1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tương lai của truyền thông pptx

15 323 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 455,96 KB

Nội dung

Tương lai của truyền thông Kunda Dixit là một nhà báo nổi tiếng của Nepal và là chủ nhà xuất bản Himalmedia, nhà xuất bản có uy tín rất cao về tính chuyên nghiệp và lòng tự trọng ở Nepal. Nhà xuất bản này đã có vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh đòi tự do báo chí và dân chủ ở Nepal trong những năm gần đây. Sau khi nhận bằng cao học về báo chí tại trường tổng hợp Columbia, ông trở thành phóng viên thường trú của BBC World Services tại trụ sở Liên hợp quốc, sau đó làm việc cho hãng thông tấn Inter Press Services dưới cương vị giám đốc phụ trách châu Á Thái Bình Dương ở Manila. Tại đó, ông đã tham gia vào việc đưa tin và biên tập nhiều tin bài của khu vực thường bị các hãng thông tấn lớn tảng lờ. Ông là tác giả của cuốn sách: “Nghề báo khi hành tinh là quan trọng”, được sử dụng ở các trường đại học báo chí trên toàn thế giới, hướng dẫn sinh viên viết một cách có ý nghĩa về các vấn đề môi trường và phát triển. Ông cũng đồng thời là giáo sư của trường đại học Katmandu, tham gia giảng dậy về báo chí và truyền thông. XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ TỪ CƠ SỞ Đưa mắt nhìn khắp thế giới hôm nay, đâu đâu ta cũng thấy chỉ một nền văn hoá đầy đơn điệu Sở hữu về truyền thông giờ đây đang dần tập trung vào tay của một số ít người. Ngành kinh doanh văn hóa toàn cầu này coi con người như là những người tiêu dùng chứ không phải là các công dân. Nôi dung ngày càng mang tính giải trí, được đóng gói và bán như những những hộp thịt gà Mc Donald nhằm thu hút tối đa lượng độc giả trên toàn thế giới. Những tiến bộ về công nghệ thông tin và truyền thông thúc đẩy nhanh hơn xu hướng này, nhằm mở rộng khả năng tiếp cận thị trường. Cách đây mười năm, chúng ta còn nghĩ rằng Internet sẽ giúp san bằng những cách biệt trên sân chơi này, mang lại tiếng nói cho những người vốn vô thanh, nhưng chẳng phải chờ đợi lâu, không gian ảo chẳng bao lâu sau cũng bị chi phối bởi chính những thực thể đã thống trị ngành truyền thông truyền thống. Trên thực tế, sự hội tụ của truyền hình, viễn thông và mạng máy tính đã khiến cho các chủ sở hữu trong ngành truyền thông liên kết với các ngành khác để tham gia vào cuộc chơi. Và như vậy, thay vì giảm đi sự cách biệt về công nghệ số hoá, cái hố ngăn cách lại bị khoét sâu thêm. Chúng ta đã thật ngây thơ khi tin rằng Internet sẽ là một điều gì đó thật khác biệt, mang lại cho những cộng đồng bị lép vế một cơ hội được lên tiếng. Nhưng cái cơ chế thương mại chi phối Internet cũng chẳng khác gì so với cái mà nó đã thay thế. Dường như, để có thể thu hẹp khoảng cách công nghệ số, điều trước tiên chúng ta phải làm đó là giải quyết vấn đề phân biệt về giáo dục, sức khoẻ và thu nhập trong đất nước của chúng ta và trên toàn thế giới. Ở nơi nào mà truyền thông cơ sở phát huy tác dụng vốn có của nó thì ở đó nền dân chủ mới được củng cố vững chắc và do đó đem đến sự phát triển. Đó là lý do tại sao, kể cả khi chúng ta có thể tìm được những thông tin có ý nghĩa trên Internet thì thông tin ấy cũng bị chìm lấp trong mớ hỗn độn thông tin rẻ tiền, những chuyện tầm phào. Những người tìm kiếm những thông tin liên quan và có ý nghĩa cho họ dần đổ dồn về các trang web tạo nên những cộng đồng ảo mà ở đó họ tìm được sự đồng thuận với nhau. Điều này “ghét- tô” hoá họ, và Internet đã dựng lên những bức tường ngăn cách thay vì xây nên chiếc cầu nối những cộng đồng mong muốn được trao đổi với nhau. Tất cả những cái đó đã tạo nên những tác động tiêu cực đối với tính đa dạng về văn hóa của loài người, đẩy nhanh hơn quá trình biến mất của nhiều thứ tiếng, lễ hội, bài hát, và các phong cách sống khác nhau. Một số lượng đông đảo người dân trên thế giới được tiếp cận với một thứ văn hoá tiêu dùng toàn cầu thông qua truyền thông đại chúng toàn cầu, chúng làm thay đổi thói quen ẩm thực của con người, quyết định những vấn đề như: xem gì, mặc gì, nói chuyện với ai và nói chuyện như thế nào…Và khi người ta ăn thứ ngũ cốc đã được chế biến thì những loại thức ăn bản xứ biến mất. Khi chúng biến mất thì những người nông dân trồng kê, trồng rau, và trồng lúa mỳ sẽ mất kế sinh nhai. Khi có những con tàu ra khơi đánh bắt cá bằng lưới quét tận đáy thì sẽ không còn đủ cá cho những ngư dân truyền thống nữa và họ sẽ di cư đến sống ở những khu ổ chuột ở các thành phố. Những ngư dân ở miền trung Philippines đã từng sử dụng mười lăm từ khác nhau để chỉ các loại gió thổi qua các hòn đảo của họ, nhưng khi họ không còn đi biển nữa thì những từ ấy cũng biến mất. Ở Châu Á, chúng ta xem Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc như những đại diện tiêu biểu cho việc truyền thông hiện đại có thể tồn tại song song với bảo tồn văn hoá. Và một điều chắc chắn là bên dưới lớp vỏ bên ngoài của phong cách ăn mặc và ứng xử âu hoá, báo chí đã giúp người dân những nước này vừa quảng bá vừa bảo tồn nền văn hoá của họ. Về điều này, Nam Á không được thành công cho lắm. Nội dung của truyền thông được cung cấp qua ngôn ngữ địa phương không luôn đồng nghĩa với việc nó bảo vệ các giá trị và văn hoá bản địa. Có những vở kịch dài kỳ bằng tiếng Hindi trong đó các tình tiết hầu như được copy lại y nguyên những seri phim truyền hình mang tính cải lương như: “Dallas”, “Bold and Beautiful”. Những chương trình này đều mang một vẻ như nhau, các sản phẩm được quảng cáo là tất cả những vật dụng tiêu dùng do các công ty đa quốc gia sản xuất. Hầu như không mấy ai nghĩ đến phong cách sống khác, không ai dám tán thành việc hạn chế tiêu dùng lãng phí để bảo vệ bầu sinh quyển của trái đất. Kết quả là truyền thông toàn cầu đang trực tiếp và gián tiếp quảng bá cho một lối sống không bền vững mà sẽ không mang lại kết cục tốt đẹp nào trong tương lai. Người ta cứ sử dụng một mức tiêu thụ năng lượng giống như một gia đình Mỹ tiêu thụ, và đốt nguồn năng lượng hoá thạch như thể sẽ không có ngày mai. Nước Mỹ với dân số chỉ chiếm 2% dân số thế giới lại tiêu dùng đến 25% tài nguyên của thế giới. Ấn Độ, và Trung Quốc – với 25% dân số thế giới sẽ cần đến 2 quả đất nếu như công dân của các nước này sống theo kiểu Mỹ. Truyền thông định nghĩa cụm từ “giàu có” và “sung túc” theo nghĩa hẹp, không tính đến việc tiêu dùng mang lại những gì cho trái đất. Cái cách để thay đổi xu hướng đó là làm cho mọi người