“Ácmộng”nghềnghiệp
. Bạn đề nghị sếp cung cấp công cụ làm việc và họ chỉ đưa cho bạn giấy
và bút
Tất nhiên không phải công ty nào cũng có ngân sách dồi dào để cung cấp
cho nhân viên một tài khoản tạm ứng, điện thoại BlackBerry hay laptop đời
mới nhưng bạn cần phải có những công cụ tối thiểu để làm việc. Còn trong
trường hợp công ty bạn đang gặp khó khăn về kinh tế, hãy cân nhắc kĩ giữa
việc đi và ở thay vì chỉ suốt ngày ngồi lo lắng về tình hình tài chính.
2. Ngày đầu tiên đi làm, bạn được dẫn tới một phòng nghỉ nhỏ với một
tập tài liệu giới thiệu về công ty và từ đó không nói chuyện với ai
Một nhà tuyển dụng tốt phải tận tình hướng dẫn nhân viên mới trong ngày
đầu tiên làm việc của họ. Cho dù có nhiều kinh nghiệm, bạn cũng cần được
giới thiệu cụ thể bởi mỗi công ty có những quy định, thủ tục khác nhau. Hãy
nhớ lại xem trong ngày làm việc đầu tiên, sếp mới có sẵn sàng giúp đỡ và
giải đáp mọi thắc mắc của bạn hay không?
3. Bạn đều nhận được một cái nhướn lông mày ngạc nhiên và lời chúc
may mắn mỗi lần nói với ai đó về công ty và sếp mới của mình
Chúng ta không tin vào những câu chuyện phiếm nhưng đôi khi chúng có
thể mang đến thông tin quan trọng. Nếu bạn bè, đồng nghiệp hay người làm
trong cùng lĩnh vực đưa ra những phản hồi tiêu cực về công ty và sếp mới
của bạn, hãy xác nhận lại. Có thể bạn đang làm việc cho một công ty không
có danh tiếng tốt. Và bài học dành cho bạn là hãy nghiên cứu thật kĩ về nhà
tuyển dụng trong quá trình tìm việc.
4. Sau hai tuần làm việc, bạn sắp trở thành nhân viên có thâm niên nhất
công ty
Nhân viên gắn bó với công ty khi họ được tôn trọng và đối xử tốt. Ngược
lại, họ sẵn sàng ra đi. Vì vậy, hãy tìm hiểu nguyên nhân nếu đồng nghiệp của
bạn cứ lần lượt xin thôi việc trong một thời gian ngắn.
5. Bạn trả lời điện thoại trong khi thư kí không có mặt và biết được đó
là cuộc gọi thứ 3 trong tuần từ một công ty cho vay nặng lãi
Đây là trường hợp khó tin nhưng nó thực sự đã xảy ra với nhiều công ty.
Nếu bạn thường chạy ra ngoài kiểm tra tài khoản khi nhận được thông báo
trả lương và luôn trong tâm trạng sợ hãi có thể bị sa thải bất cứ lúc nào, hãy
xem xét lại tình hình. Khi công ty bạn đang gặp khó khăn thực sự về tài
chính hoặc rắc rối liên quan tới pháp luật, hãy cân nhắc tình huống “nhảy
việc” thay vì chờ đợi để bị đuổi việc.
6. Bạn nhận thấy rằng trong tuần qua, mỗi ngày đều có người vừa khóc
vừa chạy ra khỏi phòng sếp
Không phải sếp nào cũng là người tốt nhưng hai bên cần có sự tôn trọng tối
thiểu với nhau. Nếu bạn không thể nói chuyện với sếp mà không hét lên giận
dữ, đừng ép buộc bản thân phải gắn bó với họ. Một môi trường làm việc
chuyên nghiệp phải giao tiếp trên cơ sở cởi mở, xây dựng để đạt được kết
quả chứ không phải là hăm doạ, quát mắng.
. “Ác mộng” nghề nghiệp
. Bạn đề nghị sếp cung cấp công cụ làm việc và họ chỉ đưa cho. nhưng đôi khi chúng có
thể mang đến thông tin quan trọng. Nếu bạn bè, đồng nghiệp hay người làm
trong cùng lĩnh vực đưa ra những phản hồi tiêu cực về