Huong dan su dung phan mem va tai lieu ghost may tinh
Trang 1HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT GHOST CAST SERVER VỚI NORTON GHOST 2003
Chúng ta đã qúa quen với "Ghost", một công cụ rất hữu dụng cho một người chuyên viên kỹ thuật vi tính Ghost
giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc cài đặt chương trình cho máy vi tính Nếu như lúc trước để cài đặt một máy vi tính có thể mất 1h đến 2h hoặc hơn thì bây giờ với ghost chúng ta chỉ mất khoảng 10 -20 phút
mà thôi
Đúng là ghost là quá thông dụng cũng như cách sử dụng cũng rất đơn giản, hoàn toàn không có gì mới cả Trong baì viết này tôi chỉ đề cập đến cái gọi là "ghost cast server", có nghĩa là bạn chỉ cần một máy đóng vai trò máy chủ, trên máy này chỉ lưu các file ghost image mà thôi, các client có thể boot bằng đĩa mềm hoặc là boot bằng bootrom để có thể khởi động rôì đăng nhập vào các thư mục được share từ máy chủ, sau đó có thể tiến hành ghost như bình thường
Ví dụ bạn là chủ 1 dịch vụ internet hay là game, hoặc là chuyên viên kỹ thuật cho một công ty tin học, công việc cài đặt máy mới hay là caì lại máy bị hỏng phần mềm là công việc thường xuyên, thông thường bạn phải gắn 1 ổ cứng khác rồi boot bằng ổ cứng đó hoặc boot bằng đĩa mềm, cdrom sau đó mới tiến hành ghost từ ổ cứng đó sang cho ổ cứng của máy, nhược điểm của phương pháp này là bạn luôn luôn phải có một ổ cứng để dùng làm source để ghost cho các máy khác, hoặc nếu không thì cũng phải mở máy khác để mượn ổ cứng Nếu ở các dịch
vụ game hay internet thì công việc càng "khổ " hơn nhiều, máy vi tính thì để tận dụng không gian người ta bố trí sát vào nhau nên mỗi khi chúng ta phải mở máy rất khó khăn, chưa kể là nếu máy không có ổ CDRom thì phải gắn thêm ổ CDRom ngoài vào để boot
Bây giờ ở các dịch vụ thì máy nào cũng đã có card mạng (NIC), bạn chỉ cần tốn khoảng 1.5USD để mua thêm con bootrom gắn vào (hoặc là máy secondhand như Dell, IBM thông thường đã có sẵn NIC+bootrom) là có thể boot từ bootrom để ghost thoải mái, lúc đó các ổ CDRom hay ổ đĩa mềm sẽ không cần thiết Chưa kể là việc ghost hoàn toàn là chỉ gõ bàn phím chứ không cần phải mở máy ra Nếu như máy chủ của bạn có ổ cứng lớn thì
có thể lưu image của các máy con trong mạng để sau này có sự cố có thể ghost lại đúng image đó, như vậy các máy con sau khi ghost có thể hoạt động mà không cần phải điều chỉnh gì cả
- Thôi, nói "quanh co" như vậy cũng hơi dài dòng, tôi xin đi vào phần cài đặt.
1 Cài đặt phần mềm Norton Ghost 2003 (NG2003)
Để làm ghost cast server thì người ta hay dùng phiên bản Enterprise như Norton Ghost 6.5, 7.5, hoặc mới nhất 8.0 tuy nhiên tôi không có các phiên bản đó mà lại có bản thông dụng là Norton Ghost 2003 và thấy nó cũng dễ
sử dụng nên trong bài viết này hoàn toàn dựa trên nó Norton Ghost 2003 có thể chạy trên Windows9x, Win2K, WinXP Các bạn nhớ cho rằng nó chỉ là một công cụ để backkup ổ cứng và trong trường hợp của chúng ta sử dụng nó để tạo các điã mềm boot mạng mà thôi chứ nó hoàn toàn không là một dịch vụ nào của Windows cả, có nghĩa là sau khi đã tạo một đĩa mềm boot và ghost qua mạng được bạn có thể remove NG2003 mà các client vẫn boot và đăng nhập vào máy chủ tốt
Ở đây chúng ta dùng khái niệm máy chủ nghe có vẻ hơi lớn, thật ra chỉ là một máy chạy Win9x, 2k hoặc XP, 2K3, trên máy này sẽ cài NG2003 và các file image sẽ lưu trên maý này
1-1 Cài đặt NG2003
Tiến hành cài đặt như một software bình thường
1-2 Tạo đĩa boot:
Trước hết trên máy chủ chúng ta tạo thư mục dùng lưu các file image
VD: tên máy chủ là SERVER, thư mục dùng lưu image là C:\LUUGHOST hoặc D:\LUUGHOST
Trang 2- Khởi động NG2003, sẽ có màn hình sau xuất hiện
Click chọn vào Ghost Utilities
Trang 3Click chọn tiếp vào Norton Ghost Boot Wizard
Click chọn vào Drive Mapping Boot Disk rồi Next
Chọn loại NIC mà máy con sử dụng từ list trên, vd là RTL8139
Trang 4Click Next
Ở đây có 2 tuỳ chọn:
- Use PC-DOS: đĩa mềm boot được tạo sẽ sử dụng hệ điều hành DOS của IBM là PC-DOS và nó đã có sẵn trong
NG2003
Trang 5- Use MS-DOS: đĩa mềm boot được tạo sẽ sử dụng MS-DOS 7.0 Để sử dụng MS-DOS bạn phải chuẩn bị một
