Luận văn Đời sống văn hoá của lao động nữ trong các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương hiện nay trình bày những lí luận chung về đời sống văn hoá, khái quát và thực trang đời sống văn hoá của lao động nữ trong các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương. Qua đó đưa ra đánh giá và đề xuất ý kiến để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng đời sống văn hóa của lao động nữ khu công nghiệp tập trung ở tỉnh Hải Dương trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
NGUYÊN THỊ NHƯ
DOI SONG VAN HOA CUA LAO DONG NU TRONG
CAc KHU CONG NGHIEP 6 TINH HAI DUONG HIEN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI - 2014
Trang 2
xen
NGUYÊN THỊ NHƯ
DOI SONG VAN HOA CUA LAO BONG NU TRONG Cắt KHU CÔNG NGHIỆP Ứ TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Vân hoá học Mã số: 60310640
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HOC
§ LÊ XUÂN KIÊU
Trang 3dẫn khoa học của TS Lê Xuân Kiêu Những nội dung trình bảy trong luận văn
là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bắt kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu
của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIỆT TÁT
DANH MỤC BẢNG BIÊU
MỞ ĐÀU
“Chương l: LÝ LUẬN CHUNG VE DOI SONG VĂN HÓA VÀ KHÁI QUÁT VẺ LAO ĐỘNG NỮ TRONG CÁC KHU CONG NGHIEP 6 TINH HAI DUOD
1.1 Những vấn để lý luận chung
1.1.1 Quan niệm về văn hóa 7 1.1.2 Quan niệm về đời sống văn hóa 20
<7
1.1.3 Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa công nhân 27 1.2 Lao động nữ trong các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương 30
1.2.1 Khái quất về
khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương 30 1.22 Đặc điểm chung của lao động nữ ở các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương 34 40
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỜI SÓNG VĂN HÓA CỦA LAO DONG NU"
'TRONG CÁC KHU CƠNG NGHIỆP Ở TÍNH HẢI DƯƠNG 41
2.1 Thực trạng như cầu văn hóa tỉnh thằn của lao động nữ: Al Tiểu kết chương I 2.1.1 Nhu cầu học tập Al
2.1.2 Nhu cầu tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, giải trí “
2.1.3, Nhu cầu tham gia tổ chức đoàn thé 46
2.2 Thực trạng các thiết chế văn hóa - xã hội phục vụ các hoạt động văn hóa
cña lao động nữ ỡ các khu công nghiệp — 2.2.1 Các thiết chế văn hóa - xã hội tại các khu công nghiệp, 49
Trang 5
“Tiểu kết chương 2
Chương 3: ĐÁNH GIÁ VỀ ĐỜI SÓNG VĂN HOA CUA LAO DONG NU 'TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HAL DUONG VA Ý KIÊN ĐÈ XUẤT 70 3.1 Đánh giá về đời sống văn hóa của lao động nữ trong các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương 70 3.1.1 Những kết quả đạt được 70 3.1.2 Những vấn để đặt ra 71
3.3 Những nhân tổ tác động trực tiếp đến đời sống văn hóa của lao động nữ
trong các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương thời gian tới
3.2.1 Tác động từ phía Nhà nước, chính quyền các cấp tỉnh Hái Dương 8 3.2.2 Tác động từ phía Ban Quản lý khu công nghiệp và các doanh nghiệp 81
3.2.3 Tác động từ các tổ chức chính tị - xã hội 82
3⁄3 Ý kiến đề xuất
3.3.1 Đối với Dang, Nhà nước 84 3.3.2 Đối với các cắp lãnh đạo, chính quyền của tỉnh Hải Dương, 88
3.3.3 Đối với các tô chức chính trị - xã hội 90
Trang 6Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và xây dựng quan hệ công tác lãnh đạo, chỉ đạo và xây dựng quan hệ lao động hai hoa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp
Công trình VẺ thực trạng của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
của hai tác giả Phạm Quang Trung và Cao Văn Biền, Nxb Khoa học xã hội
xuất bản năm 2001
Công trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển của giai cấp
công nhân của tác giả Cao Văn Lượng, Nxb CTQG xuất bản năm 2001
Công trình Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của tác giả Dương Xuân Ngọc, Nxb CTQG xuất
bản năm 2004
Công trình Xây đựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đắt nước của tác giả Đặng
Ngọc Tùng, Nxb Lao động xuất bản năm 2008
Các công trình nghiên cứu trên đây đã có những đánh giá khái quát về
'thực trạng việc làm, đời sống và những vấn đề xã hội đặt ra đối với giai cấp
công nhân hiện nay; phân tích vai trò và những đóng góp quan trọng của giai
công nhân trong sự nghiệp đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tuy nhiên, nội dung liên quan đến đời sống văn hóa tỉnh thần của thanh niên
công nhân chưa được các tác giả trình bay cụ thé
Hai là, các công trình nghiên cứu về đời sống văn hóa
Các công trình không trực tiếp đề cập tới vấn đề đi
Ống văn hóa của
công nhân cũng như lao động nữ tại các KCN nói riêng mà chủ yếu đi sâu vào ấn đề lý luận và thực trạng đời sống văn hóa xã hội, đời sống văn hóa cơ sở
Trang 7Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của Viện Văn hóa, Nxb Văn hóa
“Thông tin xuất bản năm 1994
Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam do GS,TS Trần Văn Bính (chủ biên), Nxb CTQG xuất bản năm 2001
.Những vấn đề văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay của GS,TS
Hoàng Vinh, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa xuất bản năm 2006
Báo cáo Kết quả giám sát việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống
văn hoá cơ sở của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhỉ đồng, Quốc hội khóa XI, ngày 26 tháng 10 năm 2007
Ba li, các công trình nghiên cứu về đời sống văn hóa của công nhân Báo cáo kết quả khảo sát nâng cao đời sống văn hoá tỉnh thần của công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của Tơng Liên
đồn Lao động Việt Nam, tháng 8 năm 2007
Viện nghiên cứu thanh niên, Báo cáo kết quả Điểu tra die luận của
thanh niên công nhân về tác động của suy thoái kinh tế đến việc làm và đời
sống của thanh niên công nhân, tháng 3/2009
Đề tải nghiên cứu khoa học của Tổng LĐLĐ Việt Nam “ lang cao đời sống văn hóa tỉnh thần của CNLĐ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX)" [64] đã đề cập đến thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của
'CNLĐ trên một số khía cạnh như nhận thức, ý thức tham gia các hoạt động
văn hóa ở KCN, KCX và khu nhà trọ; các thiết chế phục vụ hoạt động văn
hóa, văn nghệ của công nhân các KCN, KCX
Viện Sử học- Viện Khoa học xã hội Việt Nam nghiên cứu đề tài “
Trang 8
hội nhập quốc tế”, thuộc chương trình: “Xây đựng con người và phát triển văn hoá Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế” [74], trong đó
nhóm tác giả dã làm rõ khái niệm, nội hàm của văn hoá và đời sống văn hoá của
GCCN Việt Nam, đánh giá thực trạng đời sơng văn hố của cơng nhân trong các
loại hình DN, dự báo triển vọng đời sống văn hoá của GCCN Việt Nam
Báo cáo kết quả nghiên cứu của Bộ Lao động, Thương bình và xã
hội Thực trạng đời sống NLĐ trong các KCN, KCX và các khuyến nghị
chính sách [62] nhóm nghiên cứu đã tập trung phân tích bối cảnh kinh tế xã hội và những ảnh hưởng tới NLĐ (khủng hoảng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng ); Cung cấp thông tin, cơ sở thực tiễn và đánh giá thực trạng về đời sống của NLĐ trong các KCN, KCX; Rà soát, hệ thống luật pháp, chính sách hiện hành liên quan đến vấn đề nghiên cứu; đưa ra các khuyến nghị chính sách cho các bên liên quan (cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, DN, NLĐ) nhằm ổn định đời sống cho NLĐ với những giải
pháp trước mắt và lâu dài
TS Lê Thanh Hà trong cuốn, Xây đựng, phát tiển văn hoá GCCN
trong quá trình hội nhập quốc tế [37], phản ánh thực trạng đời sống văn hoá
của CNLĐ và đề xuất các giải pháp cải thiện đời sống văn hố cơng nhân
Dé án xây dựng đời sống văn hố cơng nhân lao động ở các khu công
nghiệp đến năm 2015 do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chủ
Luận văn thạc sĩ Văn hóa học Xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân tại các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn Hà Nội của tác giả Nguyễn
“Thị Thùy Yên, Dai học Văn hóa Hà Nội, năm 2006
Trang 9người lao động một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phó Hà Nội của tác
giả Nguyễn Thúy Hằng, Đại học Văn hóa Hà Nội, năm 2009
Luận văn thạc sĩ Văn hóa học Đởi sống văn hóa của công nhân ở trọ
trên địa bàn xã Kim Chưng, huyện Đông Anh, Hà Nội của tác giả Chu Hồng
Minh, Đại học Văn hóa Hà Nội, năm 2010
Luận văn thạc sĩ Văn hóa học Đời sống văn hóa tỉnh thần của lao động
nữ ở các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay của tác giả Trần Minh
Lợi, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, năm 2011
Bắn là, những công trình liên quan đến đội ngũ công nhân ở tỉnh
Hai Duong
Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, chương trình công tác, báo cáo, công trình nghiên cứu, với các nội
dung nhằm xây dựng đội ngũ CNVC, LĐ vững mạnh, đáp ứng yêu cầu CNH,
HĐH đất nước Cụ thể như:
~ Năm 2002, LĐLĐ tỉnh Hải Dương đã tái bản cuốn “Lich sử phong
trào CNVC, LÐ và cơng đồn tỉnh Hải Dương tập II” Nội dung cuốn lịch sử
đã trình bày một cách hệ thống quá trình hình thành và phát triển của phong
trào CNVC, LÐ tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 1955-2002 Ci sách là
nguồn tư liệu phong phú, tin cậy và phương pháp nghiên cứu khoa học, lôgíc
đã trình bày có hệ thống quá trình trưởng thành và phát triển của đội ngũ
CNVC,LĐ và tổ chức Cơng đồn Hải Dương Cuốn sách đã khẳng định những đóng góp to lớn của đội ngũ CNVC, LĐ và tổ chức CÐ tỉnh Hải Dương trong sự nghiệp cách mạng của đất nước và dân tộc, cũng như xây dựng tinh Hải Dương giàu dep văn minh
= Nam 2006, LDLD tinh Hải Dương thực hiện Đề tài “Đánh giá thực
Trang 10luật trong CNLĐ tỉnh Hải Dương Nhưng các bài viết chủ yếu phản ánh từng vấn đề đơn lẻ chứ chưa có bài viết hay công trình nào đi nghiên cứu sâu và đánh giá một cách khái quát, có hệ thống, có số liệu minh chứng đẩy đủ về
lao động nữ trong các KCN ở Hải Dương
Đó là các công trình đã nghiên cứu liên quan đến đời sống văn hóa nói
chung và đời sống văn hóa của công nhân nói riêng Tuy nhiên, việc nghiên cứu về đời sống văn hóa của lao động nữ tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương thì chưa có ai đi sâu nghiên cứu Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Đời sống văn hóa của lao động nữ trong các khu:
công nghiệp ở tính Hải Dương hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
văn hoá học tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu cũ: văn
+ Mục đích
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về đời sống văn hóa, luận văn
nghiên cứu thực trạng đời sống vn héa cia lao động nữ khu công nghiệp
tập trung trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian vừa qua; đẻ xuất một số kiến nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng đời sống,
văn hóa của lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp tập trung của dia phương trong thời kỳ đây mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước,
hơi nhập quốc tế
+ Nhigm vụ
~ Hệ thống những vấn đề lý luận về đời sống văn hoá
~ Đánh giá thực trạng đời sống văn hoá của lao động nữ khu công nghiệp tập trung ở tỉnh Hải Dương từ năm 2008 đến nay
~ Đề xuất một số kiến nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
Trang 11Hải Dương trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
~ Đối tượng nghiên cứu: đời sống văn hoá của lao động nữ trong các
'khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương
~ Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng đời sống văn hoá lao động nữ khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương từ năm 2008 đến nay
+ Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại 2 khu công nghiệp của Hải Dương là: khu công nghiệp Đại An, khu công nghiệp Nam Sách
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đường lối văn hóa của Đảng, đồng thời vận dụng tổng hợp các
phương pháp sau:
~ Phương pháp phân tích tổng hợp: Áp dụng trong phân tích làm rõ kết
quả đạt được, những hạn chế và những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng đời
sống văn hóa tinh thần của lao động nữ trong các khu công nghiệp trên địa
ban tỉnh Hải Dương
~ Phương pháp thắng kê so sánh: Đề tài sử dụng các số liệu thông kê đẻ hệ thống hóa, khái quát hóa, phân loại, so sánh nhằm đưa ra những kết luận về thực trạng đời sống văn hóa của lao động nữ các khu công nghiệp trên địa bàn
tinh Hai Duong
~ Nghiên cứu định tính: tiễn hành phỏng vấn sâu với một số lao động
Trang 12~ Nghiên cứu định lượng: lập bảng hôi, phát phiếu điều tra với số lượng 400 phiếu
6 Đồng góp mới của luận văn
Luận văn nghiên cứu thành công sẽ có những đóng góp sau:
~ Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về đời sống văn hóa
~ Đánh giá thực trạng đời sống văn hóa của lao động nữ tại các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Hải Duong, làm rõ những kết quả đạt
được và những vấn đề đặt ra hiện nay
~ Đề xuất kiến nghị góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng đời sống văn hóa của công nhân lao động nữ tại các
khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời kỳ diy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế 7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về đời sống văn hóa và khái quát về lao
động nữ trong các khu công nghiệp 6 tinh Hai Dương
Chương
Thực trạng đời sống văn hóa của lao động nữ trong các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương
“Chương 3: Đánh giá về đời sống văn hóa của lao động nữ trong các
Trang 13‘Chuong 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỜI SÓNG VĂN HOA
VA KHAI QUAT VE LAO DONG NU’
TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 6 TINH HAI DUONG
1.1 Những vấn đề
luận chung
1.1.1 Quan niệm về văn hóa
‘Van hoa la gi? Cau hỏi đó không phải đến bây giờ mới được đặt ra Sự
phat triển của loài người gắn liền với văn hoá ngay từ những bước đi lịch sử
đầu tiên của mình Văn hoá xuất hiện cùng với con người Tuy không phải
ngay lúc đó đã có một khái niệm văn hoá nhưng có thể nói rằng từ văn hoá
xuất hiện khá sớm trong ngôn ngữ của nhiều dân tộc trên thế giới ngay từ thời cổ đại như Trung Hoa, Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp
Ở phương Đông, từ văn hoá mà chúng ta đang sử dụng có cội nguồn
từ tiếng Hán Trong ngôn ngữ Hán, hai từ văn và hoá xuất hiện khá sớm,
như hai từ đơn có nghĩa riêng biệt Vấn có nghĩa là vẻ đẹp, hod có nghĩa là
biến đổi, biến hoá Văn hoá gộp lại theo nghĩa gốc là làm cho đẹp, trở thành
đẹp đẽ Người Trung Hoa quan niệm, văn có nguồn gốc linh thiêng từ trời
nên chỉ có thánh nhân mới có thể sở hữu được văn Thánh nhân bằng các
hoạt động và lỗi ứng xử của cá nhân mình để truyền dẫn văn đến cho xã hội
loài người, cảm hoá con người Từ đó, văn có nghĩa là hình thức đẹp để biểu hiện trong lễ, nhạc, cách cai trị, đặc biệt trong ngôn ngữ, cư xử lịch sự Nó biểu hiện thành hệ thống quy tắc ứng xử được coi là đẹp đề Lưu Hướng (77- 6 TCN) đời Tây Hán được coi là người sử dụng từ văn hoá sớm nhất với ý nghĩa như một phương thức giáo hoá con người Dần dần, nó trở thành quan
niệm truyền thống của người Trung Hoa, coi văn hoá là văn trị giáo hoá theo
Trang 14thoại, truyền thuyết, các lễ hội, tín ngưỡng dân gian, các anh hùng dân tộc,
các nhân thần có công dựng nước và giữ nước, các loại hình nghệ thuật trình diễn như vũ điệu, âm nhạc, hò vẻ, sân chơi cỗ truyền, đờn ca tài tử các giá
