phàn Slình ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Luận văn khẳng định những giá trị văn hĩa của nghỉ lễ cầu tự, đề xuất giải pháp, kế thừa, phát huy các yếu tổ tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực, gĩp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc định hướng các chính sách xã

hội, văn hĩa, giáo dục,v.v trong xây dựng nếp sống mới ở cơ sở hiện nay, đồng thời kế thừa những giá trị văn hĩa nhân văn đề giữ gìn và phát triển giá trị văn hố truyền thống tốt đẹp của dân tộc Nùng trong sự nghiệp cơng

nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước hiện nay

Trang 14

người Phật tử muốn cĩ con trai, muốn cĩ con gái thì đều được Theo đĩ, muốn được Phật ban con, thì Phật tử phải thuận thành, thiện mỹ, làm điều tốt

với mọi người, hay nĩi cách khác là thành tâm hướng Phật

\u tự” cĩ được con cái do rất nhiều nguyên nhân Đĩ là phúc đức, nhân duyên của vợ, chồng, của tổ tiên ơng bà để lại Theo quan niệm của đạo Phật, một người con sinh ra cĩ hai gĩc độ Người con

được sinh ra để trả nợ cho bố mẹ thì họ sẽ suốt đời ngoan ngỗn,

vâng lời, hiếu thuận Cịn những người con được sinh ra để doi ng

bố mẹ, thì từ lúc mang thai đã vắt vả, đến khi sinh ra lại ốm đau,

bệnh tật, phá phách Tuy nhiên, nếu bố mẹ thành tâm hướng thiện,

biết cách dạy đỗ con cái, thì vẫn cĩ thê thay đổi số phận [28, tr.15]

Lễ cầu tự của người Nùng cịn được gọi là lễ cầu mẹ Bjoĩc, cầu va (hứt va) nhưng tất cả đều cĩ chung ý nghĩa là cầu con cái Nghỉ lễ cầu tự được thể

hiện thơng qua hình thức tín ngưỡng Then Then cĩ nghĩa là tiên hoặc trời (tiếng Nùng gọi là Thiên) Tiên là do biến âm của chữ *Thiên” tức là trời Như vậy, người làm Then thuộc “dịng đưi” thần tiên, là người của trời Họ là

người giữ mối liên hệ giữa trần gian với Ngọc Hồng và Long Vương Nghỉ gấp

người của mường trời cầu xin thin Linh cho trần gian được mọi sự tốt lành

lễ cầu tự là nghỉ lễ cúng bái, thầy Then đại diện cho người trần gi

Trong nghỉ lễ cầu tự do thầy Mo, hoặc Then (chủ yếu la lim then) đàn, hát

nội dung cầu xin với Hoa Vương Thánh Mẫu (mẹ Bjoĩc) nữ thần trơng coi về

đường tình yêu, hạnh phúc, con cái của thiên hạ giúp cho gia chủ tổ chức làm

lễ cĩ con như ý muốn

“Cầu tự” cịn là một nghỉ lễ liên quan đến chu kỳ vịng đời người, do

vay, tất cả các lễ thức trong nghỉ lễ cầu tự đều liên quan đến vịng đời con người đều do các đắng thần linh tối cao ban phát cho, Vì thế những đơi vợ chồng mới cưới, những đơi vợ chồng hiếm con, muộn con, sinh con khơng như ý muốn, hoặc những gia đình muốn cho con cái luơn khoẻ mạnh hoặc

Trang 15

linh và nuơi niềm tin, hy vọng, trấn an cuộc sống, tiếp them sức mạnh tỉnh thần và lý trí để cĩ con như ý muốn

Nghỉ lễ cầu tự được thể hiện qua hình thức diễn xướng tín ngưỡng Then, theo lối hiện thực hĩa thế giới tâm linh của đồng bảo Nùng Chính vì vây mà Then đã trở nên gần gũi, gắn bĩ với đời sống tơn giáo, tín ngưỡng của

người dân qua nhiều thế hệ Cĩ thể nĩi rằng, niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, các vị thần, các loại ma chính là cái cĩt lõi làm nên Then và nghỉ lễ cầu tự Người Nùng tin rằng để sinh con cái được như ý muốn, đĩ là sự giúp đỡ đắc lực của các thần linh thơng qua nghỉ lễ cầu tự bằng hình thức then tín ngưỡng

1.1.2 Quan niệm liên quan đến nghỉ lễ cầu tự

* Quan niệm về tín ngưỡng

Trong thế giới tâm linh người Nùng cho rằng con người ta sống luơn

chịu sự chỉ phối bởi các lực lượng siêu nhiên, mà trong đĩ Ngọc Hồng là đắng tối cao nhất Việc trơng coi con người ở dưới thể gian, Ngọc Hồng giao cho các vị thần tiên như Nam Tào, Bắc Đẫu, Hoa Vương Thánh Mẫu (người Nùng gọi là mẹ Bjoĩc) cùng các nàng tién,v.v Bac Dau thì luơn theo dõi sự sống, tính mạng của từng người, Nam Tào thì trơng coi số tử, ai đoản thọ hay trường thọ là do Nam Tào định đoạt Mẹ Bjoĩc (nghĩa là mẹ Hoa - Hoa Vuong Thánh Mẫu) ngự ở trên trời, mẹ cĩ một vườn hoa lớn và tự tay chăm

sĩc, đồng thời thay mặt Ngọc Hồng trực tiếp phân hoa xuống trần gian cho các cặp vợ chồng, hoa vàng tượng trưng cho con trai, hoa bạc tượng trưng cho con gái Mỗi cặp vợ chồng được phân bao nhiêu bơng hoa là do mẹ ấn định “Cầu tự” thể hiện niềm tin thiêng liêng vào thế giới thần linh

“Thế giới tâm linh của người Nùng là thể giới đa thần, nĩ phản ánh sự

giao lưu hội nhập giữa yếu tố tơn giáo tín ngưỡng bản địa với các tín ngưỡng du nhập Trước hết nghỉ lễ cầu tự được thể hiện thơng qua tín ngưỡng Then,

Trang 16

ranh mạch bao gồm cõi trời, cõi dat và cõi nhân gian mà ở đĩ với tư cách là

người thơng quan được với thần linh, người làm Then đã đi lại được một cách

dễ dàng từ cõi này sang cõi khác Thơng qua thẩy Then, cõi trời được cụ thẻ

hố, hiện thực hố như là một hình ảnh lý tưởng của nhân gian Hay nĩi cách khác, Then đã nhân hố cõi trời, ngồi cung phủ nguy nga tráng lệ ra, cõi trời của Then cũng rất gần gũi với đời thường: cĩ rừng rú, biển cả, sơng ngịi, cĩ ruộng,vườn, chợ búa,v.v điều đĩ phản ánh sự nhận thức một cách hồn nhiên thơ mộc trong thế giới quan của người Nùng nĩi chung và người Nùng Phàn Slinh nĩi riêng