nhận thức được những hành vi và hành động của họ có ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên và con người. Liệu sự sung túc của họ có làm cho kẻ khác nghèo đi không? Truyền thông nên nói cho con người biết hậu quả của tất cả những gì họ mua sắm, sử dụng, hay tiêu thụ. Nhưng ngày nay, giới truyền thông lại không đặt ra những câu hỏi này, vì thế con người không nhận thức được. Và khía cạnh đáng lo ngại nhất có thể thấy trong các hoạt động chính trị. Truyền thông thuộc sự sở hữu và kiểm soát của ngành kinh doanh văn hóa toàn cầu không mang gì đến những giá trị phục vụ công cộng. Khi truyền hình, truyền thanh, và Internet được coi như một công cụ marketing thì không có sự khác nhau giữa việc bán một chiếc bánh hamburger với bán một tờ báo. Mục đích là nhằm tối đa hoá lượng độc giả sao cho sự hâm mộ của công chúng có thể chuyển thành lợi nhuận thương mại. Internet cũng đã rơi vào lối mòn này: làm thế nào để biến những cặp mắt dõi theo trang web thành những đồng đôla? Các công dân bị chủ nghĩa thoát ly thực tế của truyền thông đại chúng biến thành lãnh đạm và mê tín. Khi tin tức được đưa ra, nó được coi như một môn thể thao thu hút nhiều khán giả và như một cuộc cãi lộn không ngớt giữa những câu chuyện của ngày hôm nay với những câu chuyện của ngày hôm qua. Truyền thông không có đủ thời gian mà cũng chẳng thể vượt ra ngoài chiến lược hành động của các hoạt động chính trị để phân tích, giảng giải những vấn đề giúp cho ai ai cũng hiểu được. Trong một nền dân chủ, đây là một sai lầm tai hại. Nếu truyền thông không truyền tải thông tin và khách quan khuyến khích tranh luận về các vấn đề thì các chính sách không thể được xây dựng. Dân chủ cần sự tham gia của công chúng mà để có được sự tham gia của công chúng lại cần đến một môi trường truyền thông sôi động và đa chiều. Truyền thông là một phần thiết yếu của mạch phản hồi cho phép công dân và những nhà cầm quyền biết được cái gì đang diễn ra trong xã hội để từ đó đưa ra hành động hợp lý. Không có mạch phản hồi thì các quyết định đưa ra có thể sẽ sai lệch, nhầm lẫn, bị trì hoãn, hay bị bóp méo. Để có thể duy trì nền dân chủ, các kênh truyền thông phải thực sự trong sạch, sắc sảo và đáng tin cậy. Các chính phủ phải đối đãi ngành truyền thông khác hơn so với các ngành công nghiệp chế tạo khác, nó cần sự quan tâm sát sao hơn. May thay, cũng có khá nhiều yếu tố chống lại khuynh hướng thương mại hoá cao độ của giới truyền thông đang lan rộng khắp thế giới. Tầng lớp những người bình dân, cộng đồng cư dân địa phương đang sử dụng mạng lưới truyền thông địa phương nhằm phát triển truyền thông theo chiều ngang để thông tin không chỉ mang tính giải trí mà còn có sức mạnh chiến đấu. Họ đang tìm lại những giá trị của dịch vụ công cộng cho phép sự tham gia của công chúng trong quá trình ra quyết định, khuyến khích công chúng tranh luận các vấn đề để họ có thể đánh giá được sự lựa chọn của họ, đồng thời cho phép các nhà lãnh đạo có thể tiếp xúc, tương tác với họ. Ở nơi nào mà truyền thông cơ sở phát huy tác dụng vốn có của nó thì ở đó nền dân chủ mới được củng cố vững chắc và do đó đem đến sự phát triển. Ở nơi nào mà truyền thông không đầy đủ và không phù hợp thì ở