đĩa mềm khởi động DOS của Win9X và chỉ cần 3 file là IO.SYS, MSDOS.SYS và COMMAND.COM Mặc khác bạn phải chuẩn bị một thư mục chứa các file MS-Clien cho MS-DOS, thông thường các file này nằm trên thư mục CLIENTS của đĩa cài đặt NT4, hoặc nằm trong file NETWORK.CAB trong đĩa Hiren's Boot CD 5 và 6
Để đơn giản chúng ta chọn Use PC-DOS rồi click Next
-Trong phần Client Computer Name gõ tên cho client khi khởi động bằng đĩa boot, vd là user
- Ở phần User Name chúng ta cũng chọn là User
Như vậy nếu máy chủ là Win2k hay XP thì chúng ta phải tạo trước 1 account có tên là user để sau này các client
có thể boot từ đĩa mềm này có thể đăng nhập vào máy chủ
Ở phần Domain, gõ vào tên workgroup đang khai báo ở máy chủ, vd là WORKGROUP
- Ở phần Drive Letter chúng ta chọn ổ đĩa mạng sẽ ánh xạ đến thư mục LUUGHOST trên máy chủ, vd là ổ F:
- Ở phần Maps To: gõ vào đường dẫn mạng của thư mục LUUGHOST, đó chính là \\SERVER\LUUGHOST
Trang 6Sau đó click Next
Ở phần này chúng ta có thể chọn lựa sử dụng IP tỉnh hoặc là IP động, tuy nhiên nếu chọn IP động thì phải có dịch vụ DHCP cài đặt ở máy chủ Vì vậy để đơn giản chúng ta chọn IP tỉnh, phải khai báo sao cho IP này trùng với lớp địa chỉ của máy chủ và không trùng với IP của các client đang sử dụng trong mạng VD máy chủ có địa chỉ là 192.168.0.1 chúng ta có thể khai báo địa chỉ IP là 192.168.0.100 như hình sau:
Trang 7Tiếp theo click Next
Click Next
Trang 8Rồi Next tiếp, cửa sổ Format hiện ra yêu cầu chúng ta tiến hành format ổ đĩa mềm Sau khi format xong
chương trình sẽ tiến hành copy để hoàn thành đĩa mềm boot Sau đó click Finish để kết thúc.
Như vậy là đã hoàn tất quá trình tạo đĩa mềm khởi động mạng Chúng ta có thể sử dụng đĩa này để boot một máy bất kỳ trong hệ thống mạng có sử dụng NIC RTL8139 để đăng nhập vào máy chủ, sau khi dấu nhắc A:\ xuất hiện chúng ta chuyển qua ổ F:\ rồi có thể tiến hành sao lưu để tạo image lưu trên máy chủ hoặc tiến hành ghost từ image có sẵn
2 Cài đặt dịch vụ 3Com Dynamic Boot Access (3com DBA) cho phép các client có thể boot được từ Bootrom PXE
2-1: Cài đặt 3com DBA:
Chạy file dabs101_install.exe để tiến hành cài đặt, sau khi nhập CDkey xong màn hình sau sẽ xuất hiện
Trang 9Click chọn vào phần Server và click Next cho đến khi quá trình cài đặt hoàn thành Chương trình cài đặt sẽ được đặt vào thư mục mặc định là C:\Program Files\3Com\DynamicAccess boot services
2-2 Tạo file Image từ đĩa mềm boot:
Sau khi bạn tạo được đĩa mềm boot mạng như phần đầu, chúng ta sẽ tạo file image của đĩa mềm này như sau:
- Trước hết, mở file config.sys trên đĩa mềm sau đó ở dòng
DEVICEHIGH=HIMEM.SYS chúng ta sửa thành như sau:
DEVICEHIGH=HIMEM.SYS /testmem ff
Khởi động chương trình từ Start\Programs\3Com Boot Services\Boot Image Editor Nếu đây là lần đầu tiên
khởi động, bảng sau sẽ xuất hiện
Tắt dấu check ở Netware và click Next cho đến khi xuất hiện bảng sau:
Click vào Create a TCP/IP or PXE image file
Ở phần Image file name bạn click vào icon bên cạnh đường dẫn C:\Program Files\3Com\DynamicAccess boot services\, sẽ xuất hiện bảng sau:
Trang 10Ở phần File name bạn gõ vào tên tương ứng VD là RTL8139.IMG
Sau đó click Open để trở về màn hình chính
Đặt đĩa mềm boot mạng vào ổ A:
Tiếp theo click OK, quá trình copy nội dung từ đĩa mềm thành file RTL8139.IMG sẽ bắt đầu Sau khi tạo xong file
Image bạn thoát khỏi chương trình
Bạn có thể kiểm tra lại xem đã có file RTL8139.IMG trong thư mục C:\Program Files\3Com\DynamicAccess boot services\
2-3 Tạo file Menu Boot
Khởi động chương trình từ Start\Programs\3Com Boot Services\Boot ImageEditor
Bảng sau sẽ xuất hiện:
Click vào Create a PXE menu boot file
Trang 11Click vào Add
Ở phần Image file Browse đến file image đã tạo ở bước trên: RTL8139.IMG
Ở phần Menu description Gõ vào tên tương ứng , vd là RTL8139 (hoặc tên bất kỳ)
Sau đó click OK để trở về bảng chính
Click vào Save, bảng sau sẽ xuất hiện
Trang 12Ở phần File name, gõ vào tên file menu boot tương ứng sẽ tạo ra, vd là RTL8139.MNU Sau đó click vào SAVE để hoàn tất.