Ngồi ra, Then cịn là sự cụ thể hố quan niệm hồn linh giáo trong tín ngưỡng dân gian bản địa của người Nùng Từ niềm tin dân gian, tất cả các vị

thần trong quan niệm dân gian khi vào trong Then đều đã được hình tượng hố

như những nhân vật cĩ thật Ngồi Tổ Tiên, Tổ Sư là những nhân vật cĩ thực

đã khuất, các vị thần linh khác trong Then đều cĩ những dáng vẻ riêng, nhiều

vị được hiện lên qua phương thức nhập đồng trong các đám lấu cắp sic cua Put

như Thổ Cơng, Táo Cơng, các tướng nghề v.v cũng như vậy, khái niệm hỗn vía cũng được cụ thể hố trong Then Trong những bài cúng cầu yên hoặc cúng

giải hạn chữa bệnh, hồn vía được Then hình dung như là một sinh linh mềm

yếu, rất đễ bị cám dỗ, rất đễ bị tốn thương, muốn đưa hỗn, vía về nhà

vỗ về, dỗ dành đơi khi phải dọa dẫm, đe nẹt Một số vị thin như mẹ Hoa trong

nghỉ lễ cầu tự, hay nghỉ lễ vun hoa,v.v đã được biểu tượng hĩa trong Then qua sự khắc họa tính cách nhân vat rit gần gũi với đời thực

Do tín ngưỡng thờ đa thần, người Nùng thờ cúng Tổ tiên trong nhà, ban thờ Tổ tiên cĩ bài vị, lư hương và được đặt vào nơi trang trọng nhất Ngồi ra,

mỗi nhà cịn thờ bà Mụ (mẹ Hoa- thần bảo hộ trẻ nhỏ), mẹ Cửa (thần trơng nhà) Vào những ngày đầu tháng, ngày rằm họ thường đốt hương, ngày lễ, tết

cĩ cúng chè, rượu và các mĩn ăn Người Nùng cúng ma sản (pi thang sản) và

Trang 17

ý tưởng từ xưa họ cĩ khả năng tiếp xúc với các loại ma thần nên được gọi là “cân thả hụng ” (người mắt sáng), họ hành nghề cúng bái, cầu sự tốt lành cho người dân, vì thế họ được mọi người kính nề

* Quan niệm về vũ trụ

Người Nùng quan niệm thế giới vũ trụ là một khoảng khơng gian bắt tận, ở đĩ vũ trụ được chia thành ba cõi (ba tầng), cõi trời, cõi đất và cõi âm Trong tưởng tượng của họ, ở cả ba cưi đều cĩ con người sinh sống, chim

muơng, cây cối va trăm lồi hoạt động khác nhau và mối quan hệ ở mỗi cði khơng giống nhau, tương ứng với mỗi cõi lại cĩ những dạng thin linh, ma quỷ riêng Sự hiểu biết, quan niệm về vũ trụ, mối liên hệ của cái chết và sự sống, sự gắn kết của Thiên - Địa - Nhân trong sự vận động của vũ trụ, quy luật nhân quả của nhân gian theo quan niệm của người Nùng

Như nhiều dân tộc khác, người Nùng Phàn Slinh ở huyện võ Nhai, tỉnh

Thai Nguyên cũng hình dung ra vũ trụ gồm tồn bộ thiên nhiên, con người và

sự vật trên 3 cõi trời, trằn gian và âm phủ Quan niệm này được thể hiện khá

rõ trong cả truyền thuyết, thần thoại, lễ '“Then khoả quan” (dâng cống phẩm

lên Ngọc Hồng vào tháng 2 âm lịch hàng năm) và tang ma

Theo truyền thuyết và thần thoại, xưa kia trời và đất thơng nhau, cĩ người dưới trằn gian và nhà trời cĩ thể đi lại thăm nhau, cả 3 cõi ấy đều cĩ đồng ruộng, cỏ cây và vạn vật giống trần gian Chủ nhân của ba tầng đều cĩ

hình dáng giống nhau, đều do Bụt Cả (Pụt Luơng) ở cõi trời tạo ra Khi nhận thức của đồng bào nâng lên trình độ nhất định, phân hố giai tằng trong xã hội định hình, người ta bắt đầu lý giải sự xa cách của trời và đắt: “Lồi người dưới

trần gian ăn nhiều, tiêu hố nhiêu, chăng bao lâu làm hơi thối cả mặt đất Mùi

phân bốc lên trời làm cho Bụt cả khơng chịu nổi, phải đưa trời lên cao” [26,

tr.58] Sự giải thích về vũ trụ trong truyện cổ dân gian, đã thấy xuất hiện hình ảnh đấu tranh sinh tồn, biết vận dụng quy luật tự nhiên vào cuộc sống:

Rồi But Ca sai cái mặt trời chiếu suốt ngày đêm để sấy khơ mặt đất

Trang 18

những ước mơ tốt đẹp trong cuộc sống như chữa khỏi bệnh tật, kéo dài tuổi

thọ, hạnh phúc trong nhân duyên, sinh con đẻ cái

Người Nùng Phàn Slình cũng như nhiều tộc người Việt Nam đều tồn

tại phổ biến tín ngưỡng vạn vật cĩ linh hồn, hồn biến thành ma Ngồi thé

giới của người sống cịn cĩ thế giới của ma và thần Ma cĩ hai loại: ma lành và ma dữ Ma lành bảo vệ cuộc sĩng cho con người, gồm cĩ ma Tơ tiên, ma

Nhà, ma Tam Thanh, Tam bảo, Thiên Lơi, Then, Bụt, Tiên, thần hộ mệnh

(Nam Tào, Bắc Đầu, Táo Quân), ma Hàm (Phật, Pháp, Tăng), ma Dat “phi

din”, ma rừng "phi pá”, Thành hồng, bà Mụ, bếp lửa “phi pinh pha

phù hộ gia súc ở sân sàn, ma Thổ Cơng “phi siắn”, ở đình, đền, miều (cịn gọi là ma khách - linh hồn những người tài giỏi, làm quan, tướng), thần Nơng, Long Vương, Thuéng luồng,v.v Những loại ma lành đều cĩ khả năng ban

phúc hay trừng phạt người tran, gây ơm đau, dịch bệnh, lũ lụt, mắt mùa,v.x nếu làm trái ý hoặc cúng bái khơng chu đáo Một số loại ma núi, ma sơng, suối, ma đồng ruộng bình thường khơng hại ai, nhưng nếu hồn người sa vào

đĩ sẽ bị bắt, cần phải cầu cúng Ma dữ “phi mệt phi nỳà” là các loại ma

chuyên gây hại cho con người, phá hoại mùa màng, gia súc Đĩ là ma chết trẻ,

chết bất đắc kỳ tử do tai nạn (phi slương), đánh nhau, bị giết: “Thai chang tơng pên phi slương/ thai chang mường pẻn phi mệt” (Chết giữa đồng thành

ma bị thương, chết giữa mường thành ma dữ) Phi đác (ma đĩi), ma gà (phi

cáy) (thây cúng chết đi, con cháu làm tang lễ khơng chu đáo, khơng cĩ người nối nghiệp, âm binh khơng cĩ chủ sai hành biến thành) Ma đuơi cộc (trẻ em

chết vào giờ thiêng), ma trẻ con “phi tý phi eng”, ma ngũ quỷ “ngậu quỷ phi piai” là loại ma nghịch ngợm hay trêu người Ma hại người sống theo cách nhập vào hồn người, làm cho vía bỏ đi, khiến người bị ốm, hoặc chêt bắt đắc kỳ tử Nếu ai bị ma này làm hại, nhất thiết phải mời thầy Tào phát hiện và xua