trị văn hoá tinh thần của dân tộc như chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân
đạo, ý thức công đồng, tinh thần khoan dung, đề cao nghĩa tình, đạo lý, lạc
quan yêu đời Đó là các giá trị về đạo đức, pháp lý và thẩm mỹ của dân tộc
như lương tâm, phẩm giá, danh dự, trách nhiệm Các sản phẩm văn hoá vật
thé va phi vật thê là cơ sở để tạo nên môi trường văn hoá tỉnh thần liên kết sức mạnh của các nhóm xã hội và các thế hệ, tạo nên sức sống của dân tộc trong
cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước Đồng thời, chính mơi trường văn hố này đã nuôi dưỡng và hình thành các thế hệ tiếp nối nhau để xây dựng và phát triển đất nước Môi trường văn hoá là thiên nhiên thứ hai để nuôi dưỡng và
phat triển nhân cách của con người Các sản phẩm văn hoá tác động đến cộng
đồng thông qua các thiết chế văn hoá - xã hội như gia đình, trường học, trung tâm văn hoá, thư viện, cơ quan thông tin dai chúng Đây là “cốt vật chất” đề tổ chức và chuyển tải các giá trị văn hoá đến công đồng Như vậy, đời sống văn hoá bao gồm toàn bộ các hoạt động của cá nhân và cộng đồng Sau đây là một số khái niệm về đời sống văn hóa:
Trong công trình X4y dựng và phát triển đời sống văn hoá của giai cắp công nhân Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, PGS,TS Nguyễn
'Văn Nhật và nhóm tác giả đưa ra hai cách tiếp cận về đời sống văn hóa theo
nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
~ Theo nghĩa rộng, đời sống văn hố là tồn bộ những hoạt động sinh
sống có ý thức của con người - cả cá nhân và cộng đồng - trong quá trình hấp
thu và sáng tạo các giá trị vật chất và giá trị tỉnh thần theo hướng chân, thiện,
mỹ nhằm thích ứng nhu cầu tồn tại của xã hội, mà trung tâm là sự tồn tại và
Trang 15~ Theo nghĩa hẹp: Đời sống văn hoá thường được dùng để chỉ đời sống, tỉnh thần của con người, phân biệt với đời sống vật chất Song trên thực tế, đời sống tỉnh thần và đời sống vật chất luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau Không có một đời sống tinh thần nảo mà lại thiếu những cơ sở vật chất nhất định Chẳng hạn, muốn trau đồi kiến thức thì phải có sách vở Ngược lại, cũng không có một đời sống vật chất nào mà không có yếu tố tinh thần hàm chứa ở bên trong Ví dụ như ăn uống không chỉ đơn thuần để cho khỏi đói khát mà còn ăn uống theo nghệ thuật 4m thực nữa
Trong cuốn “Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của
Dang”, Khoa Van hóa xã hội chủ nghĩa - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm:
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, mà đời sống xã hội là một phức thức các hoạt động sống của con người, nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tỉnh được đáp ứng làm cho con người tồn tại như một sinh thể, còn như cầu tinh thần thì giúp cho con người tồn tại như một sinh
tức là một nhân cách văn hóa [28, tr.434]
Cũng trong giáo trình: “Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của
Đảng ”- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh quan niệm:
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm tổng
thể những yếu tố hoạt động văn hóa vật chat va tinh thần, những tác
động qua lại lẫn nhau trong đời sống xã hội dé tạo ra những quan hệ
có văn hóa trong cộng đồng, trực tiếp hình thành nhân cách và lối
sống của con người Đời sống văn hóa bao gồm những nội dung
không tách rời các lĩnh vực của đời sống xã hội và các yếu tố cơ bản tạo nên văn hóa [28, tr269-270],
Trang 16Đời sống văn hóa được hiểu một cách khái quát là hiện thực sinh
động các hoạt động của con người trong môi trường sống để duy trì,
đồng thời tái tạo sản phẩm văn hóa vật chất, văn hóa tỉnh thần theo những giá trị và chuẩn mực xã hội nhất định nhằm không ngừng tác động, biển đối tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng sống của chính con người [42, tr.35]
'GS,TS Hoàng Vinh trong công trình nại
n cứu “ấy vấn đề hi
và thực tiễn xây dựng văn hoá ở nước ta" cho rằng:
Đời sống văn hóa là bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các yếu
tố văn hóa tĩnh tại (các sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế văn hóa) cũng như các yếu tố văn hóa động thái (con người và các dạng hoạt động văn hóa của nó) Xét về một phương diện khác, đời sống văn hóa bao gồm các hình thức văn hóa hiện thực và cả các hình
thức sinh hoạt văn hóa tâm linh [SS, tr 268]
Theo GS,TS Hoàng Vinh, đời sống xã hội là một phức thể những hoạt
động sống nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của của con người
Trong đó, nhu cầu vật chất được đáp ứng làm cho con người tồn tại như một sinh thể, còn nhu cầu tỉnh thần làm cho con người tổn tại với tư cách là một
sinh thể xã hội, tức là tồn tại như một nhân cách văn hoá Hai nhu cầu cơ bản
này xuất hiện ngay từ khi con người hình thành về mặt giống loài, tức là tir
buổi bình minh của xã hội loài người Tuy vậy, khi xã hội phát triển cao lên, đạt
tới các trình độ khác nhau của nền văn minh
tự đáp ứng nhu cầu cũng đạt tới trình độ phát triển tương ứng Từ hai nhu cầu cơ bản nêu trên hình thành nhu cầu
văn hoá, thê hiện khía cạnh chất lượng của trình độ đáp ứng nhu cầu
'Khái niệm đời sống văn hoá trong cuốn Xây đựng đời sống văn hoá ở
Trang 17nghiệp, kỹ luật lao động, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc té” (14, tr 240]
Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, ngày 12/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1780/QĐ-TTg phê duyệt ĐỀ án
“Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm
2015, định hướng đến năm 2020” với quan điểm:
~ Xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, tạo điều kiện để công nhân ở các khu công nghiệp tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong xây dựng đời sống văn hóa công
nhân ở các khu công nghiệp
~ Huy động các nguồn lực tham gia xây dựng đời sống văn hóa công
nhân trên cơ sở thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp; phát
huy vai trò chủ thê của công nhân; sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước; hướng, dẫn, tạo điều kiện của các ngành, đoàn thể
~ Tổ chức các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa công nhân phủ hợp
với tính chất, đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp và điều kiện ở từng
nơi; gắn xây dựng đời sống văn hóa với giải quyết những nhu cầu chính đáng
của công nhân
Đề án đưa ra mục tiêu chung: Xây dựng đời sống văn hóa của công chế văn hóa, thể thao
hoạt động thường xuyên, chất lượng, hiệu quả; xây dựng môi trường văn hóa
nhân ở các khu công nghiệp gắn với xây dựng các thi
doanh nghiệp lành mạnh, quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; xây
dựng đội ngũ công nhân có nếp sống văn hóa lành mạnh, có tác phong làm
việc công nghiệp, năng suất, chất lượng và hiệu quả; từng bước cải thiện,
Trang 18Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 phê duyệt Đề án “Xây
dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”, trong đó có mục tiêu: Đến năm 2015, 80% công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp có
trình độ học vấn trung học phổ thông hoặc tương đương; Tăng tỷ lệ công nhân lao động có tay nghề cao ở các ngành kinh tế mũi nhọn; phắn đấu 85% công nhân qua đảo tạo nghề
'Như vậy, việc quan tâm chăm lo đến đời sống văn hóa của công nhân
được xem là trách nhiệm của Nhà nước, người sử dụng lao động, các tỗ chức
chính trị- xã hội, của toản xã hội và của công nhân, nhằm xây dựng đội ngũ công
nhân có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức công dân, rêu lao động và yêu chủ nghĩa xã hội, có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng
nghề nghiệp, có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, có tác
phong công nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá tình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước Chính vì vậy, xây dựng đời sống văn hóa trong công
nhân cần bám sát mục tiêu chung của việc xây dựng đời sống văn hóa, đó là: Phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động về văn hóa, hưởng thụ, sáng tạo
những giá trị văn hóa, tạo nếp sống văn minh, lành mạnh, tiến bộ, những phong tục tập quán, lễ thức tốt đẹp đậm đà bản sắc dân tộc
1.2 Lao động nữ trong các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương
1.2.1 Khái quát về các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương
đến hết năm 2013, tỉnh Hải Dương đã có 11 khu công nghiệp
({KCN) được phê duyệt quy hoạch chỉ tiết và xây dựng trên tổng diện tích
2.397,11 ha, trong đó có 8 KCN đã có nhà máy hoạt động
Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương, các KCN của tỉnh được
quy hoạch có vị trí thuận lợi trong quá trình đầu tư trước mắt cũng như việc
Trang 19ý nước thải tập trung, gắn với quy hoạch các khu nhà ở công nhân, khu nhà ở chuyên gia và khu dịch vụ phục vụ KCN Vị trí đất để quy hoạch các KCN
chủ yếu bố trí ở khu vực thùng vũng, đất trồng lúa, trồng màu có năng suất
thấp dễ chuyển đôi từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp hoặc nâng cấp tir
các cụm công nghiệp sẵn có trước đây đề phát triển thành KCN
Các KCN cũng đã được bố trí quy hoạch theo tính chất ngành nghề ưu
tiên thu hút đầu tư, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, ưu tiên thu hút dự án có vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm
môi trường hoặc công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
tỉnh theo hướng công nghiệp Cho đến nay, 8/11 KCN đã đi vào hoạt động
gồm: KCN Nam Sách, KCN Đại An, KCN Phúc Điền, KCN Tân Trường,
KCN Việt Hòa - Kenmark, KCN Lai Vu, KCN Lai Cách, KCN Phú Thái
Một số khu công nghiệp tiêu biểu (đề tài tiến hành khảo sát)
'KCN Đại An do Công ty cô phần Đại An làm chủ đầu tư được thành lập ngày 24/3/2003 KCN nằm ở vị trí Km 51, Quốc lộ 5, Thành phố Hải Duong
là vị trí giao thông hết sức thuận lợi, dọc theo tuyến đường cao tốc số 5, nối
liền thủ đô Hà Nội với cảng Hải Phòng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc, KCN cách thủ đô Hà Nội 50 km, sân bay Nội Bài 80 km, cảng Hải Phòng 51 km, cảng nước sâu Cái Lan 82 km, ga đường sắt Cao Xá 1,5 km, cảng sông Tiên Kiều 2 km Đây là một khu vực có vị trí địa lý, cảnh quan và môi trường thuận lợi rắt phủ hợp cho việc xây dựng một KCN tập trung và Khu đô thị sinh thái về khoảng cách với đô thị trung tâm
KCN có tổng diện tích 664 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 1800 tỷ
Trang 20'Về tình trạng hôn nhân: Cũng theo điều tra này cho thấy có 62,3% lao đông nữ được hỏi trả lời chưa kết hôn Số lao động nữ đã xây dựng gia đình riêng tập trung chủ yếu ở độ tuôi từ 31 trở lên và phần lớn là lao động_ nữ tại chỗ Lao động nữ ở các địa phương khác đến xây dựng gia đình riêng chiếm tỉ
lệ rất thấp Số lượng lao động nữ chưa kết hôn cao cũng tác động đến sự biến đông lao động trong doanh nghiệp Nhiều công nhân nữ trở về quê lấy chồng sau một thời gian tham gia lao động công nghiệp Thực trạng này dẫn đến việc nâng cao tay nghề, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong công
nhân là nữ rất khó khăn
'Với phần lớn lao động nữ đang làm việc trong các khu công nghiệp Hải Dương là phụ nữ trẻ, chưa lập gia đình, nhưng họ ít có thời gian, môi trường,
xã hội thuận lợi để tìm hiểu và làm quen với các bạn trai Lao động trong các doanh nghiệp này chủ yếu là nữ nên cơ hội kết bạn với người khác giới của họ rất hạn chế Những công nhân nữ có bạn trai cũng gặp nhiều thách thức trong điều kiện sống xa nhà Một số nghiên cứu cho thấy, có nhiều nam nữ sống chung và có quan hệ tình dục trước hôn nhân Nhiều trường hợp không
đi tới hôn nhân, để lại những hậu quả năng nề mà do các áp lực xã hội và định kiến về giới, phụ nữ bao giờ cũng bị thiệt thòi
Về trình độ học vấn: Nhìn chung trình độ học vấn của lao động nữ
thấp Theo điều tra có 5% tổng số lao động nữ được hỏi trả lời có trình độ đại học, cao đẳng, 47,9% có trình độ trung học phổ thông; 39,9% có trình độ trung học cơ sở; 7,2% trình độ tiểu học
Số lượng lao động nữ trong các doanh nghiệp cỗ phần hóa và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trình độ học vấn cao nhất Trong doanh
nghiệp nhà nước cỗ phần hóa 66,7% lao động nữ có trình độ học vấn phổ
Trang 21
42,0% có trình độ phô thông trung học, đặc biệt trong doanh nghiệp tư nhân
chiếm tới 22,1% lao động nữ có trình độ học vấn ở bậc tiều học
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động nữ trong các khu công,
nghiệp Hải Dương: lao động nữ chưa qua đảo tạo nghề chiếm tỉ lệ khá lớn, trình độ chuyên môn tay nghề của lao động nữ còn hạn chế Chiếm tới 42,4%
là lao động nữ trong các khu công nghiệp là lao động giản đơn; 29,9% là lao
động kỹ thuật, 11,6% có trình độ trung học chuyên nghiệp và điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc cũng như thu nhập của lao động nữ
ố lao đông nữ trong các khu công nghiệp Hải Dương có trình độ đại học
chiếm tỉ lệ thấp, chỉ có 5% trong tổng số lao động nữ được điều tra khảo sát
'Nhìn chung, cơ cấu tuổi của lao động nữ chủ yếu còn trẻ, đang trong độ tuổi
sinh đẻ Về trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của lao động nữ tại khu công nghiệp thấp hơn so với trình độ học vấn, chuyên môn, nghề
nghiệp của lao động nữ trong các doanh nghiệp Nhà nước
Một bộ phận lao đông nữ, chủ yếu là lực lượng công nhân mới, những, học sinh mới rời trường phổ thông, con em nông dân và các tằng lớp nhân dân
khác tham gia vào đội ngũ công nhân, còn hạn chế vẻ nhận thức, nhất là nhận
thức về chính trị, xã hội, về ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động Họ cũng
còn những hạn chế nhất định trong việc tiếp thu những tiến bộ mới về khoa
học - công nghệ hiện đại, cũng như tác phong công nghiệp trong khi làm việc
do một số lượng rất lớn công nhân hiện nay ít được đảo tạo về tay nghề nên
chỉ làm được những việc giản đơn, không đòi hỏi tính sáng tạo, cùng với đó là tính chuyên nghiệp, ý thức tự giác, kỷ luật còn thấp Đây thực sự là một khó khăn trong việc phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân hiện nay
Do đặc điểm về giới, so với lao động nam, lao động nữ ít có cơ hội
Trang 22được 86% so với mức lương cơ bản của lao động nam Tiền lương co ban của lao động nữ trong tổng thu nhập là 71%, thấp hơn so với nam giới (73%) Mặc dù lao động nữ được hưởng các khoản trợ cấp theo các quy
định của luật lao đông nhưng tổng thu nhập của lao động nữ vẫn thấp hơn,
đặc biệt là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Nếu họ đã có việc làm rồi khi kết hôn và sinh con thì nguy cơ giữ được việc làm khó hơn nhiều so với nam giới Có con nhỏ là thời kỳ bận rộn về thời gian, khó khăn về vật chất, nên lao động nữ giai đoạn này rất ít có điều kiện để học tập nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động văn hóa tỉnh thắn Lao động
nữ thực hiện thiên chức mang thai, sinh con và nuôi con cho nên, chỉ phí
bình quân cho sử dụng một lao động nữ thường lớn hơn 10 - 15% so với
lao đông nam Mặt khác, khi sử dụng lao động nữ, người sử dụng lao động,
phải thực hiện nhiều chính sách lao động nữ, như chính sách về an toàn vệ
sinh lao động nữ; chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ đẻ; nghỉ chăm sóc con nhỏ lúc ốm đau, điều này gây nên không ít khó khăn, phiền hà cho doanh