đó thiếu đi nền dân chủ từ gốc rễ và sẽ không có được sự phát triển. Ở Thái lan, Philippines và Indonesia, sự phát triển của truyền thanh cộng đồng đã trực tiếp mang đến tiếng nói cho các cộng đồng người dân sống ở vùng nông thôn và vì thế người dân ở đây được lắng nghe. Còn ở vùng nông thôn Ấn Độ, truyền thanh chịu sự kiểm soát trực tiếp của chính phủ, rất kém phát triển và kém gắn bó. Tại đất nước của tôi, Nepal, chúng tôi đã được chứng kiến truyền thông cơ sở đã giúp các cộng đồng ở đây như thế nào để họ có thể có tiếng nói trong cuộc sống và có thể điều khiển được vận mệnh cuộc đời mình. Điều này đã làm thay đổi thái độ của họ: biến họ từ những người tin vào số mệnh, những người nông dân bị động trở thành những công dân nhạy bén về mặt chính trị, những người biết rất rõ và có yêu cầu về quyền lợi cho bản thân mình. Những sự kiện chính trị trong năm nay ở Nepal là kết quả trực tiếp của việc truyền thông tới dân chúng đã giúp có được những giá trị dân chủ từ gốc rễ như thế nào. Khắp châu Á, việc chuyển giao quyền quyết định cho các cộng đồng địa phương cũng đang giúp thay đổi cách người ta ra quyết định, chủ yếu dựa vào việc sử dụng và chia sẻ tài nguyên thiên nhiên như thế nào. Cách đây hai mươi năm, truyền thông quốc tế đã thổi phồng lên rằng nghèo đói đang buộc những người dân ở vùng núi Himalaya phải chặt phá rừng do đó gây ra xói mòn, sụt lở đất và lụt lội ở Ấn Độ, Bangladesh. Điều này phần nào đúng sự thật nhưng những gì mà truyền thông không đưa tin đó là dãy núi Himalaya Nepal ngày nay đang chứng kiến sự tái sinh của các khu rừng và độ bao phủ nhiều hơn 15% so với năm 1980. Điều này có được là nhờ cộng đồng cư dân địa phương đã được trao quyền tự quyết định bảo vệ và sử dụng nguồn rừng ở địa phương. Không phải là một sự trùng hợp khi hai mô hình phát triển nông thôn khác của Nepal đã thành công nhờ vào những nỗ lực của các cộng đồng: cộng đồng cư dân sống ở rừng và cộng đồng của hệ thống truyền thanh. Cả hai cộng đồng này đã hỗ trợ lẫn nhau và cùng nhau giúp cộng động dân cư bên kia dãy Himalaya dành lại lòng tự trọng của mình và làm cho họ có được cảm giác độc lập hơn. Suy cho cùng, đây là điều mà nền chính trị trong một chế độ dân chủ phải làm để nâng cao mức sống của người dân. Và đây cũng là nơi vai trò của một ngành truyền thông phi tập trung được phát huy cao độ. Truyền thông mang tính thương mại toàn cầu không phải là giải pháp, ngược lại, nó là một phần của vấn đề. *** Nguyễn Thanh Sơn: Chiều qua, kênh truyền hình AXN của Nhật chiếu lại bộ phimShattered Glass của hãng Lion Gate, bộ phim mà nhiều người nói, và tôi cũng đồng ý, là phải được chiếu cho toàn bộ các khoa báo chí của các trường đại học xem. Vấn đề của Internet ở những nước đang phát triển ở châu Á là khả năng tiếp cận, và thứ hai là chi phí. Kunda Dixit: Tôi nhớ rồi, đó có phải là bộ phim về phóng viên trẻ Steven Galss của tờ The New Republic, người đã dùng cách bịa ra một phần, hoặc toàn bộ các bài báo của mình để được nổi tiếng? Nguyễn Thanh Sơn: Đúng vậy. Chúng ta có thể dùng ngay bộ phim đó để bắt đầu cho cuộc trao đổi của chúng ta. Cho dù Steven Glass không phải người đầu tiên, không phải người cuối cùng, nhưng phải chăng