Water Scarcity: Real and Virtual Implications
Ngày Nước Thế giới 2007, được tổ chức vào ngày 22 tháng 3 năm 2007, được đánh
dấu bằng các cuộc biểu tình ở Ấn Độ, các cuộc họp báo và các cuộc tuần hành ở Zimbabwe,
các hội nghị chuyên đề ở Bangladesh, các cuộc diễu hành ở Columbia, triển lãm tại
Bangkok, và nhiều sự kiện khác trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau đó, việc tìm kiếm
các câu chuyện, tin tức liên quan đến nước ở các tờ báo lớn mang lại kết quả không cao,
trong khi các vấn đề liên quan đến việc tiếp cận với nguồn nước thì vẫn tồn tại. Liên Hiệp
Quốc ước tính rằng một tỷ người trên thế giới vẫn chưa có đủ nước sạch để uống.
Mặc dù 70% bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước, nhưng chỉ có một phần trăm là
nước ngọt đã có sẵn ở những nơi có thể dễ dàng tiếp cận như trong các ao hồ và các con
sông. Hầu hết các nguồn nước ngọt của thế giới nằm bên dưới sông băng Nam Cực và gần ¼
nước ngọt cung cấp cho thế giới nằm ở hồ Baikal ở Siberia của nước Nga.
Trong khi nhiều người coi nước là tài nguyên có thể tái tạo được, tuy nhiên trên thực
tế nguồn nước thì hữu hạn. Trong một vòng tuần hoàn, nước từ lòng đất chảy vào các đại
dương, rồi bay hơi để tạo thành những đám mây, và sau đó trở lại lòng đất theo những cơn
mưa. Lượng nước hữu hạn này được dùng làm nước uống hàng ngày, được sử dụng cho
nông nghiệp, sản xuất, và các nhu cầu khác của người dân thế giới nhưng dân số thế giới đã
tăng từ 1,6 tỷ người vào đầu thế kỷ 20 đến 6,5 tỷ người ở thời điểm hiện tại.
Sự phân bố nước không đồng đều!
Nhìn chung, chúng ta có đủ lượng nước cần thiết để cung cấp cho dân số thế giới. Tuy
nhiên, nguồn nước lại không phân bố đồng đều giữa các vùng. Nếu như ở Canada mỗi người
dẫn có thể sử dụng tới 90.000 mét khối nước thì ngược lại Trung Đông là một điển hình cho
các khu vực khan hiếm nước nhất trên thế giới. Ở Yemen, trung bình mỗi người dân sử dụng
dưới 200 mét khối nước trong khi dân số dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025. Còn ở châu
Á, các nước ở khu vực này nhận được 90% lượng mưa hằng năm chỉ trong vòng chưa đầy
100 giờ vì ảnh hưởng của khí hậu gió mùa.
Khả năng cung cấp nước và tình trạng ô nhiễm là bài toán nan giải cho các quốc gia
như Trung Quốc. sự phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở phía Bắc
Trung Quốc, đã làm cạn kiệt lượng nước của sông Dương Tử. Trung Quốc hiện đang tiến
hành một dự án trị giá ước tính khoảng 40-60 tỷ USD để chuyển nước từ thượng nguồn sông
băng của sông Dương Tử ở Tây Tạng tới các tỉnh phía Bắc. Việc chuyển 40 tỷ mét khối nước
mỗi năm sẽ tương đương với lưu lượng hằng năm của sông Hoàng hà, con sông lớn thứ hai ở
Trung Quốc.
Tăng khả năng cung cấp nước
Ở nhiều vùng khan hiếm nước, sự tiến bộ kỹ thuật và việc xây dựng hệ thống nước
mưa đang ngày càng được phát triển và nâng cao hơn nữa. Các quốc gia đang tiến hành xây
dựng hệ thống này có Australia, Ấn Độ và Tây Nam Hoa Kỳ
Cải thiện hệ thống tưới tiêu là một trong những biện pháp giải quyết vấn đề khan
hiếm nước sạch. Sự thay đổi trong việc sự dụng hiệu quả nguồn nước trên thế giới cho thấy
được vai trò của công nghệ trong việc giảm những căng thẳng về vấn đề cung cấp nước. Ở
California, với một tấn nước người ta có thể sản xuất ra được 1,3 kg lúa mì, nhưng ở
Pakistan sản lượng chỉ đạt được một nửa. Tương tự, với cùng một lượng nước như vậy, ở
Pháp người ta có thể sản xuất lượng ngô gấp đôi so với Trung Quốc và Trung Quốc sản xuất
lượng gạo gấp đôi Ấn Độ.
Công nghệ tưới tiêu hiện nay tập trung vào việc tăng sản lượng trên một đơn vị nước
tưới. công nghệ tưới nhỏ giọt nhằm đưa nước trực tiếp vào khu vực rễ của cây trồng. Tuy
nhiên, công nghệ này vẫn đang trong gia đoạn thử nghiệm và mới chỉ được sử dụng trên
khoảng đất trong tổng số diện tích đất cần tưới tiêu trên toàn cầu.
