1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Lu lu trị viêm phế quản ppt

4 304 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 164,18 KB

Nội dung

Lu lu trị viêm phế quản Lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc,… Lu lu đực còn có tên khác là nụ áo, thù lu đực, cà đen, long quỳ. Tên khoa học: Solanum nigrum L. họ cà (Solanaceae). Lu lu đực là loại cỏ dại; cành và lá làm thức ăn gia súc và phân xanh, là cây mọc hoang, tập trung ở ruộng ngô, đậu và bãi hoang. Bộ phận dùng làm thuốc là thu hái toàn cây, phơi hay sấy khô hoặc ngọn non làm thức ăn. Về thành phần hóa học, lá lu lu đực chứa solamargin, solasonin, riboflavin, acid nicotinic, acid citric, acid ascobic; protein, chất béo, chất khoáng, các hợp chất carbohydrat. Trong quả có chứa glucoalcaloid steroid có genin là solasodin (solamargin, solasonin, solanigrin) và các genin khác. Theo Đông y, lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tan ứ huyết, tiêu viêm, tiêu thũng. Y học cổ truyền phương Đông dùng lu lu đực làm thuốc chữa cảm sốt, viêm phế quản, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm thận cấp, viêm tuyến tiền liệt, tiểu tiện khó khăn; vẩy nến, lở loét ngoài da, bỏng, vết sưng tấy, chín mé, áp-xe. Liều dùng 10 - 15g dạng thuốc sắc. Do toàn cây có chất độc, đặc biệt quả, nên dùng phải thận trọng. Lu lu đực được dùng làm thuốc chữa các bệnh sau: Chữa viêm phế quản cấp, viêm họng: lu lu đực 30g, cát cánh 10g, cam thảo 4g. Sắc uống. Chữa tiểu tiện không thông, phùthũng, gan to: lu lu đực 40g, mộc thông 20g, rau mùi 20g. Sắc uống. Có thể dùng toàn cây rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống; hoặc ngọn non 50 - 100g luộc ăn trong ngày. Chữa sốt: bột rễ lu lu đực 100g, bột rễ ké hoa vàng 100g, hạt tiêu đen 2,5g. Làm thuốc bột. Mỗi lần uống 3 - 5g. Chữa bỏng nhẹ, vẩy nến: ngọn non hoặc lá, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước bôi. Hoặc dùng toàn cây nấu lấy nước, cô thành cao mềm (cao long quỳ) để bôi chữa vảy nến hay trĩ. Chữa vết thương đụng giập, sưng tấy, ứ máu, đau nhức: giã nát 80 - 100g cây tươi, thêm ít giấm, ép lấy nước để uống, bã đắp chỗ đau. . Lu lu trị viêm phế quản Lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc,… Lu lu đực còn có tên. huyết, tiêu viêm, tiêu thũng. Y học cổ truyền phương Đông dùng lu lu đực làm thuốc chữa cảm sốt, viêm phế quản, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm họng, viêm đường

Ngày đăng: 27/02/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN