Nhượng quyềnkinhdoanh chống chọivới
khủng hoảng
Thay vì chọn những ngành nghề hấp dẫn để nộp đơn, giờ đây, những người tìm
việc sẽ nghĩ đến mua franchise, một kết quả kinhdoanh tốt dù trên thị trường xấu.
Mặc dù không có gì là chắc chắn và cũng không có ngành công nghiệp nào dám
đảm bảo là không bị ảnh hưởng bởi suy thoái, nhưng một số ngành dường như vẫn
làm ăn phát đạt, do đó bạn nên nổ lực nghiên cứu những ngành nghề đó, dưới đây
cung cấp 1 vài thông tin bổ ích cho bạn cân nhắc:
Mọi người sẽ “mua”, cho dù tình hình kinh tế khả quan hay bi quan. Điều mà ai
cũng nghĩ được đó là “nhu cầu thì thiết yếu hơn hàng xa xỉ phẩm”. Những ngành
công nghiệp tập trung giải quyết nhu cầu thiết yếu vẩn phát triển mặc dù suy thoái
kinh tế.
Ví dụ: dịch vụ cắt tóc. Dù nền kinh tế có thế nào, thế giới có đổi thay thì tóc vẫn
“mọc”, phải dài ra và chúng ta phải đi cắt.
Một ví dụ khác là dịch vụ hỗ trợ khai báo thuế. Ai cũng phải khai báo thuế mỗi
năm, và mọi người than phiền về thủ tục hành chính
Cuối cùng là dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em. Phụ huynh nào cũng muốn tìm 1
dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho con của mình, do đó những nhà cung cấp
dịch vụ này luôn làm việc quá công suất.
Sự thăng hoa của những ngành công nghiệp rẻ. Mọi người có khuynh hướng tiêu
dùng hàng không cao cấp trong thời khủng hoảng. Thức ăn nhanh như KFC,
McDonald’s… được mua nhiều hơn thay vì vào những nhà hàng sang trọng. Tiết
giảm trong tiêu dùng đã vô tình làm lợi cho những công ty bán quần áo, trò chơi,
dụng cụ thể thao, CD thay vì mua hàng hóa của những nhà bán lẻ (giá cao hơn).
Ngành dịch vụ trở nên hữu ích hơn bao giờ. Hãy tưởng tượng một ống nước trong
tòa cao ốc bị vỡ làm ngập tầng hầm công ty bạn, buộc công ty phải nhờ đến một
đơn vị chuyên nghiệp sửa chữa gấp. Xe hơi có sự cố, dù cho có suy thoái kinh tế
hay không, cũng cần phải bảo trì. Do đó ngành các cửa hàng bảo dưỡng, bảo trì trở
thành nghề “thịnh”. Trong cả hai trường hợp trên, mọi chi phí sẽ được phía bảo
hiểm chi trả. Vì thế franchise trong những lĩnh vực này có vẻ “cứng cựa” trước nỗi
ám ảnh khủnghoảngkinh tế toàn cầu.
Sản phẩm/dịch vụ với nhu cầu tăng trưởng cao. Theo cái điều tra về nhân khẩu học
và xã hội học, thì những ngành và chăm sóc sức khỏe cũng tỏ ra ưu thế. Một ví dụ
điển hình là cái gói chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Những người sinh trước năm
1960 (gọi là baby boomers) cần những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, những người bị
giảm biên chế cũng mong muốn nhận được gói hỗ trợ thất nghiệp. Franchise trong
những ngành/lĩnh vực đang bùng nổ như vậy là một đầu tư khôn ngoan.
Những dịch vụ giúp con người thư giãn sau giờ làm việc căng thẳng. Trong xã hội
hiện đại thì áp lực công việc là điều không thể tránh khỏi. Các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ giải trí như phim ảnh, trò chơi điện tử, du lịch, quà tặng… sẽ có cơ hội
hơn thời kỳ trước. Tuy nhiên cần phải nhớ rằng, thế giới đang tiết kiệm chi tiêu
cho những sản phẩm/dịch vụ không cần thiết. Vì thế các DN kinhdoanh trong lĩnh
vực này phải nắm bắt được lịch sử phát triển, dự đoán được nhu cầu thị trường
trước khi có quyết định đầu tư.
Chăm sóc sức khỏe trẻ em và vật nuôi. Đây là một dịch vụ tân tiến, ra đời từ hạn
chế của các ngành/lĩnh vực nói trên. Dù nền kinh tế có thế nào đi chăng nữa, người
ta vẫn đầu tư và chăm sóc cho con em và thậm chí là vật nuôi (trong xã hội phát
triển). Đừng cho rằng các dịch vụ này là dịch vụ không thiết yếu, đi ngoài quy luật
tiết kiệm chi tiêu thời suy thoái bởi vì các dịch vụ liên quan đến trẻ em như giáo
dục, âm nhạc, nghệ thuật, thể thao… luôn phải được đề cao và thực hiện xuyên
suốt.
Quả thật không khó để phân biệt 1 doanh nghiệp không thành công và 1 doanh
nghiệp thành công theo phương thức NQKD, câu trả lời quá rõ ràng. Đối với
phương thức tự kinh doanh, mọi bước đi đều phải dò dẫm từ đầu, trong khi đến
với franchise, bạn sẽ tránh được những sai lầm bằng cách nghe thông tin từ TV,
tạp chí và hướng dẫn từ người chủ thương hiệu và không giẫm lên lối mòn của họ.
. Nhượng quyền kinh doanh chống chọi với
khủng hoảng
Thay vì chọn những ngành nghề hấp dẫn để nộp đơn,. biệt 1 doanh nghiệp không thành công và 1 doanh
nghiệp thành công theo phương thức NQKD, câu trả lời quá rõ ràng. Đối với
phương thức tự kinh doanh,