“Liềuthuốc”chongườinghiệnviệc
Ở các nước với mức độ cạnh tranh cao như Mỹ, Nhật, làm việc chăm chỉ,
liên tục trong một thời gian dài được coi là yếu tố không thể thiếu của thành
công. Như Sid Kirchheimer viết trên WebMD: “ Nghiệnviệc là một kiểu
nghiện đáng tôn trọng.” Ông cũng chỉ ra rằng ở Hà Lan, mọi người thường
cảm thấy như bị ốm nếu ngừng làm việc – tạo nên một hiện tượng “ bệnh
rảnh rỗi”. Ông nói: “ Có những nhân viên quen với làm việc vào cuối tuần
và kì nghỉ nên họ sẽ cảm thấy ốm yếu nếu cố gắng nghỉ ngơi.”
Tuy nhiên, bạn phải nhận thức được cái giá của chứng “nghiện việc”. Nếu
làm việc quá sức mình, người “nghiện việc” sẽ hay mắc sai lầm và sau đó lại
làm việc gắng sức hơn để sửa sai. Họ cũng nhận ra rằng khi đạt tới vị trí
mình mong muốn, ở đó lại không có ý nghĩa gì nữa cả. Điều này dẫn tới
vòng quay vô tận của theo đuổi mục tiêu mà trong thực tế giống như sự
chuyển động điên cuồng không dẫn tới đâu.
Nhận thức được “nghiện việc” là một sự rối loạn cư xử có tính ép buộc là
điều đầu tiên giúp ngườinghiệnviệc biết được cuộc sống của họ đang mất
cân bằng và có thể đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe.
Thông thường, người “nghiện việc” bị thúc đẩy bởi những điều sâu xa như
chủ nghĩa hoàn hảo, nhu cầu không đạt được về quyền lực, hay nỗi sợ hãi,
lòng tự trọng… Và họ làm việc để tránh những điều trên và nó dần trở thành
một kiểu mẫu cư xử khó phá vỡ.
Giải pháp chongười “nghiện việc”
Giống như các kiểu nghiện khác, người “nghiện việc” cũng phải trải qua quá
trình điều trị kết hợp nhiều yếu tố: hỏi ý kiến, thay đổi cách cư xử, trị liệu,
thay đổi cách sống và sự giúp đỡ của gia đình.
Dưới đây là một số lời khuyên dành chongười “nghiện việc”:
- Nhận sự trợ giúp cần thiết: Hỏi ý kiến chuyên gia hay người thân sẽ giúp
bạn tập trung vào bức tranh toàn cảnh và thay đổi năng lượng của bạn từ làm
việc tới nghỉ ngơi, thư giãn.
- Lên kế hoạch cho các hoạt động nghỉ ngơi và không thay đổi hay trì hoãn
chúng: Hãy đặt các buổi đi chơi, đi xem phim buổi tốt và các hoạt động nghỉ
ngơi khác vào lịch của bạn, coi chúng là những cuộc hẹn giống như với
khách hàng của mình.
- Tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề: Liệu sự bất an hay thiếu tự tin khiến bạn
phải làm việc không ngừng để chứng tỏ với bản thân hay với những người
khác? Hãy tìm hiểu nguyên nhân và bạn sẽ dần tìm ra biện pháp khắc phục
thích hợp.
- Thiết lập những ranh giới: Hãy rời cơ quan đúng 5 giờ chiều và không
mang công việc về nhà. Điều này đòi hỏi bạn phải thực hiện hết sức nghiêm
ngặt. Bạn có thể nhờ một đồng nghiệp đáng tin cậy hay người thân liên tục
thúc đẩy mình.
- Học cách giao việc: Hầu hết những người “nghiện việc” đều tin rằng họ là
người duy nhất có thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Vì vậy, bạn
cần học cách giao việc hay chia sẻ công việc với người khác để bản thân
mình cảm thấy “ dễ thở” hơn.
. “Liều thuốc” cho người nghiện việc
Ở các nước với mức độ cạnh tranh cao như Mỹ, Nhật, làm việc chăm chỉ,
liên tục trong. việc để tránh những điều trên và nó dần trở thành
một kiểu mẫu cư xử khó phá vỡ.
Giải pháp cho người nghiện việc
Giống như các kiểu nghiện khác, người