nghiệp Nếu so sánh về sức khỏe thì lao động nữ không thể bằng lao động
nam, dù rằng nữ công nhân cũng có lợi thé trong một số ngành nghề cần sự tỉ mi, cẩn thận Tuy nhiên, trong thực tế, có những công việc mà người sử dụng lao động phải cân nhắc, lựa chọn khi tuyển chọn lao động nam hay nữ Nếu phải sắp xếp lại lao động trong doanh nghiệp thì lao động nữ nằm trong nhóm déi du chiếm tỉ lệ cao hơn Có thể thấy, lao động nữ thường
khó kiếm việc làm và cũng khó giữ được việc làm hơn nam giới
Đối với nhóm lao động nữ đã kết hôn, theo điều tra của chúng tôi, thời
gian làm việc nội trợ bình quân một ngày của phụ nữ sau giờ làm việc thường
lớn gắp 2 lần so với nam giới, thời gian ngủ bình quân của nữ giới ít hơn nam
giới khoảng một tiếng Trong khi đó, lao động nữ chưa được quan tâm thực
Trang 23đôi xử chưa thực sự bình đăng giữa lao động nữ và lao động nam Do vậy,
trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, những tác động bắt
lợi đối với lao động nữ thường lớn gắp nhiều lần so với nam
“Trong khi, tình trạng lao động nữ phổ thông ở các khu công nghiệp cao,
nhất là lao động nữ thuộc các ngành dệt, may, giảy da đa phần có trình độ
trung học cơ sở, nhưng không có điều kiện theo học để nâng cao trình độ Đối
với lao động nữ trẻ là người tỉnh khác về thì ngoài chỉ phí về ăn, mặc, sắm
ira trang bị cá nhân, tiện nghỉ sinh hoạt tối thi
thuê nhà ở, nên điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn, không đủ kinh phí để học tập, vui chơi giải trí Đặc biệt là ở một số ngành đặc thù, phân đông lao động
còn phải chỉ phí cho việc
nữ trực tiếp sản xuất phải thường xuyên làm thêm giờ, nên không có điều kiện
cũng như thời gian để theo học các lớp nâng cao trình độ
Cùng với sự ra đời của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải
Dương, số lượng lao động từ các địa phương khác đến làm việc gia tăng mạnh
mẽ trong những năm gần đây, trong đó có nhiều lao động nữ Lao động nữ từ
địa phương này đến địa phương khác có các khu công nghiệp làm việc là sản
phẩm của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa Thực tế của Hải Dương cho thấy, lực lượng nảy là
một bộ phận quan trọng trong thực hiện các chính sách phát triển của Hải
Dương Họ có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nơi đến, cũng như những đóng góp kinh tế cho gia đình và người thân
Cuộc sống của lao động nữ di cư đã có những biến đổi nhất định, bởi trước khi gia nhập nhóm công nhân, mỗi lao động nữ khi sống tại quê nhà
cũng đã sẵn có nhiều loại nhu cầu trong cuộc sống Chuyển sang một môi
trường sống và làm việc mới thì sự can thiết phải đáp ứng những nhu cầu căn
Trang 24đào tạo ở trường lớp, đa số lao động nữ đã quan tâm đến các kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỳ năng giải quyết các vấn đề, kĩ năng giao tiếp
và xây dựng chỉ tiêu tài chính cá nhân, kỹ năng thích ứng và hội nhập công
đồng Những kỹ năng này giúp lao động nữ giữ được công việc và làm việc
hiệu quả cũng như có khả năng thăng tiến hơn
Củng với các kỹ năng làm việc, được trang bị các kỹ năng sống cũng là
nhu cầu của hầu hết lao động nữ Theo khảo sát của đề tài, có 63,5% lao động nữ được hỏi cho rằng cần được phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe, phòng
chống tệ nạn xã hội và HIV/AIDS Những kĩ năng sống giúp lao động nữ tự
tin, thích nghỉ với môi trường, có khả năng đối phó và đương đầu với khó khăn, hoạch định cuộc sống để làm chủ cuộc đời mình Phần lớn lao động nữ
mong muốn được trang bị các kĩ năng này thông qua các buổi tập huấn, nói
chuyện do tổ chức Công đoàn và DN tổ chức Việc tự tìm hiểu thông qua sách báo cũng là một trong những kênh được lao động nữ sử dụng
Được nâng cao nhận thức chính trị và hiểu biết pháp luật cũng là một
trong những nhu cầu thiết yếu hiện nay của lao động nữ bởi các kiến thức này giúp lao động nữ có nhận thức đẩy đủ, đúng đắn về các chủ trương đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo điều kiện cho họ được tiếp
cận với những thông tỉn lành mạnh, có bản lĩnh vững vàng trước những tác
đông tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Nhiều
lao động nữ bày tỏ mong muốn được phổ biến những kiến thức pháp luật,
đặc biệt là những nội dung liên quan đến chế độ, chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ của NLĐ như hợp đồng lao động; tiền lương và phụ cấp; bảo hiểm xã hội, 'bảo hiểm thất nghiệp Những kiến thức này trước hết giúp họ tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình Nắm vững kiến thức pháp luật dần giúp
Trang 25các mối quan hệ xã hội cũng như hạn chế tình trạng xung đột trong quan hệ
lao động giữa lao động nữ với người sử dụng lao động Qua điều tra cho
thay, 88,3 % số lao động nữ được hỏi có nhu cầu được thường xuyên pho
biến pháp luật, kiến thức, kĩ năng xã hội
3.1.2 Như cầu tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, giải trí
Giải trí là hoạt động thẩm mĩ trong thời gian rỗi để con người giải tỏa
những căng thẳng trí não, tạo sự hứng thú, giúp con người lao động tốt hơn
Đây là những hoạt động mang tính chất tự do, không mang tính cưỡng bức
mà là lựa chọn theo sở thích Nhu cầu giải trí của lao động nữ trong các KCN ở Hải Dương thể hiện thông qua những hoạt động giải trí mả họ thường tham gia sau gid tan ca, vào ngày nghỉ cuối tuần hay dip lễ, tết Thông qua loại hình giải trí này, lao động nữ được bộc lộ những khả năng tiềm ấn của mình
Bảng dưới đây chỉ ra nhu cầu thường xuyên trong đời sống văn hóa
tỉnh thần của lao động nữ trong các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương
Bang 2.1 Nhu céiu thường xuyên trong đời sông văn hóa tỉnh thần của lao
động nữ: trong các CN tỉnh Hải Dương
Nhu cầu Số người | Tỷ lệ %
Burge hoe tap nang cao trình độ học vẫn, tay nghề 34 968 Pho bién pháp luật, kiễn thức kĩ năng xã hội 34T 383 Phố biến kiến thức chăm sóc sức khỏe, phòng chong
5 245 635 tệ nạn xã hội, HIV/AIDS
Tham gia giao lưu văn hóa, văn nghệ, biểu diễn 246 638 nghệ thuật, thể dục thể thao
Xem, nghe, đọc các tin tức thời sự, kiến thức trên 173 448
tivi, đài, báo
“Xem, nghe, đọc các chương trình giải trí, âm nhạc|_ 125 33
Trang 26
Nhu clu Số người | Tỷ lệ % trên tivi, đầi, báo
Xem internet a1 2 "Tham gia các hoạt động đoàn thanh niên, cơng đồn | 301 778 “Tham gia các hoạt động tôn giáo, lễ hội 96 25
Nguân: Theo kết quả điêu tra 400 người ở 2 khu công nghiệp Đại An và Nam
Sich vào tháng 3/2014
Như vậy, đa số lao động nữ trong các KCN của tỉnh Hải Dương đều có
nhu cầu tham gia các hoạt động giải trí như giao lưu văn hóa, văn nghệ, biểu
diễn nghệ thuật, thể dục thể thao (63,8%) Văn hóa văn nghệ, xem tỉ vỉ, nghe chủ đạo và là loại hình giải tri mang
đài, đọc sách báo vẫn là món ăn tinh
tính xã hội cao, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của đại đa số lao động nữ
Về nhu cầu giải trí, kết quả cụ thể như sau: 44,8% lao động nữ có nhu cầu xem, nghe, đọc các tin tức thời sự, kiến thức trên tivi, đài, báo; 32,3% lao động nữ có nhu cầu xem, nghe, đọc các chương trình giải trí, âm nhạc; 21%
lao động nữ có nhu cầu xem internet
Những điều trên cho thấy nhu cầu giải trí, chơi thể dục thể thao cho
công nhân lao động KCN đứng ở mức thứ 3 trong các nhu cầu thiết thực với
'CNLĐ Điều này cho thấy cần có sự phát triển đồng bộ ngay từ khi quy hoạch
co so ha ting về các thiết chế văn hóa và trở thành chương trình hoạt động
thường xuyên trong xây dựng đời sống văn hóa lao động nữ của các cấp, các ngành và tổ chức cơng đồn
làm việc trong một dây chuyền sản xuất mang tính chuyên
cho nhu cầu giao lưu bạn bè của lao động nữ ngoài giờ lao
