Kinhnghiệmđăngkýđẻ
Bé của mẹ đã bước sang tuần thứ 39. Vậy mà thứ 4 tuần trước mẹ cháu mới đến
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đểđăngký sinh. Các bác ở cơ quan kêu là sao làm
muộn thế. Mẹ cháu viết cái article này vì muốn chia sẻ kinhnghiệm với các bà mẹ
trẻ khác chưa sinh lần nào. Mẹ cháu tin là nhiều cô khác cũng rất lo lắng, hệt như
mẹ cháu vậy. Có chia sẻ có hơn. Chỉ dành cho các mẹ sinh tại Việt Nam.
1. Chọn bệnh viện:
Hồi đầu mới phát hiện có đậu phụ, mẹ cứ tưởng là vào Bệnh viện Phụ sản khám
đường đường, chính chính là yên tâm nhất. Cuối cùng thì mẹ cháu rút ra kết luận,
chẳng yên tâm tí nào. Lí do, các bác sĩ khám ở bệnh viện thường sơ sài hơn rất
nhiều tại nhà riêng. Hai lần mẹ cháu vào viện bị dính chưởng là khám không ổn
rồi. Đi khám lại ở các phòng khám tư thì thấy rằng những đơn thuốc kê đều không
ổn lắm.
Thế nên, cách tốt nhất là theo một bác sĩ từ đầu đến cuối. Xác định sẽ đẻ đâu thì
tìm bác sĩ đó. Tốt nhất là chọn những bệnh viện chuyên về sản là C hoặc Phụ sản
Hà Nội. Việt Pháp hay Việt Nhật có thể tốt nhưng vẫn đầy bất an. Mấy bác ở cơ
quan trải qua rùi. Mẹ cháu ban đầu định đăngký Việt Pháp, mọi người nói nhiều
quá nên đành thôi, vào Phụ sản Hà Nội cho lành. Tiền viện phí lại ít hơn.
Mẹ cháu theo bác sĩ Nguyệt, trưởng khoa dịch vụ D4 - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Bác sĩ rất chu đáo. Bác theo dõi và sẽ đỡ đẻ cho mẹ cháu. Khi vào viện, bác sĩ
cũng hướng dẫn tận tình nên mẹ cháu khá yên tâm.
2. Thủ tục nhập viện:
Khâu này ban đầu cũng lo lắng lắm. Mẹ cháu cũng tự xoay sở thôi. Và mẹ cháu
kết luận phải quan sát một chút sẽ okie.
Đến tuần 37 - 38 thì bắt đầu làm thủ tục đẻ. Mẹ nào sợ sinh sớm thì nên đăngký
trước đó. Mẹ cháu đến 38 tuần mới hì hụi đi đăng ký, hơi muộn nhưng không sao,
cũng nhanh.
Mẹ cháu khuyên là nên dùng bảo hiểm y tế. Mọi người cứ cho rằng bảo hiểm y tế
chẳng có tác dụng gì nhiều đã thế còn bị bệnh viện họ mắng xơi xơi. Hehe, ý kiến
trên hoàn toàn sai. Có thì nên dùng. Giảm được ối thứ đấy, nhất là xét nghiệm
máu. Chi phí cho cuộc này gần 500.000 VND. Có bảo hiểm y tế được miễn phí
hoàn toàn. Sướng.
Trước khi đến bệnh viện làm xét nghiệm máu, nước tiểu, mẹ phải xuống y tế nơi
đăng ký bảo hiểm y tế giấy xin chuyển y tế. Giấy gửi tới bệnh viện nơi đăngký xét
nghiệm. Cầm tờ giấy đó, phiếu bảo hiểm và chứng minh thư trình tại bệnh viện
làm thủ tục.
Khi vào viện, mẹ cháu chạy ù lên khoa dịch vụ xin giấy xét nghiệm có xác nhận
của bác sĩ. Mẹ cháu làm khâu này rất nhanh vì đã có hẹn với cô Nguyệt. Mẹ cháu
chẳng phải chạy tứ tung để hỏi han cách làm. Bác sĩ sẽ viết cho 4 tờ giấy để
chuyển đi xét nghiệm. Cứ thế mẹ cháu nộp qua guichet có bảo hiểm. Bên bảo
hiểm xác nhận vào sổ y bạ là có bảo hiểm, mẹ cháu chạy đi xét nghiệm thôi.
Phòng số 9 - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nhé. Ghi chú, Guichet bảo hiểm sẽ giữ
phiếu bảo hiểm y tế. Sau khi khám xong, họ sẽ trả lại cho mình.
Thời gian đợi kết quả mất khoảng 2 tiếng. Nhưng thông thường là phải chiều mới
được lấy kết quả nếu đi đường chính thức. Mẹ cháu làm nhanh, gửi bác sĩ xét
nghiệm (nhớ là để trong sổ y bạ) 100.000 VND. Khoảng 45 phút sau có kết quả.
Như vậy tiết kiệm được thời gian trong một buổi sáng.
Với kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu, các mẹ có thể làm thủ tục nhập viện
luôn. Đơn giản lắm. Một là đẻ theo dạng bảo hiểm y tế, làm luôn tại guichet. Hai
là dạng dịch vụ thì chạy lên nhà D3, phòng Hành chính đểđăng ký. Các cô hộ sinh
sẽ làm thủ tục rất nhanh. Khoảng 15 phút. Thái độ dễ thương, hòa nhã. Mỗi bà mẹ
có một mã hồ sơ. Bệnh viện sẽ giữ lại giấy xét nghiệm máu, nước tiểu trong hồ sơ
của mình.
Vậy là xong thủ tục, khi nào gần đẻ, cứ thế mà xách người vào thôi. Đồ đạc ko cần
mang nhiều vì họ đã có hết rùi. Hè, tạm thời chia sẻ kinhnghiệm thế đã. Đến đâu,
hay đến đấy. Mong là giúp ích được cho một vài bà mẹ sinh tại Việt Nam và đọc
được blog này. Mẹ cháu để private mà
. Kinh nghiệm đăng ký đẻ
Bé của mẹ đã bước sang tuần thứ 39. Vậy mà thứ 4 tuần trước mẹ cháu mới đến
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để đăng ký sinh 37 - 38 thì bắt đầu làm thủ tục đẻ. Mẹ nào sợ sinh sớm thì nên đăng ký
trước đó. Mẹ cháu đến 38 tuần mới hì hụi đi đăng ký, hơi muộn nhưng không sao,
cũng