đuơi con ma, cúng xơi, gà mới khỏi được

Cĩ lẽ vì quan niệm về ranh giới giữa ma lành và ma dữ chỉ mang

Trang 19

người, nêu ứng xử khơng tốt “phi đảy kin phi pảo, cần đảy kin cần

ha

(ma được ăn ma thương, người được ăn người qui), nên khi nĩi dén “phi”, người Nùng Phản Slinh thường dành cả sự kính trọng

và nỗi khiếp sợ Điều đĩ chỉ phối lễ thức trong nghỉ lễ cầu tự của

người Nùng Phàn Slình [26, tr.65-66] 1

“Sự ảnh hưởng của tơn giáo, tín ngưỡng đối với nghỉ lễ cầu tực Người Nùng chịu nhiều ảnh hưởng của Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo,

nhưng khơng phải là một tơn giáo nào chính thống Nhờ cĩ tầng lớp thây cúng, thầy Tào, thây bản địa, họ am hiểu và dung hội những quan niệm phù

hợp của cả ba giáo lý, Nho, Phật, Lão, dé vận hành trong loại hình tín ngưỡng này, ngày càng ăn sâu bám rễ và trở thành ý thức hệ về vũ trụ quan và nhân

sinh quan, đã chỉ phối mạnh mẽ trong đời sống, xã hội của các cư dân Nùng Những tư tưởng ấy đã khéo léo kết hợp với tín ngưỡng dân gian Họ hình dung ra vũ trụ khơng chỉ là thế giới xung quanh ta, mà bao gồm tồn bộ thiên nhiên, con người và sự vật trên 3 cõi, tương ứng với 3 tầng trời, trần gian và âm phủ Cách quan niệm và hình dung vũ trụ cĩ thế giới bên kia như điểm đỗ của linh hồn và các vị thần linh, lý giải cho thân phận con người, cho cuộc sống rất phù hợp với tâm lý của đại chúng, nên được người ta tin theo Dan

dần, người ta yên tâm tin rằng, trong cuộc nhân sinh này, cĩ cự trời, cõi âm và cõi người Họ sẵn sàng xin giao cảm với các cõi vơ hình ấy để an ủi số

phân và củng cố niềm hy vọng Sự giao cảm giữa con người với thế giới thần

linh của người Nùng qua hệ thống các thay Tao, thay Mo, thay Then, các nghỉ

lễ cúng, các bộ tranh thờ và hệ thống quan niệm, hội tụ cả triết lý của Đạo

giáo, Nho giáo, Phật giáo và những tín ngưỡng dân gian, tạo nên nét độc đáo

trong đời sĩng tỉnh thần của cư dân thung lũng [33, tr.31-34]

1.2 Khái quát về người Nùng Phàn Slình ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

1

Trang 20

Người Nùng ở Việt Nam thuộc nhĩm ngơn ngữ Tày - Thái, cư trú

lâu đời trên đất nước Việt Nam Vốn thuộc nhĩm Âu Việt nằm trong khối Bách Việt, cư trú ở phía bắc Việt Nam và miền Hoa Nam Trung Quốc

Liên minh bộ lạc Âu Việt (Tày, Nùng) đã cùng với liên minh bộ lạc Lạc

'Việt (Việt, Mường) thành lập vương quốc Âu Lạc thế kỷ thứ III trước cơng

nguyên, Với Thủ lĩnh là An Dương Vương Thục Phán Họ là một bộ phận

của cư dân cổ đại, đã tham gia lập nên nhà nước Âu Lạc vào thế kỷ III

trước cơng nguyên Người Nùng sinh sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía Bắc gồm các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang, Quảng Ninh,v.v và rải rác

khắp các tỉnh thành trong cả nước năm 1975, một số đồng bao Ning da di cư vào các tỉnh Đắk Lắk, Dik Nơng, Gia Lai, Cơng Tum, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, tạo lập cuộc sống mới Đa số đồng bio Nùng ở lại địa phương tiếp tục canh tác trực tiếp sản xuất vật chất ồn định đời sống lâu

dai, họ đã tiếp cận khoa học kỹ thuật và giao thoa văn hĩa với các dân tộc

bản địa khác, do đĩ đời sống ngày cảng được mở mang Một số bộ phận cư

dan bam tru buơn bán làm ăn ở các vùng biên giới cĩ sự giao lưu, giao thoa mạnh mẽ về kinh tế, văn hĩa với cư dân các quốc gia láng giềng, đặc biệt là người Choang ở biên giới Trung Quốc

Dân tộc Nùng cĩ số lượng cư dân đơng thứ 7 trong cả nước Theo Niên giám thống kê 2010, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.131.300 người Tỉnh Thái Nguyên cĩ 8 dân tộc chính, trong đĩ dân tộc Nùng cĩ 63.816 người

ba sau dân tộc Kinh, Tày

lứng thứ

Ngồi lãnh thổ Việt Nam người Nùng cịn cư trú ở các tỉnh Quảng Đơng,

Quảng Tây ( Trung Quốc) Như vậy dọc theo biên giới Việt Nam - Trung Quốc

thuộc địa phận các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng ( Việt Nam ) Quảng Đơng, Quảng

Trang 21

đình, một bên là tấu ăn và đề các vật dụng sinh hoạt trong gia đình Cĩ nơi,

đồng bảo làm nhà bếp riêng nối liền với hệ thống nhà ở bằng hệ thống sản và cầu

thang lên xuống Trước của nhà ở cĩ sản để phơi thĩc gạo, ngơ, đổ,v.v và các

loại nơng sản, dưới gầm sàn là nơi chứa củi đuốc, dụng cụ lao động, cối xay giã

Ngày nay, do nhận thức rõ việc vệ sinh mơi trường các chuồng trại nuơi gia súc, gia cằm được làm tách khỏi nhà nhà ở và tránh hướng giĩ

Hiện nay do khan hiếm vật liệu bằng gỗ để làm nhà sản, người Ning cịn làm nhà đất hoặc nhà xây để ở Làm nhà đất rất thuận tiện trong cuộc

sống sinh hoạt hàng ngày, cách bé trí trong ngơi nhà cũng cĩ sự thay đổi Tuy

vậy gian chính của ngơi nhà vẫn là nơi đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách,

các buồng ngủ của các thành viên trong gia đình ở hai gian hai bên

+ Trang phục: Trang phục truyền thống của nam, nữ tộc người Ning

Phan Slinh ở huyện Võ Nhai, Thái Nguyên, giống như người Nùng ở các tỉnh vùng Đơng Bắc Việt Nam gồm cĩ quản và áo, được làm bằng vải sợi bơng

nhuộn chàm Nhìn chung phụ nữ cũng như nam giới Nùng đều mặc quân giống

nhau, loại quần ống rộng, dài tới mắt cá chân, cạp quân to, độ doăng đũng quần lớn Áo nam Nùng là chiếc áo cỗ đứng xẻ ngực, cài khuy vải ngang ở ngực, cĩ

từ 2 đến 4 túi khơng cĩ nắp, khi mặc áo hơi bĩ sát người, 2 bên xẻ tà, gấu áo cham ngang hơng, cũng cĩ nhĩm nam Nùng mặc áo cúc cài bên ngực phải

Phụ nữ Nùng Phàn Slình ở huyện Võ Nhai mặc áo 5 thân, cài cúc bên nách phải Quần áo khơng thêu thùa trang trí hoa văn, áo dài thường cĩ thêm thất lưng bằng vải nhuộm chàm, dài 2 sải tay dùng để thất ngồi áo dai, vắt mối ra phía sau lưng

