Nocreation-Nochange! Con đườngthấtbạicủa
doanh nghiệp
Mà khi đã đứng im, không nắm bắt cơ hội đang vùn vụt trôi qua từng giờ, từng
phút, khi đã lạc hậu thì doanhnghiệp không thể trụ vững và sẽ sớm bị đào thải
khỏi thương trường khốc liệt.
Thay đổi và sáng tạo có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó sáng tạo là
nền tảng, là cơ sở của sự thay đổi. Một khi có sáng tạo, mơí có sự thay đổi. Một
doanh nghiệp sẽ đưa ra chiến lược đổi mới sản phẩm, thay đổi chiến lược kinh
doanh dựa trên những ý tưởng, những sáng tạo về sản phẩm, về chiến lược kinh
doanh đã được thẩm định. Ngược lại, thay đổi lại tạo cơ hội cho sáng tạo nảy sinh.
Trong quá trình thay đổi bộ mặt công ty, mỗi cá nhân, tập thể lại có những ý tưởng
mới, những sáng tạo mới nảy sinh. Cũng như khi thay đổi mẫu mã sản phẩm,
doanh nghiệp có thể sáng tạo ra chức năng mới cho sản phẩm. Bên cạnh những ý
tưởng xuất phát ngẫu nhiên, tình cờ, chợt đến, còn có những ý tưởng đã manh nha
tồn tại từ lâu nhưng chưa đề xuất, chưa bàn tới, thay vào đó trong quá trình thay
đổi, lại thấy việc áp dụng những ý tưởng sáng tạo đó là hữu ích, là phụ hợp.
Như vậy thay đổi và sáng tạo có mối quan hệ chặt chẽ. Chúng tạo thành mối quan
hệ thống nhất, liên kết, là "dầu bôi trơn" cho thành công củadoanh nghiệp.
1. Change-Thay đổi
Trong nền kinh tế hội nhập, công việc kinh doanh càng trở nên khó khăn hơn do
môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Điều đó đòi hỏi một công ty, một
doanh nghiệp nếu muốn thành công phải hết sức linh hoạt và nhạy bén.
Nhưng thực tế phần lớn các doanhnghiệp Việt Nam đều chưa có sự nhạy bén, linh
hoạt trên thương trường. Vì sao? Vì họ ngại thay đổi, thậm chí là sợ thay đổi; vì họ
khó thoát khỏi cái bóng của thành công ban đầu, khó quên được những thành công
trong quá khứ mặc dù thành công đó không hề lập lại trong tương lai. Ngay cả khi
một doanhnghiệp đã vạch ra hướng đi mới, hướng đi này lại sẽ giống một hướng
đi đã có sẵn. Cũng như trà thì phải là trà chứ không thêm bớt một thứ gì nữa.
Cũng biết rằng đôi khi "cổ hủ", không thay đổi lại là giữ lại hình ảnh sản phẩm của
mình, nhưng vô hình chung nó lại "bóp chết" chính sản phẩm đó. Lấy một ví dụ về
1 loại đồ uống, đó là Trà sữa Chân trâu Đài Loan. Tại sao sản phẩm này khi mới
có mặt tại VIệt Nam lại có thể phát triển rầm rộ và thu hút mọi người, đặc biệt là
giới trẻ đến thế? Vì đó là sự phá cách, sự thay đổi hoàn toàn diện mạo của thị
trường trà. Trước kia, thị trường trà sen, trà búp, trà đắng (khổ qua) v.v
Đó là những lọai trà cổ truyền mà phần lớn dành cho đoạn thị trường ở lứa tuổi
trung niên, lớn tuổi. Còn giới trẻ thì dường như vẫn quá xa lạ trong việc sử dụng
các sản phẩm "trà" mặc dù trên thị trường lúc bấy giờ cũng có "Nestea",
"Lipton", nhưng những sản phẩm này cũng na ná như nhau, không có sự khác
biệt đáng kể.
Và Trà sữa Chân trâu xuất hiện, không những có thêm vị sữa, có Chân trâu mà
phong cách phục vụ tại chỗ, quầy bàn cũng nhanh chóng theo kiểu fastfood, đã
thực sự tạo thành "cơn sốt" với giới trẻ. Mảng thị trường "trà" dành cho giới trẻ đã
được khai quật mạnh mẽ và thành công nhờ sự thay đổi, sự nhạy bén với thị
trường.
Vậy, để thay đổi thì một doanhnghiệp cần những gì?
- Hãy lắng nghe khách hàng chứ không phải lắng nghe chính bản thân doanh
nghiệp. Hãy quyết định một cách chính xác xem khách hàng cần gì và họ cần như
thế nào, từ đó đưa ra những phương án đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Muốn
vậy, doanhnghiệp phải vượt qua được lịch sử, truyền thống và thành công của
mình trong quá khứ. Câu nói "khách hàng là thượng đế" dù đã cũ nhưng không
bao giờ thừa.
- Hãy cam kết thay đổi dù muốn hay không. Điều này đòi hỏi những người chủ
doanh nghiệp phải có lòng quyết tâm và sự dũng cảm. Vì thường thì người ta luôn
thỏa mãn với những gì ổn định, ngay cả khi "con tàu đang chìm xuống" và sự thay
đổi dù có những khó khăn nhưng lại là cơ hội sống sót.
- Hãy nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài để thay đổi chính bản thân doanh nghiệp.
Những trợ giúp bên ngoài có nghĩa là nhờ vào những ý tưởng từ bên ngoài để áp
dụng có chọn lọc cho doanhnghiệp mình.
Dù muốn hay không, nếu doanhnghiệp không thay đổi có nghĩa là chấp nhận từ
bỏ cuộc chơi. Thay đổi là nhan tố quyết định ai là người trụ vững trên thương
trường.
2. Creation-Sáng tạo
Sáng tạo là khả năng tưởng tượng, dự đoán, phát hiện và thực hiện những ý tưởng
nếu có ích. Nền kinh tế sáng tạo (Creative economy) là sự tiếp bước của nền kinh
tế tri thức. Thực tế đã cho thấy một xã hội sáng tạo thực tế còn quan trọng cho sự
phát triển hơn là tỷ lệ tái đầu tư. Do đó sáng tạo ngày càng không thể thiếu được
trong quá trình điều hành quản lý, cũng như sản xuất kinh doanh củadoanh
nghiệp. Sáng tạo ở đây có thể là sáng tạo về sản phẩm, về chiến lược kinh doanh,
về tổ chức điều hành quản lý v.v ,
Đặc biệt chú trọng hơn hết là công tác thiết kế sản phẩm nhằm không chỉ thỏa mãn
nhu cầu đang tăng mà còn chủ động tạo ra nhu cầu mới, khai thác triệt để các
thành tựu của khoa học công nghệ, nâng cao hơn nữa năng suất.
Thực tế, những doanhnghiệp có bước nhảy vọt đều dựa vào nền tảng của sự sáng
tạo. Có thể lấy Hàn Quốc và một trong những con chủ bàicủa nền kinh tế này là
hãng Samsung làm ví dụ điển hình. Bản thân không phải là quê hương của cuộc
cách mạng kỹ thuật số, nhưng Samsung đứng đầu thế giới hiện nay trong việc khai
thác có hiệu quả các thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng đó.
. No creation -No change! Con đường thất bại của
doanh nghiệp
Mà khi đã đứng im, không nắm bắt cơ hội đang. quản lý, cũng như sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Sáng tạo ở đây có thể là sáng tạo về sản phẩm, về chiến lược kinh doanh,
về tổ chức điều hành quản