Trang 27
động trong thời gian rảnh rỗi của lao động nữ, cao hơn so với việc đọc sách
báo (28,8%), xem tivi, nghe đài, nghe nhạc (53%), thể dục thể thao (34%) và học tập tại các cơ sở đảo tạo (6,8%)
Nhu cau gidi trí và hoạt động đáp ứng nhu cầu giải trí của lao động nữ:
cũng có sự khác nhau giữa nam công nhân Theo số liệu điều tra của Liên đoàn Lao động tinh Hải Dương năm 2012, nếu như 55,7% lao động nữ dành thời gian rảnh rỗi để xem tỉ vỉ, nghe nhạc thì ở nam công nhân là 443% 54.8% lao động nữ- đọc sách báo thì ỉ lệ này ở nam CNLĐ là 45,2% Có tới 62,6% lao động nữ dành thời gian rảnh rỗi di choi, mua sắm thì ở nam CNLD chỉ có 37.4% và 72,1% nam CNLĐ chơi thể dục thé thao thì chỉ có 27,9% lao động,
nữ giành thời gian cho việc này Điều này cũng phù hợp với khả năng kinh tế
và đặc điểm về giới của CNLĐ Thực tế trên cho thấy các hoạt động phục vụ
giải trí cho công nhân diễn ra chưa phù hợp với điều kiện làm việc và sinh hoạt
của họ Trả lời câu hỏi “đề xuất của chị về các giải pháp nâng cao chất lượng, đời sống văn hóa tinh thần của CNL tại KCN”, nhiều lao động nữ đã bày tỏ chung ý kiến: Các cấp, các ngành tạo điều kiện hơn nữa đề phục vụ nhu cầu thiết yếu cho công nhân như: bảo đảm về an ninh, nên có dịch vụ y tế ở KCN,
thường xuyên tổ chức giao lưu văn hóa văn nghệ; xây dựng nơi vui chơi giải trí cho CNLD và con em họ; xóa bỏ các tệ nạn xung quanh KCN
2.1.3 Như cầu tham gia tổ chức đoàn thể
“Theo khảo sát của đề tài, hiện nay, tai cc KCN Hai Duong, to chic
Công đoàn được thành lập nhiều nhất tại các DN so với các tổ chức chính trị
và chính trị- xã hội còn lại với tỉ lệ đoàn viên CÐ chiếm khoảng hơn 53% trên
tổng số lao động toàn KCN Về tổ chức cơ sở Đảng, theo Đảng bộ khối DN
tỉnh Hải Dương, trong 6000 DN trên địa bàn tỉnh mới có hơn 100 DN có tổ chức cơ sở đảng Đảng bộ khối trực tiếp quản lý 52 tổ chức cơ sở dáng với
Trang 28“TNHH, công ty cổ phần tư nhân và có 01 DN liên doanh với nước ngoài Như
vậy, tại KCN Hải Duong hẳu như thiểu vắng cơ sở Đảng Cũng như vậy, hiện
nay, tại Hải Dương, chưa có Đoàn Thanh niên KCN Hoạt động của Đoàn
Thanh niên đối với thanh niên công nhân chủ yếu được các xã đoàn và huyện
đoàn tổ chức bên ngoài khu làm việc, tại các xóm trọ có đông CNLĐ
Hiện nay, tại KCN Hải Dương số lượng CNLĐ có mong muốn được
tham gia tổ chức đoàn thể là rất lớn 77,8% lao đông nữ tham gia khảo sát cho rằng việc thành lập tổ chức Cơng đồn và Đoàn Thanh niên trong doanh
nghiệp là cẩn thiết Đây là một điều kiện thuận lợi đề Cơng đồn và Đoàn
“Thanh niên có thể đẩy mạnh việc thành lập tổ chức cũng như đẩy mạnh hoạt động đoàn kết, tập hợp lực lượng này Số liệu trên cũng phù hợp với thực tế hiện nay các hoạt động chăm lo đời sống văn hóa, tỉnh thần cho lao động nit tại các KCN chủ yếu do Cơng dồn tổ chức hoặc phối hợp với DN tổ chức Ở những nơi hoạt động Cơng đồn mạnh, tỉ lệ và chất lượng hưởng thụ văn hóa tỉnh thần của lao động nữ được quan tâm rõ rệt Việc thăm quan, nghỉ mát, du lịch của lao động nữ hàng năm cũng phần lớn phụ thuộc vào sự tổ chức của 'Cơng đồn Thực tế cơng tác phát triển đoàn viên, thành lip CDCS cia CD
KCN Hải Dương cũng đã chứng minh cho nhu cầu tham gia hoạt động, đoàn thể của lao động nữ Khi mới thành lập, năm 2004, mới có 05 công đoàn cơ sở (CĐCS ) với 1.725 đồn viên cơng đồn, sau 10 năm đi vào hoạt động, tính đến 6/2014 Cơng đồn các khu cơng nghiệp đã có 236 CĐCS với 82.212 đoàn viên Trong đó, riêng 6 tháng đầu năm 2014 thành lập mới được 38 CĐCS,
muốn thành lập tổ chức Cơng đồn, Đồn Thanh niên tại doanh nghiệp là để
+ nạp mới được 8689 đoàn viên Lý do chủ yếu công nhân mong
đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ Bên cạnh đó,
họ có điều kiện thuận lợi (về
hời gian, địa điểm ), cơ hội được tham gia (có
Trang 29điều kiện cho các đoàn viên được gần gũi, hiểu nhau hơn, tăng cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, kĩ năng sống
Trong số các hoạt động đoàn thể thì giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục
thé thao, vui chơi, giải trí và thăm quan, du lịch là những loại hình hoạt
đông được đại đa số lao động nữ lựa chọn Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ
học tập, nâng cao trình độ; trang bị kiến thức về sức khỏe và an toàn lao động;
trang bị các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống cũng được lao động nữ cho rằng
các đoàn thé cần triển khai khi được thành lập
Tuy nhiên, trên thực tế, việc thành lập tổ chức Cơng đồn và đồn thanh niên tại các DN ngoài nhà nước trong các KCN còn nhiều khó khăn chủ
yếu do người sử dụng lao động không hiểu bản chất vai trò nên không tạo
điều kiện, thậm chí gây khó khăn trong công tác phát triển đoàn viên và thành
lập tổ chức Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều CĐCS hoạt động yếu, chưa có hình
thức hấp dẫn để tập hợp và tổ chức sinh hoạt cho CNLĐ cũng như không bảo
vệ được quyền lợi của NLĐ khiến CNLĐ hồi nghỉ, thậm chí khơng muốn gia nhập Thực tế trên đòi hỏi tổ chức Cơng đồn cần đổi mới hình thức hoạt
đông, nâng cao trình độ, năng lực cán bộ CÐ để đáp ứng yêu cầu và thu hút, tập hop CNLD néi chung, lao động nữ nói riêng
'Như vậy, có thẻ thấy, các nhu cầu cơ bản và những biểu thị của chúng giúp chúng ta nhận ra một phần yêu cầu và tình hình của đời sống văn hóa
Tuy nhiên, các nhu cầu văn hóa có mạnh mẽ tới đâu và những biểu thị của nó
Trang 30hoạt động văn hóa, trang thiết bị cho sáng tạo văn hóa; đào tạo cán bộ văn
hóa, mặt bằng của trình độ dân trí
2.2 Thực trạng các thiết chế văn hóa - xã hội phục vụ các hoạt
động văn hóa của lao động nữ ở các khu công nghiệp
2.2.1 Các thiết chế văn hóa - xã hội tại các khu công nghiệp
Qua khảo sát cho thấy, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải
Duong không có hoặc có rất ít các thiết chế văn hóa-xã hội phục vụ các hoạt
động văn hoá tỉnh thần của người lao động nói chung, lao động nữ nói
riêng mang tính phổ biến Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Lao động
tỉnh, chỉ có 12% số doanh nghiệp có loa truyền thanh, 29% có bảng tin tuyên
truyền, 17% doanh nghiệp có sân thể thao phục vụ nhu cầu của công nhân [1,
tr9] Khi được hỏi: Xin chị cho biết, nơi chị làm việc có các thiết chế văn
hóa - xã hội không, có tới 95% trả lời không có, số còn lại trả lời có thì các
thiết chế đó chủ yếu phục vụ cho hoạt động thể thao, giải trí, hầu như không có nhà văn hóa, thư viện, nhà trẻ Nguyên nhân chính ở đây là,
cũng như nhiễu địa phương khác trên cả nước, công tác xây dựng, phê duyệt
và cấp giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư cho các khu công nghiệp, ngay từ
đầu chưa gắn với quy hoạch xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hoá- xã hội dành cho công nhân lao động
Chính môi trường xã hội và hạ tầng dịch vụ xã hội trong khu công nghiệp như vậy đã gây ra nhiều khó khăn cho lao động nữ Quan niệm vẻ khu công nghiệp như một khu biệt lập thuần túy sản xuất, không có cơ sở hạ tằng
xã hội là nguyên nhân đầu tiên khiến cho hầu hết c:
khu công nghiệp mọc
lên với sự thiểu ác hạ tằng dịch vụ xã hôi Cuộc sống của lao động
Trang 31có chiến lược, quyết sách trong việc xây dựng môi trường xã hội, dịch vụ hạ
tầng xã hội trong khu công nghiệp là hạn chế nổi bật trong tư duy, trong
hoạch định và hành động của nhiều cấp chính quyền không riêng chỉ Hải Dương mà ở hẳu hết các địa phương khác trong cả nước có các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài Hầu hết các khu công nghiệp chưa có quy hoạch về xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tằng xã hội và các thiết chế văn hoá-
xã hội phục vụ công nhân lao động