Ngày nay, nghề trồng bơng đệt vải nhuộm chàm ở Võ Nhai đã mai một hồn tồn Vì vậy quần áo truyền thống của cả nam lẫn nữ dân tộc Nùng đều

rất hiếm, chỉ cịn thấy những người già mặc trong các dịp lễ tết, cầu cúng,v.v nam nữ thanh niên chuyển sang mặc âu phục trong sinh hoạt hàng ngày

+ Trang Sức: Trang sức truyền thống của người Nùng trước đây khá

Trang 22

thích bịt răng vàng giả để làm duyên Nam giới Nùng thường đeo vịng tay,

đeo nhẫn và vịng cổ bằng bạc Bởi vì họ cho rằng bạc vật để tránh giĩ và ky tà ma Đến nay, thĩi quen đeo trang sức hầu như khơng cịn nữa, cĩ chăng chỉ cịn trong đám cưới truyền thống

+ Ẩm thực: Cũng như các tộc người trong vùng, lương thực chính của người Nùng Phản Slình ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên là gạo tẻ, thường ngày họ ăn 2 bữa chính bằng cơm tẻ vào buổi trưa hvà buổi tối một hoặc 2 bữa phụ vào buổi sáng và buổi chiều Ngồi gạo tẻ họ cịn cĩ gạo nếp để dùng trong dịp tết nguyên đán, ngày rằm, cúng bái, cưới xin, tang ma, sinh dé,v.v từ gạo nếp cĩ thể chế biến ra các loại bánh trưng, bánh khảo, bánh rợm, các loại xơi đỗ, xơi cẩm,v.v ở những vùng trồng nhiều ngơ họ cịn sử dụng bột

ngơ đề nấu độn với cơm, nấu cháo, làm bánh đúc

Thực phẩm dùng trong bữa ăn hàng ngày gồm nhiều loại rau xanh như: Cai be, cải lần, cải gieo trên nương rẫy, rau muống, rau bao,v.v măng vẫu, măng nứa, các loại đậu đổ,v.v thỉnh thoảng họ cải thiện bữa ăn bằng các loại để

thịt, cá Đồng bào Nùng cũng thường hái các loại rau ở rừng, sơng suối ăn như rau ngĩt rừng, rau bổ khai, rau rớn,v.v Họ coi đĩ là các vị thuốc cĩ thế phịng chống và chữa được một số bệnh, làm cho con người khoẻ mạnh, tăng thêm sinh lực

Trong các địp lễ tết cưới xin, làm nhà mới, đồng bào Nùng rất chú trọng đến các mĩn ăn truyền thống của mình, họ chế biến thịt lợn thành các mĩn ăn ngon và hấp dẫn như: Khau nhục, chân giị hầm, xá xíu, thịt nướng, thịt xào mộc nhĩ nắm hương,v.v các mĩn đặc sản như lợn quay, vịt quay nhơi lá mắc mật rất thơm ngon hấp dẫn người thưởng thức

Trang 23

vối, nước trắng đun sơi để nguội, hoặc một số loại thảo mộc kiếm được trong

thiên nhiên

* Van hoa tinh than

Ngudi Ning Phan Slinh & huyén VO Nhai, tinh Thai Nguyén cing giống các nhĩm n Nùng cư trú ở vùng Đơng Bắc Việt Nam Việc thờ cúng tổ tiên được chú trọng trong mỗi gia đình người Nùng, khơng phân biệt gia đình đĩ thuộc chỉ trưởng hay chỉ thứ Sau khi bố mẹ qua đời, vong linh được

rước về thờ tại nhà của các con Bàn thờ tổ tiên được đặt trang trọng nhất ở: gian giữa ngơi nhà, nằm giữa 2 cột chính Địng bảo tuân thủ tục thờ cúng tổ

tiên theo hệ chín đời (cửu tộc) Tuy nhiên trên bản thờ tổ tiên người Nùng chỉ Trên bản thân người thờ cúng là bốn đời: Pị - Mè, Cung me, Cho,

Chung (bố mẹ, ơng bà, cụ, ky) Một số gia đình người Nùng chỉ cúng giỗ đến đời thứ ba: Cha mẹ, ơng bà va cu, cịn đời thứ tư là ky thì tổ tiên biến

thành vị thần coi giữ gia súc, cĩ bàn thờ đặt ở ngồi trời, cúng vào dip tét Nguyên đán Hàng năm phải cúng giỗ mời t6 tiên về chứng giám phù hộ cho gia dinh bình yên, làm ăn phát đạt

Bàn thờ tổ tiên được đặt ở chỗ trang trọng nhất trong nhà, phải ở gian

chính giữa, trên cao Ngày rằm, mùng một hàng tháng, họ thường thắp hương và cúng bằng nước chè hoặc rượu trắng Trong dịp lễ tết, gia đình dùng thức ăn gì thì cúng Tổ tiên bằng thức ăn đĩ

Những gia đình cĩ người làm nghề thầy cúng, Mo, Tao, Then, Put thi

cĩ thêm bàn thờ để thờ tổ sư nghề cúng, thờ thánh tướng và âm binh, vào

những ngày mùng một, hơm rằm phải thắp nhang đèn, nếu cúng phải cấp

vàng mã Gia đình nào thờ Táo Quân thì phải giữ bếp lửa cẩn thận, khơng xào nấu những mĩn ăn tạp như thịt trâu, thịt chĩ,v.v Bên cạnh việc thờ cúng tổ

tiên, người Nùng giống như người Tày cịn thờ Phật bà Quan 1

hay mẹ Hoa (Mẹ Bjoĩc) Mỗi gia đình đều cĩ bàn thờ Thơ cơng

thường được đặt ở ngồi vườn, trước cửa nhà, hoặc một gốc cây to xung

Trang 24

déu c6 miéu thé thần Thổ cơng của cả làng Thổ cơng là vị thần bảo lãnh bản làng, trơng nom nhà cửa, mùa màng,v.v hàng năm được cúng 2 lần vào tết Nguyên đán và tết Trung Nguyên (Rằm tháng bẩy), hay khi cĩ việc hệ trọng

trong làng Những ngày này, các gia đình trong bản đĩng gĩp tiền của, hoặc

mang đồ lễ đề cúng thần

Tết nguyên đán đồng bào cúng hết năm vào hơm ba mươi, gọi là ngày tất niên Ngày mùng một kiêng sát sinh, mùng hai tết mới được thịt gà để

cúng Tổ tiên, Thổ cơng, Thổ thằn, Thành hồng và các vị thần cơng cộng của thơn bản Ngồi ra, họ cịn cĩ một số nghỉ lễ tín ngưỡng liên quan đến sản

xuất nơng nghiệp như hội Lồng tổng, các hội làng trong dịp đầu xuân,v

hình thức thể hiện mang tính chất cầu mùa, mở đầu cho một năm làm ăn mới,

với ý nghĩa mưa thuận, giĩ hồ, mùa màng tươi tốt

Đồng bào Nùng ở Võ Nhai cịn cĩ một kho ting tri thức dân gian tương

đối phong phú và độc đáo, đĩ là các câu truyện dân gian truyền miệng hay viết tay, thơ, ca, hị, vè,v.v nỗi bật là các làn điệu Then, điệu hát Sli, một lối

hat vi giao duyên của nam nữ thanh niên Hình thức hát sli là diễn xướng tập

thể theo lối hát bè, mỗi bên nam, nữ khi hát vời nhau thường phải cĩ 2 người trở lên, lời ca theo lối ứng khâu và theo cảm xúc Hát sli cĩ thể diễn xướng trong mọi thời gian, khơng gian, miễn sao đủ điều kiện trong những dịp chơi xuân, hội Lồng tơng, dọc đường đi, thậm chí cả trong những ngày chợ phiên

