Môn Ngữ văn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đổ bao mồ hôi xươ
Trang 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG THPT XUÂN TRƯỜNG
Tổ: Ngữ văn
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
Đề tài:
Lồng ghép nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào một số tác phẩm trong chương trình ngữ văn lớp 7 và lớp 8”
GV: Phan Thị Hà Năm học: 2015 - 2016
Trang 2MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lý do chọn đề tài ……… 1
1 Cơ sở lí luận……… 2
2 Cơ sở thực tiễn……… 2
II Phạm vi nghiên cứu……… 3
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I Thực trạng vấn đề……… ………4
1 Đối với người dạy……… 4
2 Đối với học sinh……… 4
II Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề……… 4
1 Đối với giáo viên……… ……….………4
a Chuẩn bị giáo án lên lớp……….……… 5
b Thực hiện quá trình dạy học trên lớp……… … ………….10
2 Đối với học sinh……….……….11
III Kết quả thực hiện……… ……… 11
PHẦN III: KẾT LUẬN I Kết luận chung……… 13
II Một số đề xuất, kiến nghị……… ………13
Trang 3PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch, chẳng vàng son Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn
(Tố Hữu)
Chủ tịch Hồ Chí Minh người con ưu tú của dân tộc, là danh nhân văn hóa của thế giới Người là kết tinh của tư tưởng “Đại nhân, Đại nghĩa” Người để lại cho dân tộc ta một tư tưởng cách mạng, một nhân cách đạo đức cao cả Người
đã làm “rạng rỡ non sông ta, đất nước ta” Suốt cuộc đời hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập thế giới Vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa chủ động hội nhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa thế giới Vì vậy việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người
Nhưng hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường đang đứng trước một thách thức không nhỏ Ảnh hưởng tác động của phim, ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử mang nặng lối sống bạo lực… bên cạnh đó một số phụ huynh lo công việc, ít có thời gian quan tâm đến con cái chỉ phó mặc cho nhà trường Một khía cạnh khác là suy nghĩ của một số phụ huynh
và học sinh chỉ quan tâm đến các môn học tự nhiên, chưa chú trọng tới môn văn Môn Ngữ văn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đổ bao mồ hôi xương máu mới có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội…
Từ những nhận thức trên, tôi đã để tâm nghiên cứu, tìm tòi và thử nghiệm
các nội dung và phương pháp tích hợp nội dung cuộc vận động Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong quá trình dạy học của bản thân ba
năm qua và đã thu nhận được những kết quả tích cực Năm học 2015 -2016 này, đối với môn ngữ văn cấp trung học cơ sở, đồng thời với việc hướng dẫn
Trang 4thực hiện dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng, Bộ giáo dục cũng đã ban hành tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Như vậy nội dung tích hợp trong tài liệu hướng dẫn có thể coi là những nội dung kiến thức bắt buộc trong chương trình dạy học môn ngữ văn cấp trung học cơ sở theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Chính
vì vậy, tôi xin mạnh dạn chia sẻ một số giải pháp mà bản thân đã thực nghiệm
“Tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
vào một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 7 và lớp 8” để đồng
nghiệp cùng tham khảo, rất mong được sự đóng góp ý kiến và chia sẻ của đồng nghiệp gần xa
1 Cơ sở lý luận
Trong tài liệu bồi dưỡng thay sách giáo khoa năm 2002 đã nêu rõ : Môn ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường trung
học cơ sở : Góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ
thông cơ sở, chuẩn bị cho họ ra đời, hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn.
Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những
tư tưởng, tình cảm như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, công bằng
…, lòng ghét cái xấu, cái ác ( …).Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vấn đề tích hợp trong dạy học ngữ văn trung học cơ sở là một trong những nội dung đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học trong chương trình sách giáo khoa mới mà chúng ta đã thực hiện trong những năm qua.Tích hợp các nội dung giảng dạy đối với các bộ môn khoa học xã hội là mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất của nội dung – tư duy – tư tưởng, luôn tiềm ẩn và rất linh hoạt Trong chương trình giảng dạy, giáo viên ngữ văn không chỉ cần có sự tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của ba phân môn văn – tiếng Việt – tập làm văn
mà còn phải tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của các môn học khác có liên quan, các vấn đề trong thực tiễn đời sống và đặc biệt là các nội dung giáo dục thái độ tư tưởng cho học sinh một cách linh hoạt, uyển chuyển và tinh tế
2 Cơ sở thực tiễn
Kể từ năm học 2006-2007, khi cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được Đảng và nhà nước phát động và triển khai rộng khắp trong toàn xã hội, ngành giáo dục cũng đã đưa nội dung thực hiện cuộc vận động này là một trong những nhiệm vụ giáo dục trong tất cả các bậc học Đối với trường THCS & THPT Xuân Trường chúng tôi và qua tham khảo một số trường bạn trong tỉnh, tôi được biết rằng nội dung này đã được ban giám hiệu nhà trường, các tổ chuyên môn và từng giáo viên đưa vào kế hoạch trọng tâm trong kế hoạch năm học, kì học triển khai cụ thể trong kế hoạch tháng, tuần
về vấn đề tư tưởng nề nếp và cả chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giảng dạy, giáo dục của mỗi giáo viên Ngoài các hoạt động ngoại khóa do công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên trường tổ chức nhằm tuyên truyền và định hướng giáo dục cho học sinh thì bản thân mỗi giáo viên cũng đã có những trăn trở, tìm tòi và vận dụng đưa nội dung cuộc vận động vào tích hợp giảng dạy, giáo dục trong các giờ học trên lớp Hầu hết ở các bộ môn, đặc biệt ở bộ môn ngữ văn, dù
ở những mức độ khác nhau, song mỗi giáo viên đều đã thể hiện được tinh thần
Trang 5tích cực trong việc hưởng ứng thực hiện nội dung cuộc vận động này Song trên thực tế, chúng ta có thể nhận thấy còn có những giáo viên, tuy rất tâm huyết và tích cực nhưng còn lúng túng trong nội dung và phương pháp tích hợp nội dung này trong quá trình dạy học nên hiệu quả thực hiện cuộc vận động trong công tác tuyên truyền và giáo dục trong nhà trường còn hạn chế Nhận thức và ý thức thực hiện nội dung cuộc vận động này của học sinh còn khá mờ nhạt và chưa tạo thành thói quen tự giác trong học tập cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ;
sự hiểu biết của học sinh về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn ít ỏi và khá
mơ hồ
II PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Căn cứ chương trình ngữ văn trung học cơ sở ban hành năm 2002 và tài
liệu hướng dẫn tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh môn ngữ văn cấp trung học cơ sở mới ban hành, trong chương trình
dạy học môn ngữ văn bậc trung học cơ sở có 26 văn bản bắt buộc thực hiện tích hợp nội dung này Nhưng theo sự nghiên cứu và tìm tòi của bản thân, tôi nhận thấy chúng ta hoàn toàn có thể đưa nội dung tích hợp này vào một số văn bản khác và kể cả trong một số bài dạy tiếng Việt hoặc tập làm văn trong chương trình Song do điều kiện và thời gian nên với phạm vi nghiên cứu của đề tài này tôi chỉ gói gọn ở chương trình ngữ văn lớp 7 và Ngữ văn 8, với 16 văn bản có nội dung hướng dẫn tích hợp trong tài liệu hướng dẫn và một số văn bản mà bản thân đã tìm hiểu và thực hiện tích hợp trong quá trình giảng dạy của mình Gồm có:
* Ngữ văn 7, văn bản:
- Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt)
- Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)
- Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)
- Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)
- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc)
* Ngữ văn 8, văn bản:
- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)
- Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)
- Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)
- Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)
- Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)
- Đi đường (Hồ Chí Minh)
- Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
- Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi)
- Thuế máu (Nguyễn Ái Quốc)
Trang 6PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1 Đối với người dạy
Đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh, tích cực thực hiện cuộc vận động nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau :
- Phương pháp tích hợp chưa thực sự phù hợp, đôi khi quá cứng nhắc, khiên cưỡng, áp đặt mang tính thuyết giáo
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế hứng thú học tập, khả năng tư duy khám phá và
tự nhận thức của học sinh
- Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến nội dung tích hợp này nên thực hiện qua loa, đại khái mang tính hình thức
- Do chưa có một tài liệu hướng dẫn cụ thể nào giúp giáo viên có những định hướng giáo dục đúng chuẩn và đúng lúc, đúng chỗ
2 Đối với học sinh
- Tuy là học sinh thuộc thành phố nhưng còn là vùng ven, nhận thức của người dân còn thấp, hiểu biết chưa cao, học sinh còn chưa ham muốn học tập bộ môn này Chính vì vậy, chất lượng học tập, tìm hiểu tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh còn thấp thì việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vẫn gặp khó khăn
- Do sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, liên lạc do vậy học sinh thường bị phân tán tư tưởng vào những vấn đề hoặc nội dung thông tin ngoài luồng khiến cho các em thờ ơ và rất nhanh quên lãng những nội dung ngoài kiến thức chuẩn của bài học nếu giáo viên chỉ đề cập đến một cách qua loa, đại khái
- Đa số các em lười hoặc không bao giờ suy nghĩ, liên tưởng, so sánh, suy luận nội dung tri thức gắn với cuộc sống khi đọc sách, kể cả văn bản trong SGK cũng như các loại sách báo và các kênh thông tin khác
II CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng đánh giá rất cao lứa tuổi học sinh trong
nhà trường như sau “Lứa tuổi từ 7 đến 17 là rất nhạy cảm, thông minh lạ lùng
lắm”.Vì vậy, từ thực tế giảng dạy và dự giờ học hỏi, rút kinh nghiệm từ đồng
nghiệp, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để tích hợp nội dung Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn ngữ văn cấp trung học
cớ sở như sau:
1 Đối với giáo viên
Trang 7Trước hết, người giáo viên giảng dạy môn ngữ văn phải thấm nhuần quan điểm tích hợp ; có cái nhìn tổng thể về mục tiêu, chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy bộ môn trên tinh thần tích hợp, nghĩa là phải có tư duy tích hợp Riêng với vấn đề tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một nội dung bắt buộc trong chương trình dạy học ngữ văn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của bậc học
- Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông nói chung
- Nội dung tích hợp phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS, phù hợp với đặc trưng của môn học, không làm thay đổi mục tiêu của môn học, bài học; phải nhẹ nhàng, sinh động, uyển chuyển tránh gây nặng nề, góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống Cụ thể :
a Chuẩn bị giáo án lên lớp
Giáo viên cần có cái nhìn bao quát trong toàn bộ bài dạy để cùng với việc xác định nội dung tích hợp của ba phân môn, liên hệ các môn học khác cũng cần phải xác định rõ mục đích tích hợp, mức độ tích hợp , thời điểm tích hợp , phương pháp tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong bài học một cách cụ thể và rõ ràng Ở nội dung này, hiện nay đã có tài liệu hướng dẫn do đó giáo viên có thể căn cứ vào tài liệu để chuẩn bị song đối với những tiết dạy khác ngoài tài liệu hướng dẫn, giáo viên cần linh động và sáng tạo xác định cho bài học
Ví dụ, trong chương trình ngữ văn lớp 7, với các bài dạy như đã nêu ở
phần giới hạn phạm vi nghiên cứu ở trên có 7 văn bản đã được hướng dẫn thực hiện trong tài liệu, có thể xác định như sau:
- Văn bản Sông núi nước Nam - Lý Thường Kiệt
+ Chủ đề: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nêu cao ý chí quyết tâm bảo
vệ chủ quyền
+ Mức độ: Liên hệ
+ Nội dung tích hợp: Liên hệ với nội dung Bản Tuyên ngôn độc lập của Bác để làm rõ quan niệm và tinh thần đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc
+ Phương pháp: So sánh, bình luận
+ Tài liệu: Phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và tích cực – Đoàn Thị Kim Nhung - NXB Đại học quốc gia TPHCM
+ Thời điểm tích hợp: Cuối tiết học
- Văn bản: Cảnh khuya - Hồ Chí Minh
+ Chủ đề: Yêu thiên nhiên, bản lĩnh cách mạng
+ Mức độ: Liên hệ
+ Phương pháp: gợi liên hệ minh chứng
Trang 8+ Nội dung tích hợp: Sự kết hợp hài hoà giữa tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh Từ đó giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường, vâng lời dạy bảo của Bác
+ Tài liệu : Đạo đức và tác phong của Hồ Chủ tịch, Trường Chinh, Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm và nghệ thuật ngôn từ, tr 71-79, NXBGD, 2003
+ Thời điểm tích hợp: Cuối tiết học
- Văn bản: Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh
+ Chủ đề: Yêu thiên nhiên, bản lĩnh cách mạng
+ Mức độ: Toàn phần