Đối với những thiết chế văn hóa - xã hội đang được sử dụng, phục vụ
cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người lao động trên địa bàn tỉnh
thì thường nằm trong một số trường hợp sau:
Các công trình văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí hiện có do các tổ
chức, cá nhân xây dựng, mang nặng tính chất dịch vụ, dành cho đối tượng có
thu nhập cao
Hệ thống thiết chế văn hố, thơng tin, thể dục thể thao công lập do
ngành văn hoá, thể thao và du lịch quản lý hiện chưa được giao nhiệm vụ và
cũng chưa đủ điều kiện, năng lực phục vụ công nhân lao động ở các địa bàn 'Hệ thống nhà văn hố cơng nhân do tổ chức công đoàn các cấp quản lý
chưa phát huy được vai trò, tác dụng còn lúng túng về cơ chế quản lý, nội
dung, phương thức hoạt động; nhận thức, lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động
phục vụ công nhân lao động chưa đầy đủ
Một số khu công nghiệp đã xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao như: Nhà Văn hoá, phòng đọc sách, sân thể thao mini, chủ yếu dành cho đối tượng người sử dụng lao động và bộ phận gián tiếp, hành chính
Một vấn đề khác còn tồn tại là hầu như các doanh nghiệp này đều không có nhà trẻ, mẫu giáo Đối với nhóm lao động nữ đã kết hôn khi có con
Trang 32hoạt động thường nhật của bảo tảng, thư viện vẫn chủ yếu mở cửa vào giờ
hành chính, vì vậy, người xem chủ yếu là cán bộ nghỉ hưu Các đối tượng,
CNLĐ, cán bộ công chức, học sinh, sinh viên gần như không thể tiếp cận
“Thêm vào đó, các nội dung trưng bày, hoạt động chưa thật hấp dẫn người xem, quang cảnh xung quanh bảo tàng, thư viện giống cơ quan công quyền
hon la thiết chế hoạt động văn hóa cũng gây tâm lý e ngại của khách thăm
quan Cùng với đó, nhận thức của người dân nói chung và CNLĐ, lao động
nữ nói riêng về tằm quan trọng và vai trò của các thiết chế văn hóa cơ sở còn
thấp nên thường không quan tâm tới các địa điểm này
Thiết chế văn hóa là một chỉnh thể, không chỉ đơn nhất là cơ sở vật
chất mà còn bao gồm cả bộ máy vận hành, cơ chế tài chính cho các hoạt động
Tai Hai Dương, bên cạnh việc thiếu thốn về cơ sở vật chất, bộ máy cán bộ
duy trì, tổ chức triển khai hoạt động tại các thiết chế văn hóa cũng đặt ra những vấn để không nhỏ Từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, cán bộ có trình độ
chuyên môn sâu không nhiều vì vậy không vận hành được cơ sở vật chất thiết
chế văn hóa cơ sở một cách hiệu quả Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở hầu
như mới chỉ thực hiện được nhiệm vụ là điểm sinh hoạt chính trị, qua đó phổ bi
chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước chứ
chưa thường xuyên tổ chức được các hoạt động văn hóa sôi nổi, hấp dẫn
nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh than cho nhân dân nói chung và CNLĐ,
lao động nữ nói riêng, như mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra
Đối với thiết chế văn hóa cắp huyện và xã cũng còn thiếu và yếu Khảo sát tại huyện Nam Sách cho thấy có rất nhiều di tích lịch sử, công trình tôn giáo tại đây bởi Hải Dương là một trong những địa phương giàu truyền thống văn hóa, tuy nhiên, các thiết chế văn hóa đương đại phục vụ nhu cẩu sinh hoạt
Trang 33hẹp Các nhà văn hóa tại các làng, thôn, xóm nơi có đông lao động nữ ở trọ
thì cơ sở vật chất còn sơ sài và việc lao đông nữ tham gia sinh hoạt chung với
cư dân địa phương còn rất nhiều khó khăn và gần như không có Nam Sách
đã có trung tâm văn hóa- thể thao huyện và trung tâm dạy nghề, tuy nhiên
hoạt động của các cơ sở này còn cầm chừng và thực sự chưa phát huy hết hiệu quả Do thiếu kinh phí, tại các huyện có KCN chưa xây dựng được sân bãi, mua sắm trang thiết bị dụng cụ TDTT phục vụ những đối tượng là CNLĐ đang thuê trọ, tuy nhiên chính quyền các cấp đều có quan điểm luôn tạo điều kiện cho công nhân tham gia các hoạt động luyện tập TDTT để nâng cao sức khỏe, đồng thời tăng tình đoàn kết cộng đồng trong khu dân cư
Đứng trước tình hình thiếu hụt trầm trọng các thiết chế văn hóa - xã hội trong các khu công nghiệp trong khi thời gian rỗi của người lao động chủ yếu tại
khu nhà trọ, Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương đã tô chức thí điểm mô hình
Khu nhà trọ công nhân văn hóa tại khu dân cư Đại An, nơi có khu công nghiệp Đại An và số hộ gia đình có nhà trọ cho công nhân thuê chiếm tỷ lệ lớn so với nhiều khu vực khác
'Việc hình thành Khu nhà trọ công nhân văn hoá đã tạo điều kiện thuận
lợi đễ công nhân được tiếp cận, cập nhật thông tỉn đặc biệt là các chính sách
pháp luật của Đảng và Nhà nước, công đoản có liên quan trực tiếp đến công nhân nói chung, lao động nữ nói riêng Góp phần cải thiện đời sống văn hóa tinh than cho người lao động Nhờ đó nhận thức về xã hội của người lao động được tăng lên, sống đoàn kết, biết giữ gìn vệ sinh chung, bảo quản tài sản cá
nhân, tài sản chung
Hoạt động của Khu nhà trọ công nhân văn hoá đã góp phần quan trong
trong việc giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, phòng chống tệ nạn xã hội Giúp cho chính quyền địa phương quản lý địa bàn tốt hơn, đảm bảo
Trang 34'Việc hình thành “Khu nhà trọ cơng nhân văn hố” tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước, Công đoản Giúp tổ chức công đoản có điều kiện nắm bắt kịp
thời tâm tư tình cảm và những bức xúc của người lao động để có biện pháp giải
quyết phù hợp, kịp thời để ổn định quan hệ lao động và an ninh trật tự
Mối quan hệ giữa người thuê trọ (công nhân lao động) với chủ nhà trọ và hàng xóm xung quanh gắn bó mật thiết hơn Việc thực hiện nội quy khu
nhà trọ nề nếp hơn Chủ nhà trọ thực hiện đúng cam kết không tăng giá nhà
trọ, công nhân được dùng điện, nước đúng giá quy định Đây cũng là địa điểm diễn ra các cuộc giao lưu, sinh hoạt tập thể, đọc báo, xem ti vi Qua đó, người
lao động có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết xã h
quan tâm giúp đỡ hỗ trợ nhau trong cuộc sống
Tuy nhiên, sau thời gian thí điểm, ngoài những chuyển biến tích cực
nêu trên Hiện tại, hoạt động của mô hình này vẫn còn một số hạn chế Một số ít người lao động chưa chấp hành tốt điều quy định ở “Khu nhà trọ Cơng nhân văn hố”: ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh chung, cơ chế phối
hợp giữa các bên và cơ chế hoạt động của khu nhà trọ chưa rõ rằng
Việc duy trì mở tivi vào các buổi tối cho người lao động xem chưa
được thường xuyên Việc tuyên truyền đối với người lao động chưa có sự đổi
mới phù hợp với điều kiện sinh hoạt, nghỉ ngơi của người lao động( mới chỉ cung cấp thông qua tài liệu, sách báo, bản tin, tivi) chưa tổ chức được các
buổi tuyên truyền miệng, các hoạt động văn hóa văn nghệ, toạ đàm vì vậy
chưa thu hút được đông đảo người lao động tham gia
'Việc đầu tư cơ sở, vật chất mới dừng ở việc để người lao động được tiếp cận thông tin, trong khi có nhu cầu văn hoá, thể thao của họ chưa được
Trang 35Mô hình thí điểm này nằm trong Để án Nâng cao đời sống vật chất, văn
hoá, tỉnh thần cho công nhân lao động trong các khu, cụm công nghiệp” giai
đoạn 201 1-2016 trên địa bàn tỉnh Hải Dương Những kết quả và hạn chế nêu
trên sẽ được các cơ quan chức năng của Hải Dương tổng kết trong thời gian
tới đ đưa mô hình nảy hoạt động phổ biến trong các khu nhà trọ Qua đó, bổ
sung thêm một loại thiết chế văn hóa - xã hội mới ngay tại nơi cư trú của
người lao động, lao động nữ đang đi thuê nhà trọ vốn chiếm tỷ lệ lớn tại địa bàn các khu công nghiệp Hải Dương hiện nay
2.3 Thực trạng các hoạt động văn hóa của lao động nữ:
3.3.1 Hoạt động do doanh nghiệp tổ chức:
“Các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá tinh thần cho người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hải Dương hiện nay, bao gồm từ việc phổ biến, tuyên truyền chính sách của