Ngồi hát Sli, đồng bào Nùng cịn cĩ các bài thơ trong đám cưới dùng để chúc tụng nhau như Cị lẫu

Âm nhạc, nghệ thuật của đồng bào Nùng ở Võ Nhai tuy khơng phong phú nhưng cũng rất độc đáo Nhạc cụ truyền thống bao gồm trống, thanh la, não bạt, chăm choe, chuơng, nhạc sĩc, sáo tiêu, sáo ngang,v.v các điệu múa Xiên tâng, múa Kỳ lân mạnh mẽ, được các nhà nghiên cứu âm nhạc múa cải biên, dàn dựng để biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, làm phong phú thêm

Trang 25

khơng cĩ vị thế trong gia đình và xã hội Vi vay, từ trước tới nay, các cặp vợ

chồng mới cưới hoặc muộn con, thường làm lễ cầu tự với hy vọng nhờ mẹ

Bjoĩc (mẹ Hoa ~ bà Mụ) ban phúc, phân chia cho họ cĩ con 2.1 Quá trình chuẩn bị cho nghĩ lễ cầu tự

2.1.1 Xem ngày làm lễ

Khi đơi vợ chồng sống với nhau đã lâu mà khơng cĩ con hoặc sinh con mà khơng nuơi được, sinh con một bề, hoặc con cái sinh ra luơn quặt queo 6m đau, người ta thường đến nhờ thầy Mo, Then, Pụt để xem số mệnh của gia đình mình, nhưng chủ yếu thơng qua thay hành nghề Then cao tay Khi biết

được số mệnh của mình về việc phải tổ chức nghỉ lễ cầu tự mới xin được con cái như ý muốn, vợ chồng gia chủ về bàn bạc với nhau, thống nhất trong dịng họ về việc phải chuẩn bị tơ chức làm lễ cầu tự để xin con cái Được sự nhất trí giữa 2 bên gia đình nội, ngoại, vợ chồng gia chủ mới bắt đầu đến nhà thầy Then xem ngày chính thức tơ chức nghỉ lễ và mời thầy Then về làm lễ cho gia đình mình, tùy theo thầy xem trong ngày, tháng, năm nào cĩ thể tổ chức nghỉ

lễ cầu tự được Khi xem số mệnh, gia đình đĩ rơi vào cung hạn về đường con cái thì phải tổ chức làm lễ giải hạn cầu xin thánh thần phù hộ cho đường con

cái, hoặc phải làm nghỉ lễ “Cầu tự” thơng qua nghỉ lễ then cầu cúng

'Khi xem ngày gia chủ phải đến nhà thầy Then đặt “giàu” gồm một bát gạo gĩi trong vuơng vải trắng, một ít tiền (khoảng 20 nghìn đến 50 nghìn đồng) gọi là tùy tâm tại bàn thờ Thánh của thây Then, thầy Then thắp hương,

dùng chuơng, nhạc sĩc, đàn tính thỉnh với thánh thần để chọn ngày làm lễ cho

gia đình người làm lễ, Khi đã chọn được ngày cĩ sao lành, sao tốt “Ngảy:

phúc sinh, hiến an” thì mới tiễn hành tơ chức nghỉ lễ cầu tự được Thầy hẹn đúng ngày đĩ gia chủ cho người nhà đến đĩn thầy về làm lễ cầu tự cho gia đình mình

Trang 26

Sau khi thống nhất giữa thầy Then và gia chủ về ngày tổ chức thực hiện nghỉ lễ cầu tự, gia chủ vẻ bản bạc cùng gia đình, dịng họ chuẩn bị mọi điều kiện tỉnh thần và vật chất đây đủ cho việc làm lễ như: Báo cáo tổ tiên về việc làm lễ bằng hương, rượu, nước chè,v.v tại bàn thờ tơ tiên gia chủ; chuẩn bị vật chất gồm lợn, gà, vịt, gạo, rượu, hoa quả,v.v và các loại thực phẩm khác

để chế

n phục vụ các lễ cúng tế diễn ra từ đầu buổi lễ cho đến khi kết thúc,

một số thực phâm này cịn dùng đề làm lễ trả thây sau khi thực hiện nghỉ lễ

xong, ngồi ra cịn dùng để phục vụ nhu cầu ăn uống của gia đình dịng họ

trong ngày diễn ra nghỉ lễ; chuẩn bị các loại giấy màu, tiền vàng (tiền âm cắt bằng giấy) ngũ sắc để phục vụ cúng tiến trong quá trình diễn ra nghỉ lễ; chuẩn bị các loại cây nứa dùng để làm cầu Thiên - Địa, các cây chuối, khoai mơn tượng trưng cho cây bản mệnh, cây trường tổn,v.v cuối cùng là khơng gian diễn ra nghỉ lễ tại nhà gia chủ Đề chuẩn bị cho nghỉ lễ cầu tự trong gia đình người Nùng gồm nhiều lễ thức, thường do thầy Mo, hoặc thay Then chi tri

~ Lễ vật trong nghỉ lễ cầu tự gồm cĩ 6 mâm lễ vật, và các vật phim sống dùng để cầu cúng trong nghỉ lễ cầu tự gồm:

+ Mâm bàn Thánh (mâm của thầy Then ngồi khi hành lễ): 3 bát hương, 3 bát gạo đong đầy cĩ ngọn, một chiếc gương nhỏ, 5 chén nước,

một cảnh lá bưởi

+ Mâm chính cầu (mâm thượng): Mâm này đặt dưới chân cầu Thiên, cầu Địa, đây là mâm tiền, vàng, quần áo trong lễ bắc cầu

+ Hai mâm hành lang (mâm chay): Mâm bên phải thờ Tơ tiên, mâm

bên trái thờ Táo quân, được đặt 2 bên mâm chính cầu

+ Mâm Thánh: Mâm này thờ thánh thần, Thổ cơng, Thiên đình, binh

mã,v.v mâm này được sắp cuối cùng trong lễ bắc cầu

Trang 27

+ Một con ngơng cịn sống: Con ngỗng tượng trưng cho Thiên nga đưa mạng sinh, mạng số của gia chủ lên Thiên đình

+ Một con vịt cịn sắng: Được coi là con vật thiêng trong tâm linh, vịt

là vị sứ giả của mường trần gian với mường trời Đây vừa là ơng lái đị, vừa là chiếc thuyền chở đồn tuỳ tùng của chúa Then cùng lễ vật qua sơng lên Thiên đình và ngược trở lại + Hai con cá chép nhỏ: Tượng trưng cho vua Diêm Vương (vua hiền, vua ác) ~ Trong nghỉ lễ cầu, tự gia đình gia chủ cịn phải chuẩn bị một số nghỉ trượng như:

+ Nhà Long đình: Gồm 2 tầng, 8 mái, lợp ngĩi âm dương dùng cho Ngọc Hồng ở khi xuống trằn gian