chúng ta đang có những vấn đề lớn về đạo đức của nghề báo? Sau gần ba mươi năm làm nghề báo, ông nghĩ nghề báo đã có những thay đổi nào, so với mười lăm năm trước, khi ông đang còn là phóng viên của BBC? Ông nói cái làm ông thất vọng nhất, đó là cách cư xử của giới truyền thông trong việc đưa tin về các cuộc xung đột. Ông đã nói, giới truyền thông làm cho các cuộc xung đột trở nên tệ hại hơn? Kunda Dixit: Sau hơn mười lăm năm làm nghề báo, đưa tin về hàng loạt các cuộc chiến tranh và xung đột trên thế giới, tôi quay trở về Nepal và đối mặt với một cuộc xung đột vũ trang ở ngay quê hương của mình. Có một sự khác biệt rất lớn trong việc bạn đưa tin về các cuộc chiến tranh “ở nơi khác” so với đưa tin về cuộc chiến tranh của chính bạn, trên chính Tổ quốc mình. Và tôi thấy mình cần phải định nghĩa lại nghề báo, định nghĩa lại cách truyền thông về các cuộc xung đột, định nghĩa lại trách nhiệm của phóng viên. Tại các trường báo chí phương Tây, họ dậy chúng tôi rằng giới truyền thông sống được là nhờ các cuộc xung đột, các cuộc chiến tranh, rằng đưa những tin tiêu cực là cách tồn tại của giới truyền thông, rằng phóng viên không được can thiệp vào các sự kiện, mà chỉ là “người quan sát”, “người đưa tin”. Còn nếu như phóng viên đưa tin về những thoả hiệp, đưa tin về những giải pháp- đó không phải là “tin”. Và như thế, truyền thông về các cuộc chiến tranh hay xung đột không phải là một giải pháp, mà chính nó trở thành một phần của vấn đề. Nguyễn Thanh Sơn: Vâng, người ta đã đánh dấu hỏi về đạo đức của nghề báo khi phóng viên chụp ảnh một con chim kền kền đang rình mò một đứa trẻ châu Phi sắp chết đói. Nhưng như vậy có nghĩa là giới truyền thông phải lựa chọn vị trí mình đứng, và như vậy thì không còn có thông tin khách quan nữa? Kunda Dixit: Martin Bell, một cựu phóng viên của BBC, đã đưa ra một quan niệm mới nói về một nghề báo, một “nghề báo của sự gắn bó”, tức là [...]... tương tác với tác giả, tạo điều kiện cho độc giả tương tác với nhau…vv Như các trang điện tử của BBC hay đặc biệt là Gurdian Unlimited chẳng hạn, họ đã làm rất tốt chuyện đó Đó cũng là hướng đi với tờ Nepali Times của chúng tôi Nguyễn Thanh Sơn: Nếu như có một dự đoán cho tương lai của truyền thông châu Á? Kunda Dexit: Tôi nhấn mạnh vai trò của truyền thông cho quần chúng ở địa phương, và vai trò “địa... trình truyền thanh, giảm việc phát các chương trình quốc gia để tập trung vào các chương trình địa phương Thông qua đài truyền thanh FM địa phương, người dân có điều kiện nói lên tiếng nói của mình, vấn đề của mình, thu nhận thông tin trên thế giớivới một chi phí rất rẻ Tôi là người ủng hộ đài truyền thanh, đặc biệt ở các nước đang phát triển Nguyễn Thanh Sơn: Chúng ta đã nói nhiều đến công cụ truyền thông, ... vào phòng ngủ của nước Mỹ” Rất nhiều phóng viên đã đưa tin về chiến tranh nhìn từ góc độ của những nạn nhân của chiến tranh, và ngay khi đưa tin dưới cái nhìn của những người lính Mỹ thì cũng đưa tin dưới những góc độ khác nhau, trong đó có góc độ của những nạn nhân Chứ còn cái cách giới truyền thông đưa tin về chiến tranh Iraq thì… Kunda Dixit: Chúng ta phải nói cụ thể là giới truyền thông Mỹ Chính... nên khả năng linh hoạt của báo giấy