Bạn có thể kiểm tra file RTL8139.MNU đã được tạo ra trong thư mục
C:\Program Files\3Com\DynamicAccess boot services\
2-4 Cấu hình cho các thành phần của 3comDBA:
A Cấu hình cho TFTP Server
Từ Control Panel, click vào biểu tượng 3Com TFTP, bản sau sẽ xuất hiện:
Click vào Tab File Transfer như bảng sau:
Trang 13Click chọn vào phần Transmit secure mode và Browse đến đường dẫn:
C:\Program Files\3Com\DynamicAccess boot services\ như bảng sau:
Sau đó click OK để hoàn tất
B: Cấu hình cho BOOTPTAB Editor:
Chọn Start\Programs\3com Boot Services\BOOTPTAB Editor, Nếu là lần đầu khởi động, bảng sau sẽ xuất
hiện:
Trang 14Nếu mặc định đúng như hình thì bạn click OK để về màn hình BOOTPTAB Editor như sau:
Trang 15Từ menu Edit, click vào Add host
- Ở phần Name gõ vào tên bất kỳ, vd là user
- Ở phần Node: nhập vào 12 ký tự ? (12 dấu hoỉ)
- Ở phần Image, click vào để Browse
Trang 16Ở phần Files of type chọn Menu files, sau đó click chọn vào file RTL8139.MNU (đã tạo ở bước trên) rồi click Open, sẽ trở về màn hình sau
Sau đó click OK để thoát, tiếp theo thoát khởi BOOTPTAB Editor và khi được hỏi có save không thì chọn Yes.
C Cấu hình cho PXE Server
Chọn Start\Programs\3com Boot Services\PXE Server, Nếu đây là lần đầu tiên khởi động bảng sau sẽ xuất
hiện:
Trang 17Bạn click vào file BOOTPTAB như hình rồi chọn Open Màn hình chính của PXE Server sẽ xuất hiện như sau:
2-4 Cấu hình khởi động cho 2 services 3ComPXE và 3ComTFTP:
Từ phần Services của Win2k hoặc XP
Trang 18Click lần lượt vào 3com PXE và 3ComTFTP, chọn Start để khởi động dịch vụ, sau đó đổi trạng thái ở phần Startup Type là Automatic rồi click OK để kết thúc như hình dưới
Như vậy là đã kết thúc phần cài đặt cho 3com DBA Lúc này bạn khởi động client nào từ Bootrom thì nó sẽ khởi động giống như khi khởi động từ đĩa mềm boot mạng, chỉ khác là tốc độ nhanh hơn mà thôi!!!
* Khi bạn đã tạo được hệ thống ghost cast server thì sẽ có những vấn đề phát sinh như sau:
-Nếu hệ thống của bạn có nhiểu NIC support bootrom PXE như RTL8139, 3Com9xx, Intel Pro thì làm sao để có thể tạo được nhiều đĩa boot mạng
- Mỗi đĩa boot mạng sẽ có 1 IP, 1 computer name riêng nên không thể dùng 1 image boot cho 2 hay nhiều client cùng lúc được
Để giải quyết vấn đề này chúng ta tạo lần lượt nhiều đĩa boot mạng với các loại NIC cần thiết, hoặc với 1 loại NIC chúng ta có thể tạo 2 hoặc nhiều đĩa boot mạng riêng với IP và computer name riêng, sau đó dùng 3Com DBA để tạo nhiều image riêng
Sau khi đã tạo nhiều image tương ứng, ở phần tạo menu boot (2-3 Tạo file Menu Boot) bạn có thể Add lần lượt
các image đó và mỗi image sẽ có 1 Menu Decription riêng Sau đó Save vào file RTL8139.mnu
Như vậy, khi mỗi client boot từ bootrom, sẽ thấy xuất hiện 1 menu boot tương ứng với các loại NIC, hoặc cùng 1 loại NIC nhưng có IP và computer name riêng và bạn có thể chọn mục tương ứng
Một vấn để khác là việc phân quyền cho thư mục LUUGHOST trên máy chủ khi share Nếu để dùng để ghost cho
các client với image đã có sẵn thì chỉ cần share Readonly, trường hợp muốn ghost để lưu ổ cứng của client thành image trên thu mục LUUGHOST của máy chủ thì phải share Full