Móngkhỏenhờcungcấpđủvichất
Có nhiều chất ảnh hưởng đến “sức khỏe” móng, quan trọng nhất là
kẽm. Nếu thiếu, móng dễ bị gãy, khi gãy sẽ chậm mọc lại, có bớt trắng,
ngoài ra bị di thực thức ăn, một trong các biểu hiện là thích cắn móng
tay.
Nhu cầu kẽm mỗi ngày 0,2mg, thay đổi theo đối tượng: trẻ em: từ sơ
sinh đến 1 tháng tuổi: 0,8mg; từ 3 – 10 tuổi: 10mg; từ 10 – 12 tuổi:
12mg; từ 13 – 19 tuổi: 12mg (nữ), 15mg (nam). Từ 13 tuổi đến trưởng
thành nhu cầu nam cao hơn nữ 2mg.
Người mang thai: trong suốt thai kỳ trung bình là 20mg/ngày, cuối thai
kỳ tăng gấp đôi so với người không mang thai. Nhu cầu của người cho
con bú 25mg/ngày. Người già, đái tháo đường, uống nhiều rượu,
nghiện thuốc lá, bệnh đường ruột… sự hấp thu kẽm bị rối loạn nên cần
cung cấp một lượng kẽm lớn hơn bình thường.
Kẽm giàu trong hải sản (ngêu, sò, ốc hến tôm, cua), gan động vật,
tương đối giàu trong một số loại đậu, loại hạt (vừng, điều, hướng
dương, đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ, đỗ tương), không đều trong một số
rau quả (chỉ số ít rau có hàm lượng đáng kể, đa số dưới 1mg/100g).
Hấp thu kẽm từ thức ăn chỉ 33%, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chế độ
ăn có có nhiều thực vật mà lượng phytat cao gấp 6 – 10 lần bình thường
thì hấp thu kẽm giảm mạnh. Chế độ ăn nhiều đạm mà lượng phytat tăng
cao thì hấp thu kẽm tăng lên. Sữa đậu nành có tỉ lệ phytat cao nên kẽm
khó hấp thu. Sự giảm tiết dịch vị dạ dày, thức ăn có nhiều chất vô cơ,
chất sắt, chất phytat sẽ làm giảm; ngược lại sự tăng tiết dịch vị, có
vitamin C sẽ làm tăng hấp thu kẽm. Nhìn chung, hấp thu kẽm từ thực
vật khó hơn từ động vật. Các vitamin A, B6, C, phosphor làm tăng hoạt
tính của kẽm. Khi thiếu những vitamin này và phospho thì hoạt
tính kẽm bị giảm sút.
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia nước ta (2000), có khoảng 25 – 40%
số trẻ em và hầu hết nữ ở tuổi sinh đẻ thiếu kẽm… Muốn đủ kẽm, phải
biết chọn thức ăn, biết cách phối hợp với cac thức ăn khác. Bình
thường lượng kẽm trong máu 100mcg/100ml khi xuống 70mcg/100ml
là thiếu kẽm. Cần bổ sung kẽm bằng thuốc chứa kẽm như kẽm gluconat
(dung dịch uống 10mg/10ml), kẽm sulfat (viên nang 45mg) hay viên
nén parzilcol (10mg). Liều dùng tùy theo mức thiếu.
. Móng khỏe nhờ cung cấp đủ vi chất
Có nhiều chất ảnh hưởng đến “sức khỏe móng, quan trọng nhất là
kẽm. Nếu thiếu, móng dễ bị gãy, khi. dịch vị dạ dày, thức ăn có nhiều chất vô cơ,
chất sắt, chất phytat sẽ làm giảm; ngược lại sự tăng tiết dịch vị, có
vitamin C sẽ làm tăng hấp thu kẽm.