+ Nhà Giải hạn: Đây là dãy nhà dùng trong việc giải hạn của gia đình chủ nhà, tùy theo gia đình cĩ bao nhiêu người thì làm bằng đấy cái và dùng để cho (Mẹ Bjoĩc ) và đồn tùy tùng của Ngọc Hồng xuống trần gian ở khi

xuống trần gian

+ Cây Bán mệnh: Là một cây chuối nhỏ để cả dé va lá, cây chuối là cây biểu tượng sâu sắc nhất cho khát vọng sinh con đẻ cái, con cháu khỏe mạnh của người Nùng

+ Cây Trường thọ: Là một khĩm trúc nhỏ thay cho cây thơng (cây trường tho),

+ Câu Thiên - Địa: Được làm bằng 2 cây nứa cĩ cả gốc rễ, nối với nhau bằng các bậc thang và 2 dải vải trắng, đen, tượng trưng cho chiếc cầu nối giữa

bên âm và bên dương

2.1.3 Lễ đĩn thầy Then

Đúng ngày hẹn người nhà của gia chủ làm lễ (trong đĩ cĩ người chồng

gia chủ) cùng đến nhà đĩn thay Then Khi di mang theo một bát gạo một it

tiễn, một thẻ hương, thầy Then đặt những thứ đĩ lên ban thờ Tổ tiên, các bàn

Trang 28

ngửa nghĩa là các ban đã về đầy đủ Khi các ban đa được hiệu triệu đầy đủ, yên vị, thầy bắt đầu bài thỉnh:

Mười năm về trước

Nam nam vé sau

Cita nha ching duge binh an

Dương gian khơng được mạnh khỏe 'Nhộn nhạo táo tiên

“Thất tài hao quả (của) Lục Bjoĩc nghị khâm Cần nịn bồ tắm Cảm nịn bố vinh Pi noọng áo a Bồ yên bố ơn Pi noong do a Tai ta nhất tâm bản bạc Chính căm khẫu phức pay vằn

Căm khâu slan pay bỏi Slay ban tau sa hàn Slay ban ny lợi oĩc

Mỹ ăn lỗi đưng tịa Mỹ ăn sá tổ tiên

Lục lìm pay bỏi đây thư Slây du nứ ca chúng

Thĩi mà thúng tham pác ối Lưực đây vẫn khao

Phúc sinh lùng làn Hiểu an lùng bào

Háp cú oĩc háng pay khai Chính oĩc cay pay slr

Trang 29

Dich nghia:

Lo day mọi mịn đầy đủ

Mười năm vỀ trước Năm năm về sau

Nhà cửa khơng được bình an

Dương gian khơng được mạnh khỏe Nhộn nhạo táo tiên

Thất tài hao quả (của) Con hoa nghĩ khổ Đêm ngủ khơng say Ngày lo suy nghĩ Khơng yên khơng ồn Anh em, chú bác Thơng gia bàn bạc

Aang gạo trắng đến quan

Mang gạo đi bĩi

Thây xĩm dưới bĩi ra Thay xĩm trên bĩi thấy

Gia đình xưa lầm lỗi

Lâm lỗi với Tổ tiên

Con cháu đều biết

Thay Thién đình bảo đúng Về nhà hỏi ơng bà

Ơng bà bảo cúng

Xudng thang di héi thay Đi theo thẩy xem sách Ơng thầy báo ngày tốt

Trang 30

Tìm được ngày phúc sinh ~Xem được ngày đại xá Phúc đức được bảo tồn Hi

Génh củi ra chợ bán

an được bảo hộ

Mua sắm của mang vẻ

Mua ga vit day dit Cĩ các thứ đồ lễ

Trường hợp khi chúa Then trình bày nhưng Tổ tiên và các quan về dự

chưa muốn giúp việc cầu tự vì lời thỉnh chưa làm cho Tổ tiên và các quan động lịng thương, gia chủ lại phải nhờ chúa Then gọi đờ kêu than cho Lời

than thật ai ốn, khân thiết nài ni Lic nay thay Then ding dan tinh va nhac sĩc để than van:

Tổ tiên thác âm phủ thương thân Tổ tiên thác về âm thương hại

Đại vàng đêm nay vào phú thế thân

Đại vàng kim ngân thế số

Té tiên đại xá

Na khả lục lậm pay dai Ná khả lan hai chạu

Trang 31

Trong lễ thức bắc cầu Thiên - Địa, gia chủ 03 mâm lễ vật gồm: Mâm

chính cầu ở giữa chân cầu Thiên - Địa, 2 mâm chay 2 bên và mâm thánh được đem đến đặt bên ngồi mâm chính cầu

~ Mâm chính cầu (mâm thượng) đặt cao hơn mâm thánh, sát chân cầu Mâm này cĩ các lồi hoa và 7 cây hoa làm bằng giấy ngũ sắc xung quanh, thẻ hiện là vườn hoa chốn Thiên đình Ở giữa mâm cĩ một bát gạo, bên trên cĩ một quả trứng gà cịn sống (bản mệnh của đứa trẻ), 05 chén rượu, một chiếc ơ

làm bằng giấy màu tạo thành 4 gĩc chéo nhau cho mâm chính cầu

~ Hai mâm chay (mâm hành lang), bên phải thờ Tổ tiên, bên trái thờ Táo quân Mỗi mâm cĩ 2 cây hoa ngũ sắc, một bát gạo, 2 chén rượu Ngồi cùng là mâm Thánh (mâm sát sinh), thờ Thổ cơng, các thánh thần, binh mã,v.v mâm này gồm một con gà luộc cĩ cả tiết và day đủ các bộ phận nội tạng, một cỗ xơi hoặc 5 xơi oản (khẩu pao) gĩi bằng lá chuối, một bát gạo, 5 chén rượu 02 con cá chép nhỏ đựng trong chậu nước tượng trưng là Vua

Diêm Vương (vua hiền, vua ác ) để trị tơi những kẻ ác, cứu rỗi những người sống cĩ tâm, cĩ đức

Ngồi cầu Thiên — Địa, các mâm lễ vật, trong lễ bắc cầu cịn cĩ nhà Long đình gồm 2 tầng, 8 mái, lợp ngĩi âm dương, bên trong cĩ đầy đủ xiêm y, mũ mão, tiền bạc, đồ dùng đầy đủ, để Ngọc hồng sử dụng khi xuống trần

gian, và các tịa nhà cho Hoa Vương Thánh Mẫu (mẹ Bjĩoc) và đồn tùy tùng

của Ngọc hồng ở khi xuống trần gian

~ Xung quanh chân cầu Thiên - Địa cịn cĩ các cây bản mệnh (cây chuối); cây trường thọ (khĩm trúc nhỏ) biểu hiện cho sự trường thọ; cây sâm (cây khoai mơm) là một lồi thuốc quý trị bách bệnh cho con người; một con

ngỗng cịn sống tượng trưng là Thiên Nga cĩ trách nhiệm đưa mạng sinh, mạng số của gia chủ tâu lên Thiên đình, một con vịt sống kết nối giữa âm và