+ Nội dung tích hợp: Sự kết hợp hài hoà giữa tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh
+ Phương pháp: Gợi mở liên hệ minh chứng
+ Tài liệu: Đạo đức và tác phong của Hồ Chủ tịch, Trường Chinh, Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm và nghệ thuật ngôn từ, tr 71-79, NXBGD, 2003
+ Thời điểm tích hợp: Dậy xong câu thơ thứ hai và câu cuối bài thơ
- Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh
+ Chủ đề: Yêu nước
+ Mức độ: Toàn phần
+ Nội dung tích hợp: Tư tưởng độc lập dân tộc, Sự quan tâm của Bác đến giáo dục lòng yêu nước cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ + Phương pháp: Lấy ví dụ minh họa
+ Tài liệu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện HCQG, tr.278,
+ Thời điểm tích hợp: Cuối tiết học
- Văn bản: Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Đặng Thai Mai
+ Chủ đề: Giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc
+ Mức độ: Liên hệ
+ Phương pháp: gợi liên hệ minh chứng
+ Nội dung tích hợp: Quan điểm của Bác: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng chính là giữ gìn truyền thống dân tộc
+ Tài liệu: Đạo đức và tác phong của Hồ Chủ tịch, Trường Chinh, Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm và nghệ thuật ngôn từ, tr 71-79, NXBGD, 2003
+ Thời điểm tích hợp: Cuối tiết học
- Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng
+ Chủ đề: Lối sống gỉản dị, phong thái ung dung tự tại
+ Mức độ: Toàn phần
Trang 9+ Phương pháp: lấy ví dụ, kể chuyện cho học sinh, từ đó giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
+ Nội dung tích hợp: Giản dị là một trong những phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống Hồ chí Minh Sự hoà hợp, thống nhất giữa lối sống giản dị với đời sống tinh thần phong phú, phong thái ung dung tự tại và tư tưởng tình cảm cao đẹp của Bác
+ Tài liệu: Đạo đức và tác phong của Hồ Chủ tịch, Trường Chinh, Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm và nghệ thuật ngôn từ, tr 71-79, NXBGD, 2003
+ Thời điểm tích hợp: Trong cả tiết học
- Văn bản: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Nguyễn Ái
Quốc
+ Chủ đề: Yêu nước
+ Mức độ: Liên hệ
+ Phương pháp: Liên hệ giáo dục
+ Nội dung tích hợp: Nguyễn Ái Quốc bộc lộ gián tiếp lòng yêu nước thông qua ngợi ca cuộc đời và bản lĩnh kiên cường của người sĩ phu yêu nước Phan Bội Châu trước sự lố bịch của Va ren, viên toàn quyền Đông Dương người Pháp
+ Tài liệu: Hồ chủ tịch và chất thép trong văn học nghệ thuật, Vũ Khiêu,
Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm và nghệ thuật ngôn từ, trang 230, NXBGD, 2003
+ Thời điểm tích hợp: Cuối tiết học
Trong chương trình ngữ văn lớp 8, với các bài dạy như đã nêu ở phần giới hạn phạm vi nghiên cứu ở trên có 9 văn bản đã được hướng dẫn thực hiện trong tài liệu, có thể xác định như sau:
* Ngữ văn 8:
- Văn bản: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu
+ Chủ đề: Bản lĩnh cách mạng
+ Mức độ: Liên hệ
+ Phương pháp: Liên hệ giáo dục
+ Nội dung tích hợp: Liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch
+ Tài liệu: Tiếng cười lạc quan chiến đấu trong Nhất kí trong tù, Nguyễn Thái Hòa, Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm và nghệ thuật ngôn từ, tr 695, NXBGD, 2003
+ Thời điểm tích hợp: Cuối tiết học
- Văn bản: Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh
Trang 10+ Chủ đề: Bản lĩnh cách mạng
+ Mức độ: Liên hệ
+ Phương pháp: Liên hệ giáo dục
+ Nội dung tích hợp: Liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch
+ Tài liệu: Tiếng cười lạc quan chiến đấu trong Nhất kí trong tù, Nguyễn Thái Hòa, Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm và nghệ thuật ngôn từ, tr 695, NXBGD, 2003
+ Thời điểm tích hợp: Cuối tiết học
- Văn bản: Hai chữ nước nhà - Trần Tuấn Khải
+ Chủ đề: Yêu nước và độc lập dân tộc
+ Mức độ: Liên hệ
+ Phương pháp: Liên hệ giáo dục
+ Nội dung tích hợp: Liên hệ với tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc của Bác
+ Tài liệu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện HCQG, tr.40, HVHCQG, 2002
+ Thời điểm tích hợp: Cuối tiết học
- Văn bản: Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh
+ Chủ đề: Lối sống gỉản dị, phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh cách mạng + Mức độ: Toàn phần
+ Phương pháp: Liên hệ giáo dục, kể một số mẩu chuyện về Bác từ đó giáo dục học sinh
+ Nội dung tích hợp: Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian ở chiến khu Việt Bắc
+ Tài liệu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện HCQG, tr.278, HVHCQG, 2002
+ Thời điểm tích hợp: Trong quá trình dạy của cả bài
- Văn bản: Ngắm trăng - Hồ Chí Minh
+ Chủ đề: Yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh cách mạng + Mức độ: Toàn phần
+ Phương pháp: Liên hệ giáo dục, kể một số mẩu chuyện về Bác từ đó giáo dục học sinh