Một công nghệ xử lý nước khác đang thử nghiệm việc xử lý độ mặn của nước biển để
chuyển nó thành nước ngọt.Chi phí năng lượng cao trong công nghệ xử lý độ mặn này nhìn
chung đã giới hạn việc ứng dụng công nghệ này vào những khu vực như Trung Đông và các
thành phố ven biển. Tuy nhiên, thông qua công nghệ thẩm thấu ngược, Irasel đã giảm được
giá thành của của quá trình khử mùi của nước biển xuống mức giá thành nước sinh hoạt.
Buôn bán nước ảo!
Nông nghiệp là khách hàng tiêu dùng nước lớn nhất, chiếm 70% lượng nước được sử
dụng trên thế giới.Nông nghiệp trung bình chiếm 80% lượng nước ở các nước đang phát
triển, và điển hình cho 95% lượng nước được sử dụng ở một số nước xuất khẩu nông nghiệp
và cũng là hoạt động kinh tế chủ yếu ở những nước này. Liên Hiệp Quốc ước tính khoảng 2-
3 lít nước được sử dụng cho cá nhân, và 20-300 lít cho các nhu cầu trong gia đình. Tuy
nhiên, chế độ ăn uống hàng ngày của một người đòi hỏi phải có từ 2.000 đến 3.000 lít nước
trong nông nghiệp và sản xuất.
Mặc dù có sự không đồng đều trong việc phân bố địa lý, nhưng thật khó khăn thậm
chí là không thể để vận chuyển nước tới các khu vực thiếu nước sạch. Tuy nhiên, " nước ảo”,
hay là lượng nước được sử dụng trong quá trình nông nghiệp, được vận chuyển giữa các
quốc gia và khu vực là kết quả của việc buôn bán thực phẩm quốc tế. Mười sáu phần trăm sử
lượng nước được sử dụng trên thế giới là kết quả của việc sản xuất để xuất khẩu thay vì dùng
cho tiêu thụ trong nước.
Chiến lược nhập khẩu nước ảo là có thể nhận thấy được ở nhiều quốc gia đang trong
tình trạng thiếu nước. Ví dụ, 80 và 90% người dân Jordan phụ thuộc vào nguồn nước nhập
khẩu. Sử dụng nước tương đối hiệu quả cũng là một yếu tố quan trọng để xác định các loại
cây trồng, vật nuôi được sản xuất ở một quốc gia.
Thương mại nước ảo cũng thúc đẩy việc nghiên cứu các mô hình tiêu dùng ở phương
Tây và tác động của toàn cầu hóa đối với nguồn cung cấp nước trên thế giới. Khi mọi người
trở nên giàu có hơn, nhu cầu tiêu thụ thịt và sử dụng hàng hóa công nghiệp cao hơn sẽ dẫn
đến nhu cầu lớn hơn trong việc cung cấp nước cho toàn thế giới. Tính trung bình, 1.000 lít
nước là cần thiết để sản xuất một kg lúa mì và một kg thịt cần lượng nước gấp 5 đến 10 lần.
Và kết quả là, để sản xuất ra một bánh hamburger thì cần đến 11.000 lít nước.
Tất cả đều đồng ý rằng, chế độ tiêu thụ thịt ở Mỹ tiêu thụ 5,4 mét khối nước mỗi
ngày. Ngược lại, một chế độ ăn chay chỉ sử dụng khoảng 2,6 m khối nước và một chế độ ăn
uống tối thiểu cần thiêys cho sự sống chỉ đòi hỏi một mét khối nước mỗi ngày. Nếu tất cả
mọi người chuyển qua chế độ ăn uống như ở phương Tây thì lập tức sẽ có 75% dân số gia
tăng nhu cầu về nước trên toàn cầu. Do đó, thói quen tiêu dùng ở phương Tây và các mô
hình thương mại có ý nghĩa quan trọng với những quốc gia đang trong tình trạng căng thẳng
về nước mà hoạt động kinh tế chủ yếu là xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp.
Sự nóng lên toàn cầu do băng tan chảy nhanh chóng là một vần nghiêm trọng đối với
việc cung cấp nước. Các con sông chảy từ các sông băng của dãy Himalaya và Tây Tạng
nuôi sống 2 tỷ người dân. Tại khu vực Trung Á, Biển Aral đã bị thu hẹp chỉ còn 1/4 so với
kích thước ban đầu của nó vào năm 1960. Sông băng tan chảy sẽ tiếp tục làm suy giảm đáng
kể nguồn cung cấp nước của khu vực.
The world population is expected to grow to 8.9 billion people by 2050.11 At the same time,
globalization and international trade will likely heighten rather than alleviate situations of
water stress. Both real conservation efforts and a focus on virtual trade considerations are
required to manage the world’s water supply if it is to meet rising global demands for this
life-sustaining resource.
Dân số thế giới dự kiến sẽ tăng lên 8,9 tỷ người vào 2050. Đồng thời, toàn cầu hóa và
thương mại quốc tế có thể sẽ cao hơn là làm giảm bớt tình trạng căng thẳng về nước. Nỗ lực
bảo tồn thực tế và tập trung vào các yếu tố thương mại ảo được yêu cầu sử dụng để quản lý
nguồn nước của thế giới nếu nó dùng để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng trên toàn cầu
của nguồn tài nguyên duy trì sự sống này.
. Water Scarcity: Real and Virtual Implications
Ngày Nước Thế giới 2007, được tổ. situations of
water stress. Both real conservation efforts and a focus on virtual trade considerations are
required to manage the world’s water supply if