Trang 32

~ Nội dung lễ bắc cầu Thiên - cầu Địa

Nội dung chính trong lễ bắc cầu Thiên - cầu Địa, mơ tả quân chúa Then

vào rừng lấy gỗ bắc cầu Đây là chiếc cầu mệnh liên quan đến sự trường thọ hay đoản thọ của đứa trẻ sau nảy nên phải kiếm cho được gỗ tốt, gỗ bền đẻ bắc cầu Lời ca mơ tả sự gian nan vất vả trong hành trình chúa Then và âm binh thực hiện cơng việc trèo đèo, lội suối, xuyên rừng kiếm gỗ Khi kiếm được gỗ rồi lại gặp phải sự phản đối của muơng thú và các lồi chim, chúa

Then lai phải dùng lời ngon ngọt xin muơng thú, các lồi chim đi chỗ khác làm tổ mới Chặt được gỗ tốt trong rừng sâu về, quan âm binh của chúa Then dựng cho gia chủ một cây cầu như ý, đầu cầu quay về hướng Đơng, chân cầu hướng Tây

Chăng đường của Then trong lễ bắc cầu Thiên, cầu Địa để xin hoa là chặng đường chúa Then đi từ đại bản doanh của mình lên gặp Hoa Vương Thánh Mẫu để bằm báo, được Hoa Vương Thành Mẫu đưa vào cung vua, gặp

Ngọc Hồng tấu trình cơng việc thực hiện nghỉ lễ cầu tự của gia chủ cầu xin con nối dõi tơng đường Chia Then đi qua nhiều nơi, nhiều cảnh: núi cao, rừng rậm, suối sâu, biển cả, chợ búa, phố phường, cánh đồng, dịng sơng, v

đội quân âm binh của chúa Then hùng hậu, cờ xí rợp trời, ngựa xe oai nghiêm

chuẩn bị lên đường đến gặp Thánh Mẫu xin hoa trong tiếng đàn tính, tiếng

nhạc sĩc rộn rằng:

Nào cờ hồng cờ đỏ cờ đào

Hai kích cờ ngựa, đao tam chỉ

Cờ đội nào đội ấy uy nghỉ

Giờ giao cờ uy nghỉ, yêm nguyệt

“Trong binh múa tập duyệt binh đao ‘Thuan bày búa hồng mao điểm duyệt

Trang 33

“Trong quân tiếng sáo voi sáo ngựa

Những roi sơn sặc sỡ vàng tương

then trong lễ bắc cầu thể hiện ước vọng của con người cho mọi nhà

đều cĩ cuộc sống ấm no hạnh phúc, con cháu đầy đàn, cho nên trong lời then

cĩ nhiều đoạn thơ đẹp tả những cánh đồng bát ngát, những vùng đất phong lưu, những miễn phú quý, lời then bay bơng, hưng phần như tình yêu của con người trước cảnh đẹp thiên nhiên ban tặng cho cuộc sĩng Cầu Thiên - Địa

bắc xong trước khi đồn quân âm binh của chúa Then hành trình lên thiên

đình để xin hoa cho gia chủ

2

LỄ dương sao giải hạn cho gia chủ

Khi lễ bắc cầu Thiên - Địa đã xong, cầu nối giữa hai đầu âm dương thơng nhau giữa trời và đất, thầy Then làm lễ dương sao giải hạn riêng cho vợ

chồng gia chủ Lời thỉnh mời *Tam đời, tứ đại * của gia chủ Xin cúng xin phị Chỏ cúng chỏ phị ‘TY giả vàn dừng can sinh Họ tên (gia chủ) Xĩm xã huyện Cầu Bjoĩc pan mà

Cau hoa con nam Dich nghĩa: Tổ ơng tổ bà Tứ đại đồng đường Bách họ đến nhờ quan Họ tên (gia chủ) Xĩm xã huyện Câu con chia cho

Trang 34

Mâm lễ dương sao giải hạn cho gia chủ gồm: Một con gà nhỏ khơng

mỗ bụng, dé lại một ít lơng dầu, lơng đầu cánh và một ít lơng đuơi, con gà này

xẽ thay cho gia chủ đội lễ hầu hạ Nam tảo, Bắc đầu (quan niệm khi con người

L đi phải cĩ quần áo đề mặc), 5 chén rượu dùng đề tắm cho người dương gian khi đã chết đi sẽ sống lại Hai bát cơm và 2 đơi đũa đề cho sao Hạn ăn khi ăn song x chết thay cho vợ chồng gia chủ (sao Bạch hỗ, Thiên đình là

sao hạn)

Lễ này làm xong tiền vàng trong lễ dương sao giải hạn được hĩa đi,

giao cho sao Bạch Hồ, Thiên Đình đĩng thuế âm cho gia chủ, con gà chết thay cho gia chủ được mang đi chơn trong vườn nhà Lúc này gia chủ coi như được khai sinh lại, Nam Tào, Bắc Đẫu trên thiên đình khơng cịn kiểm sốt

được nữa Đoạn niệm thần chú của chia Then: Nhất biến thiên

Nhị biến địa

Tam biến Ngọc Hồng

Tứ biến thê xác trần gian Ngũ biến đị ngang đĩn hạn Quan hạn đĩn lấy: Nhà ngĩi tir tau (4 cột) Nhà lầu hầu hạ Nhà sang tứ tịa (4 buơng ) Đĩn lấy Mâm nỗ cỗ sơi Mâm chay cỗ đầy Chín chủ lịng thành Quan thao dit lễ về cung Dit pang vé dén

‘Do nay ché 18 quan thao

Trang 35

Sai quan đưa đến nước nào

Đến châu Ân Độ, sơng Thao, Bạch Đằng

Đoạn tiếp thầy thỉnh bằng đàn tính và nhạc sĩc bằng cả tiếng Ning va tiếng Kinh nĩi với sao Hạn (lời nĩi với người chết)

Thao ới! Thao nịn dú lằng mẻ ca Anh hạn nịn dú pia mẻ béng Gi thao ới ! Sinh thao lủng tư thế đắt pang Lùng trần gian đắt lễ Nhà ngĩi thể thân

Đoạn này lời then lúc dữ đội, khi thì nỉ non, đến cửa thiên đình chúa Then thay lời gia chủ than đến Ngọc Hồng,

Nỗi hằng niềm nguyện thỉnh cầu Đúng ngày thập bát trăng tháng mười Gia gia tụng niệm người người trì kinh

Lập đại lễ hoa sinh trà quả

Dâng hương đăng tắt cả khiếu tinh

Cùng nhau hội hiệp trì kinh

Nếu sinh cĩ nhận danh huyền sỹ

"Từ tơn đại thọ âm đầy phước sinh Cháu con hiền sỹ từ đây huy hồng Hướng lộc thọ vinh quang phú quý Đạt phu nhân bẳn sỹ hiền thuần

Gia gia vui hưởng muơn phần ấm no

Mẹ hứa xẽ ban cho con thảo

Năm trai lành kế tạo lửa hương Hai gái hứa đạo thuần lương

Đời đời

Trang 36

Sau mỗi lời thỉnh thầy Then niệm thần chú theo Lúc này lời than đã

thấu tới Ngọc Hồng, xúc đơng trước lời nỉ non, chân tình của chúa Then thay

lời gia chủ, Ngọc Hồng sai Thiên Nga ra kiểm tra lễ vật của gia chủ thành

tâm dâng cúng Thiên Nga dẫn đồn quân chúa Then đến cung Ngọc Hồng,

mang mạng sinh, mạng số của vợ chồng gia chủ đến tâu với Ngọc Hồng, mong Ngọc Hồng nhận lễ vật và tắm lịng thành của gia chủ

