Khicontraibắttay với thất bại
1. 1001 kiểu "bị thất bại" của contrai
Mỗi ngày, cảm giác "thất bại" ghé thăm Minh Tân (THPT Nguyễn Du, TP.HCM)
rất nhiều lần vì những lý do "ngố tồ": Điểm kiểm tra kém bạn gái chút xíu, mời cô
bạn cùng lớp đi căn - tin bị từ chối Thanh Tâm (THPT Tạ Quang Bửu,
TP.HCM) kể: "Lần đầu tiên mình chứng kiến cảnh contrai bị thất bại là lần đội
bóng nam lớp mình để thua lớp kế bên. Mặc dù bọn con gái lớp mình thấy chuyện
đó cũng bình thường nhưng anh chàng đội trưởng đội bóng tự nhiên tránh mặt cả
lớp." Cũng có những kiểu thất bại rất người lớn, như bạn Thanh Phương (Nguyễn
Trãi, Q.4, TP.HCM): "Tớ thật sự thất bại rồi! Chứng kiến những trục trặc trong gia
đình mà tớ không làm gì được, chỉ một mình mẹ phải chạy vạy, lo toan.Tớ luôn có
cảm giác chưa làm tròn nhiệm vụ phái mạnh, của một trụ cột trong gia đình."
2. Cảm giác khi thất bại thế nào nhỉ?
Buồn là điều hiển nhiên. Nhưng đối với con trai, thất bạicòn là hơn thế nữa. Duy
Hoàng (ĐH Ngọai Thương, TP.HCM) cho biết: "Mình buồn và cảm thấy bức bối
trong người, không biết cách nào giải quyết. Có cảm giác như mình đã biến thành
một người khác." Khi gặp vấn đề, contrai không lên FB kể lể hay để status than
vãn như con gái, contrai âm thầm chịu đựng hoặc cố tình né tránh. Thanh Bình
(THPT Bình Khánh, Cần Giờ) tự nhận xét: "Cách chấp nhận thất bại của contrai
tụi mình thường là không chấp nhận nó " Ví dụ như một anh chàng vừa bị điểm
kém, buồn nẫu lòng nhưng nếu lúc đó con gái mà hỏi han, động viên, chàng ta sẽ
"phản xạ không điều kiện" liền: "Tui đâu có buồn vì chuyện ấy!"
Một cậu bạn cựu học sinh THPT Nguyễn Trãi, TP.HCM lặn mất tăm kể từ ngày
sang Mỹ du học. Đến một ngày kia hắn "bí mật" gửi email về cho cô bạn thân: "Tớ
cảm thấy mất phương hướng quá! Đến đây rồi mới thấy mình không thể nào theo
kịp chương trình. Trình độ Anh văn của mình thật tệ, 2 tháng rồi mà tớ chẳng dám
nói chuyện với ai." Cô bạn thân lại tuôn ra một tràng như đang giáo huấn. Ban
đầu, nể tình bạn bè anh chàng còn ngồi nghe, cho đến khi cô bạn hiến kế: "Hay
cậu cứ thú thật với mẹ cậu ?" thì anh chàng nổi cáu: "Cậu tưởng, nói ra mọi
chuyện với cả thế giới là dễ dàng lắm sao? Nói ra thất bại của mình với cậu là tớ
đã cảm thấy xấu hổ lắm rồi!"
Đại Nam (THPT Nguyễn Khuyến, TP.HCM) thừa nhận lúc thất bại là lúc contrai
cảm thấy cô đơn nhất, cảm giác như mình đang là kẻ thù của cả thế giới, cả thế
giới đều quay sang ăn hiếp mình. Namthường giải quyết bằng cách cáu bẳn với
mọi người, có lúc còn đập phá đồ đạc. Thường thì contrai lại phải đối mặt rất
nhiều hệ lụy sau những cách giải quyết như thế, khiến cho áp lực từ thất bại càng
thêm nặng nề.
3. Học cách bắttay với thất bại
Thử đặt cho thất bại một cái tên khác đi, ví dụ như "bài học" chẳng hạn. Khi đó
bạn sẽ lái cho não bộ của mình thôi nghĩ đến những thứ đã mất đi, mà tập trung
suy nghĩ về những kinh nghiệm, bài học đã thu được. Khi đó contrai sẽ thấy được
những hậu quả hiện tại chỉ giống như học phí để thu được kết quả lớn hơn thế
nhiều lần trong tương lai. Cách làm này cũng khiến cho contrai mình cảm thấy
trưởng thành và chín chắn hơn khi càng ngày càng tích lũy nhiều trải nghiệm.
Chẳng có gì thích hơn việc tự thấy mình đang lớn hơn mỗi ngày nhỉ?
Th.S Huỳnh Phước Nghĩa (Giám đốc dự án và đào tạo công ty Marcom) "mách
nước" con trai: Hãy vượt qua thất bại bằng cách tự đặt câu hỏi. Những câu hỏi đơn
giản kiểu như: "Tiếp theo sẽ là gì?" sẽ khiến bạn chủ động tìm hướng giải quyết
tích cực thay vì ngồi "ôm" một cục hận bự bự. Khi đó bạn còn được học thêm cách
nhìn nhận vấn đề dài hạn. Khi nghĩ đến những mục tiêu tự đặt ra cho mình trong
tương lai, tự nhiên thất bại ở hiện tại chỉ còn chút xíu.
Nói nhỏ với phe kia: lúc contrai gặp vấn đề, ra sức an ủi hay dành cả tiếng đồng
hồ để động viên là cách nhanh nhất để "dập tắt" niềm kiêu hãnh của contrai đó.
Thường thì khi đó contrai sẽ cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối khi phải để con
gái lo lắng. Con gái có thể giúp contrai bằng nhiều cách hay hơn: kể những câu
chuyện vui, rủ rê contrai xem ca nhạc, cùng tham gia những lớp học kĩ năng
Bằng cách này, chỉ số tự tin của contrai sẽ nhanh chóng phục hồi và được đà tăng
vùn vụt.
Vậy, contrai ơi, hãy chọn cho mình một tư thế thật vững vàng để bắttay với thất
bại, khi hắn tự dưng không mời mà đến nhé. Một xã hội hẳn sẽ mạnh mẽ hơn khi
được chào đón ngày càng nhiều những "tráng sĩ can trường" đã trải qua vô vàn thử
thách, chứ không phải là những kẻ "thắng cuộc rúm ró" không dám nghĩ khác hơn
là sợ thất bại.
. Khi con trai bắt tay với thất bại
1. 1001 kiểu "bị thất bại& quot; của con trai
Mỗi ngày, cảm giác " ;thất bại& quot; ghé thăm. từ thất bại càng
thêm nặng nề.
3. Học cách bắt tay với thất bại
Thử đặt cho thất bại một cái tên khác đi, ví dụ như "bài học" chẳng hạn. Khi