Đăng, Nhà nước, giáo dục truyền thống, tổ chức giao lưu văn hoá cho đến các hoạt động nâng cao trí lực, thể lực, rèn luyện tác phong công nghiệp cho công,
nhân lao động Ở những doanh nghiệp có tổ chức đảng, tổ chức cơng đồn và có sự quan tâm của các tô chức này đến đời sống tinh thần của lao động nữ thì
các hoạt động văn hóa tinh thần cho lao động nữ có điều kiện được tô chức
thường xuyên hơn, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo nghệ thuật, nâng cao đời sống văn hoá tỉnh thần cho người lao động, thúc đẩy khí
thế thi dua lao động giỏi, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong các khu công nghiệp Nhìn chung, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể
thao đều có nội dung chính trị sâu sắc và văn hoá lành mạnh đã có nhiều
chuyển biến tích cực Cụ thể là:
Các hoạt động thông tin, truyền thông, tuyên truyền và giáo dục nhằm
Trang 36“Bảng 2.2 Hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT cho lao động nữ phân theo
loại hình doanh nghiệp 494% 43% l8 Không wa loi 1a mường xuyên la Rat | Khóns tổ chị
Nguén: Kết quả điều tra của tác giả luận văn
Qua kết quả trên cho thấy, doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các
hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT cho lao động nữ: công ty cổ phần có 43% chiếm ty lệ cao nhất, doanh nghiệp FDI là 29.9%, doanh nghiệp tư nhân là 21.5% và thấp hơn cả là công ty TNHH 16.9%; tỷ lệ doanh nghiệp không tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT cho CNLĐ: doanh
nghiệp tư nhân gấp 2 - 3 lần các doanh nghiệp khác là 57.6%, công ty
TNHH là 27.7%, doanh nghiệp FDI là 18.4% và công ty cổ phần là 16.9%
“Tóm lại, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến đời sống tỉnh thần của
lao động nữ bằng nhiều hình thức, trong đó không thể thiếu hoạt động văn hoá, văn nghệ TDTT Củng vất lề này hỏi chủ doanh nghiệp, có 29.1% chủ doanh nghiệp
thường xuyên tổ chức các hoạt động VH, VN, TDTT cho công nhân lao động,
lao động nữ , 46.3% rất ít tổ chức và 20.2% không tổ chức Trong những doanh
Trang 37VN, TDTT cao hơn những doanh nghiệp chưa thành lập công doan (34%, 24%), còn không tổ chức thì những doanh nghiệp chưa thành lập cơng đồn
‘cao gan gap 5 lần những doanh nghiệp thành lập cơng đồn (33%, 7.8%)
Khi hỏi Chủ tịch công đoàn về việc doanh nghiệp tổ chức các hoạt động VH, VN, TDTT, có 36.7% thường xuyên tổ chức, 51% rắt ít tổ chức, 10.9% không tổ chức và 1.4% không trả lời Xét theo loại hình doanh nghiệp cho thấy, doanh nghiệp FDI thường xuyên tổ chức các hoạt động VH, VN,
TDTT cao hơn các doanh nghiệp khác là 42.1%, tiếp đến là doanh nghiệp tư nhân là 40%, đến công ty cỗ phần là 37% và thấp nhất là công ty TNHH là
28%, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp không tổ chức các hoạt động này cao nhất lại
là doanh nghiệp tư nhân 30%, tiếp đến là công ty TNHH là 14%, doanh nghiệp FDI là 7.9% và thấp nhất là công ty cỗ phần là 7%
Khi hỏi lao động nữ về doanh nghiệp tổ chức các hoạt động trong năm
2013 cho thấy, có 36% doanh nghiệp giới thiệu truyền thống doanh nghiệp, có
34.5% doanh nghiệp tổ chức sinh hoạt văn hoá nội bộ doanh nghiệp, có 52.8% doanh nghiệp tổ chức tham quan du lịch, 20.2% doanh nghiệp tổ chức bốc thăm trúng thưởng, 17.6% doanh nghiệp tổ chức sinh nhật cho công nhân, 7.7% doanh nghiệp có xe đưa đón cho công nhân đi làm, 66.5% doanh nghiệp tổ chức cho lao động nữ sinh hoạt nhân ngày 8/3 và 20/10
"Bảng 2.3 Tỷ lệ các hoạt động văn hóa, giải trí trong năm 2013 phân theo loại
“hình doanh nghiệp ( Bang 10)
Trang 38
cáehatahrSNDCC-T wiedeDN | a | ocr] corte] AT]
ban Không biết 9.8% 157% | 8.5% ~ Tổ chức sinh | Có LEO 366% | S15 aạt VH nội | Không TS 1| 86 56DN — | Khôngbit 415 T45 | 82% Co Ta 455 | 3 Tham quen, Không du lich Không biết 16.3%, a 33.1% 99% | 75% 51% C Ta% 125%] 55 - Bắc ¬ Khơng 674% 72.7% | 388% trắng thưởng Không biết x 28 1% | S15 ~Chib chit | CO 267% 0600| 17% sinh nhật cho | Không 3% TaI% | 70.7% cv Không bit 15% 3856| 1606| 480i
xeẩm | Cô 36% P| 06% 288 đón cho công | Không Tam | 813% | 721% | 22% nhân đilầm | Khôngbiết 18% 355 1% | 61% Tổchức cho | Có 576 65| 378 | 619% LPnữ ngày | Không Te% 2% | 308% | 31% #2wà2040 | Khôngbiết 18% 6155| 1255| 36
(Chỉ tính theo người trả lời)
Xét theo loai hinh doanh nghiệp, trong năm 2013 đã tổ chức các hoạt
động giải trí, hoạt động giao lưu văn hoá với các doanh nghiệp nhằm nâng cao đời sống văn hoá tỉnh thần cho công nhân lao động nói chung lao động nữ: nói riêng Công ty cỗ phần có tỷ lệ cao nhất 48.9%, tiếp đến doanh nghiệp
FDI 41.5%, công ty TNHH 27% và thấp nhất là doanh nghiệp tư nhân 26.2%; doanh nghiệp tổ chức hoạt động cho nữ công nhân lao động nhân ngày 8/3,
20/10 và tô chức sinh hoạt văn hoá nội bộ chiếm tỷ lệ cao, còn các doanh
nghiệp tô chức xe đưa đón cho công nhân di làm và tô chức sinh nhật cho
Trang 392.3.2 Hoạt động văn hoá, thể thao của lao động nữ ở nơi cư trá
Hoạt động giải trí sau giờ làm việc của lao đông nữ KCN: 66.7% số
công nhân trả lời thường xuyên xem tỉ vi và 25.4% thỉnh thoảng xem, 32.3%
thường xuyên đọc sách báo và 47.8% thỉnh thoảng đọc, 19% thường xuyên chơi thể thao va 46% thỉnh thoảng chơi, 12.2% thường xuyên phải làm thêm để tăng thu nhập và 39.2% thỉnh thoảng làm thêm, 6.8% thường xuyên tham
quan, du lịch và 51.6% thỉnh thoảng di, 32.5% thường xuyên dọn nhà, dạy đỗ
con cái và 29.2% thỉnh thoảng làm, 29.8% thường xuyên đi chợ mua hàng và 42.3% thỉnh thoảng mua sắm, 7.4% thường xuyên đi chơi, tụ tập tán ngẫu va
59.1% thỉnh thoảng, 12.3% thường xuyên làm các công việc khác
Bang 2.4 Hoạt động giải trí sau khi hết giờ làm việc phân theo giới tinh
Trang 40công nhân ở độ tuổi 59 là 9.6% Vậy công nhân ở độ tuổi trẻ hơn, nhu cầu giải trí, vui chơi cũng cao hơn những công nhân cao tuổi
'Do điều kiện cơ sở vật chất và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
nên thông thường một vài năm doanh nghiệp có phối hợp với Cơng đồn cơ
sở tổ chức cho công nhân tham quan du lịch ngắn ngày, hoặc tổ chức sinh
hoạt văn nghệ nhằm tổng kết năm hoặc hội họp, hơn nữa ở nơi cư trú các
công trình văn hóa công cộng cũng it, vì vậy công nhân thường tự tổ chức sinh hoạt văn hóa tại nhà riêng, hay tụ tập tại nhà bạn bè
Khi được hỏi: chị thường sinh hoạt văn hóa ở đâu? Có tới 59% trả lời tại nhà bạn bè, nhà riêng hoặc nhà trọ, với hình thức chủ yéu 1a xem ti vi, doc báo, nghe nhạc, mừng sinh nhật Hình thức này phủ hợp và tiện lợi Có 13,1%, trả lời sinh hoạt tại nhà văn hóa - thể thao, nơi sinh hoạt tập thể của doanh nghiệp Có 11,9% trả lời sinh hoạt tại nhà văn hóa - thể thao khu dân cư Tỷ lệ này thấp vì các lý do: lao động nữ không có thời gian và thói quen tham gia,
các nhà văn hóa cấp huyện, thị xã đều đã xây dựng, nhưng thường xa nơi cư trú và khi tham gia phải đóng tiền, phí gửi xe nên cũng phiền toái; nhà văn hóa tổ dân phố, khu dân cư nhiễu nơi chưa có, nếu có cũng sử dụng chủ yếu
phục vụ cho hội họp của nhân dân có hộ khẩu thường trú, không có kỉnh phí
thường xuyên để mở cửa phục vụ mọi đối tượng
Trong thời gian qua, việc làm và đời sống của lao động nữ được cải
thiện một bước cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng Trong thu nhập hàng tháng của lao động nữ đã dành một khoản nhất định chỉ cho chỉ tiêu cho các hoạt động văn hóa như: đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc với người thân, tham quan du lich;
xem phim, ca nhạc; mua sách báo, tạp chí; sử dụng truyền hình cáp, internet;
chỉ cho các hoạt động thể thao Cụ thể nêu trong Bảng 2: Mức chỉ tiêu của