Sau khi xem mạng sinh, mạng số của vợ chồng gia chủ, Ngọc Hồng

cùng Hoa Vương Thánh Mẫu nhận lời giúp cho gia chủ đạt được ý nguyện của mình Lúc này chúa Then cùng đồn tùy tùng thay lời gia chủ cảm tạ Ngọc Hồng ra về, cùng gia chủ chuẩn bị nghỉ lễ đĩn tiếp Ngọc Hồng, Hoa 'Vương Thánh Mẫu xuống trần gian giúp cho gia chủ thực hiện được ý nguyện

hàng mong muốn của mình

2.2.6 Đại lễ (làm mo mời Ngọc Hồng)

Khi về đến trần gian chúa Then cùng gia chủ chuẩn bị nhà Long đình

gồm 2 tằng, 8 mái, lợp ngĩi âm dương để đĩn Ngọc hồng, và chuẩn bị nhà cho Hoa Vương Thánh Mẫu và các quan trên thiên đình tùy tùng theo Ngọc

Hồng xuống trần gian ở để giúp cho gia chủ

Đại lễ (làm mo mời Ngọc Hồng) là khâu quan trọng nhất trong nghỉ lễ

cầu tự, khơng thể dùng then bình thường để thỉnh mà phải dùng lời Mo, Tào

rước Ngọc Hồng trên thiên đình xuống tran gian Chúa Then, Quan âm, Binh mã cùng Táo Quân, Tổ Tiên của nhà gia chủ đã đầy đủ trong cung Ngọc

Hồng, trình báo sự việc của vợ chồng gia chủ dưới trần gian nội dung rằng: “Do dịng họ tơ tiên sống kiếp trước và bản thân vợ chồng gia chủ ăn ở dưới tran chưa tốt, lấy nhau hai số mệnh khơng hợp duyên số, sinh con một bề tồn

Trang 37

Chúa Then thay lời Tổ tiên thỉnh cầu đến Ngọc Hồng (khơng đàn tính, nhạc sĩc) Lời thỉnh cầu:

Dich nghĩa:

Phục sinh linh kinh pao an Slường sinh lình kinh pảo an

“Thái sinh lình kinh báo tắc tị

Nhì vàng cao an linh Bảo hộ thèn thàng Bảo hộ an tồn dân "Nhờ vàng cao van tay

Sinh quan vạn tay cau vạn dân Câu trường sinh

Cáu vạn dân đây bình an

Cau day trường sinh au lục nam Cau day van dan au lục nam

Tổ tiên phát hộ bảo trường sinh

Bảo nam, bảo nữ đây an lình Đời đời tổ tiên bảo hộ tắc an khang, Quan âm Thái hượng lầo quân bảo hộ

Trường sinh cũng bình an Thái sinh cùng bảo hộ Ngọc Hồng cao thương, Giúp cho cho trưởng thọ Giúp cho tồn dân

Ngọc Hồng nhiều văn chương Van dân đều kính phục

Tì người cứu mọi người

Trang 38

Nha duge lam 2 tang 8 mai lop ngoi am dương, bên trong cĩ đầy đủ đồ dùng

sinh hoạt như khi ở trên Thiên đình cho Ngọc Hồng cùng đồn tuỳ tùng sử

dụng và tiến hành nghỉ lễ trong khi ở trần gian “Chiếu Ưjĩoe giải tồ, chiếu hoa hâu thân ” Lúc này chúa Then càng lên đồng mạnh mẽ hơn, giới thiệu cho Ngoc Hồng các lễ vật tiếp đĩn:

Nhất cầu nhất lễ trầu hoa

“Tam cầu tam lễ dương gian hau ha Ới Ngọc Hồng dỗ quốc thể hộ tâm

Ngọc Hồng dú cõi mường âm thiên cung phủ hộ Ngọc Hồng hỡi Ngọc Hồng

Cây cao bĩng cả tối cao Là ơ che nắng tồn thân

Bảo hộ bách trang bách họ Duong gian sinh nữ chậu nam

Cầu hoa nam bảo hộ

Được đời đời lập bát hương thờ phượng tơ tiên

Rồng bay cơng hộ

Rồng phượng chầu múa bào tâm

Bào cốt tổ tiên dú thể âm bảo hộ

Bào tồn sinh thái dú dương gian Bào tồn sinh nam được duy trì

Tời tời an khang trường lưu thuỷ Nam lay ma na

Cay lua sinh xơi mùa màng sung túc

Chia Then thay lời gia chủ tâu đến Ngọc Hồng những lễ vật mà gia

chủ chuẩn bị tiếp ngọc Hồng khi ở trần gian

Họ tên (gia chủ) Xĩm xã huyện

Trang 39

Dai pang trau nau

Nhà ngĩi tir tau (4 cột)

Nha lau hầu hạ

Đèn đầu kéo quân

Bam thau bat bit

Đồ chay ấm chén

Súng ống ma la phù liều Bàn thấp bàn cao Mâm cao cỗ ngọc

Quần áo tứ tân Quần là áo lượt Quần giĩ áo bay Quần hoa áo cánh

Đêm nay đại lễ lên cung Hồng Anh Hồng Ảnh ới

Đêm nay nhất tâm lịng thành

Hồng Anh buơng đuơi én cho em Buơng đuơi én cho anh

Hồng Anh buơng đuơi én để nàng tiên bay về

Chim đã số về cung

Mời Hồng Anh vào

Cho vào đúng tay áo nàng tiên

Để tiên mang về 'Biếu xén trần gian

Ngọc Hồng nhận lễ và ban quả cho gia chủ:

Quả này đức hạnh ban ra

Qua này, quà vua cha hái hoa trở về Ban về đĩng én (hoa) vào tâm

Trang 40

Lúc này Ngọc Hồng mới cười ngựa đi kiểm tra nhà Long đình cùng lễ

vật mà gia chủ chuẩn bị đĩn tiếp Ngọc Hồng xem đã đầy đủ chưa

Ngọc Hồng tỏ ý hài lịng với lễ vat gia chủ chuẩn bị đĩn tiế lời khen rằng: Ngọc Hồng hỏi gia chủ: Nhà này do thợ nào làm? Gia chủ trả lời: Do phường thợ trong làng tự làm Ngọc Hồng hỏi tiếp:

Nuơi thợ cĩ như thế nào? Lời gia chủ:

Cơm nhà 3 bữa, chủ nhà sắm cho

Gấp phường thợ làm nhà Long đình Ngọc hồng hỏi:

Cĩ được gia chủ nuơi tốt khơng?

Phường thợ trả lời:

Cĩ! Cơm ngày 3 bữa, thịt thả đầy đủ

buơng

Trần gian khéo lắm thợ ơi

Tay nghề cao trí thơng minh xây nhà

Cơm nhà 3 bữa thịt thà

Rượu ăn, nước uống thanh trà vinh hoa Ngơi nhà cao sáng thực thà

Nhất tâm, nhất lễ nhà Hồng đắt pang

Dit đại lễ đắt hành lang,

'Vườn trúc, vườn bơng, vườn thơng, vườn hồi Cầu tăng bâm ngang

Mâm khoang mâm dọc

Hoang về đất đại lễ châu hoa Hoang về đất đại pang châu Bjoĩc

Ngày đăng: 17/08/2022, 13:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w