vẫn là một lợi thế của nó, nhưng độc giả của nó càng ngày càng thu hẹp lại Một ấn phẩm báo điện tử sẽ thất bại nếu nó chỉ là bản điện tử của một tờ báo giấy Một tờ báo điện tử phải được tăng cường các dịch vụ giá trị gia tăng và khả năng tương tác, ví dụ như sử dụng truyền thông đa phương tiện, liên kết với các blog, tạo điều kiện cho độc giả tương tác với tác giả,... họ đã thua trong cuộc chiến truyền thông Và vì thế họ đã chuẩn bị rất cẩn thận cho những cuộc chiến tranh hoặc xung đột sau này Hãy xem từ Grenada, Panama, chiến tranh Iraq lần thứ nhất cho đến chiến tranh Iraq lần thứ hai, giới truyền thông Mỹ đã chỉ đưa những thông tin mà chính phủ Mỹ và bộ Quốc phòng Mỹ muốn đưa, đặc biệt là truyền hình Nếu cứ tin theo những hình ảnh của truyền hình Mỹ, thì đây là... “khoảng cách số” giữa các tầng lớp trong xã hội Ý kiến của tôi là, một khi anh chưa tận dụng hết mức các phương tiện truyền thông truyền thống, thì cũng đừng mong gì anh tận dụng được Internet trong việc đem thông tin và kiến thức đến cho quần chúng lao động Hãy cứ lấy một ví dụ như đài truyền thanh chẳng hạn Ở một đất nước đồi núi như Nepal, đài truyền thanh là một phương tiện cực kỳ hữu hiệu cho quần... chết chóc trên truyền hình, không thấy các nạn nhân, không thấy dân thường Tất cả những gì mà chúng ta thấy là hình ảnh của các loại vũ khí thông minh, những quả bom được lái và định hướng, ánh laser và chớp sáng của những vụ nổ Người ta cho chúng ta thấy một cuộc chiến tranh như một trò chơi video Và điều kinh khủng nhất là giới truyền thông tham gia vào việc trở thành một công cụ của chiến tranh... kiến, thì lại không góp phần xây dựng được ý thức của người viết, để họ hiểu rằng tự do của anh có giới hạn trong mối tương quan với tự do của người khác, cho nên, nó mở đường cho chủ nghĩa cực đoan trên Internet, với rất rất nhiều những thảo luận, tranh luận cực đoan Internet là hình bóng phản ánh sự chia rẽ của chúng ta Nguyễn Thanh Sơn: Với sự đóng cửa của một số tạp chí và báo lớn như Far Eastern Economics... dưới ảnh hưởng của vụ 11/9, người Mỹ đang có nhu cầu được đấm vỡ mũi một địch thủ nào đó, nhưng truyền hình Mỹ đã hoàn toàn mất đi tính độc lập và khách quan của nghề báo, và điều đó thật đau buồn Tôi không chỉ nói về Fox News, nhưng cái chính là Fox News đã kéo theo cả cái cách mà CNN đưa tin về cuộc chiến tranh Iraq Nguyễn Thanh Sơn: Ông nói là ông có hai điều thất vọng về giới truyền thông ? Kunda... Chúng ta đã nói nhiều đến công cụ truyền thông, vậy còn nội dung truyền thông thì sao? Kunda Dixit: Vâng, anh cũng thấy về nội dung, trên Internet có quá nhiều thứ rác rưởi, và lượng rác trên Internet càng ngày càng khổng lồ Thời gian để con người tìm ra một thứ đáng đọc càng ngày càng nhiều lên Vai trò của các công cụ tìm kiếm với bộ lọc thông minh sẽ càng được đề cao Internet, trong khi trao quyền tự . Times của chúng tôi. Nguyễn Thanh Sơn: Nếu như có một dự đoán cho tương lai của truyền thông châu Á? Kunda Dexit: Tôi nhấn mạnh vai trò của truyền thông. ngành truyền thông truyền thống. Trên thực tế, sự hội tụ của truyền hình, viễn thông và mạng máy tính đã khiến cho các chủ sở hữu trong ngành truyền thông

Ngày đăng: 05/03/2014, 21:20

w