Mang thaivàcườnggiáp
(Basedow)
Cường giáp
Bệnh cườnggiáp(Basedow) là do tuyến giáp trạng hoạt động mạnh, tiết ra
nhiều hormone thyroxin. Lúc này tuyến giáp to lên nên cổ có bướu gọi là
bướu cổ. Nhưng bướu cổ này khác bướu cổ đơn thuần do thiếu iod. Trong
bướu cổ đơn thuần do thiếu iod, tuyến giáp to ra nhưng lại chứa toàn chất
keo, rất ít hormone thyroxin.
Tránh mangthai lúc cườnggiáp
Khi bị cườnggiáp thì nồng độ hormone thyroxin trong máu mẹ rất cao.
Thyroxin gây ra các triệu chứng điển hình như: tay run, nhịp tim nhanh,
mạch nhanh, mắt lồi, nặng hơn nữa là suy tim. Thyroxin đi vào máu thai, tạo
ra nồng độ cao trong máu thai, dẫn đến tăng nhịp tim thai, thai nhỏ hơn so
với tuổi, có thể sảy thai, sinh non, thai chết lưu. Ngoài ra, cũng có thể gây dị
tật, dị dạng thai.
Khi có thai mà bị cườnggiáp nặng phải dùng các loại kháng giáp tổng hợp.
Các loại kháng giáp tổng hợp này đều đi vào thai, gây hại thai. Một trong
các tác hại này là gây suy giáp cho thai. Hầu hết các thuốc kháng giáp tổng
hợp như: methylthiouracil (MTU), methimazol, carbimazol, thyrozol,
propylthiouracil (PTU) đều có tính độc nguy hiểm này. Riêng PTU ít qua
nhau thai hơn nên mức độ độc thấp hơn.
Khi có thai mà bệnh tiến triển nặng thì có nguy cơ bị các cơn cườnggiáp cấp
(gọi là bão giáp), gây tử vong mẹ với tỷ lệ khá cao. Trong 3 tháng cuối thai
kỳ cơn cườnggiáp có thể giảm xuống nhưng sau khi sinh lại tăng lên, gây
trở ngại cho việc nuôi con.
Do vậy, thầy thuốc khuyên phụ nữ bị bệnh cườnggiáp(Basedow) không nên
có thai, nhất là khi bệnh đang tiến triển, hãy chữa khỏi bệnh rồi mới có thai.
Dùng thuốc trị cườnggiáp khi mangthai
Khi bị cườnggiáp mà lỡ có thai thì không nhất thiết phải bỏ thai. Lúc này
việc dùng thuốc ở người có thai cần tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên
khoa.
Nếu chỉ bị cườnggiáp nhẹ (các triệu chứng không rõ, chính người bệnh
cũng khó nhận thấy, xét nghiệm thấy nồng độ thyroxin máu không quá cao)
thì chỉ cần theo dõi chặt chẽ mà không cần dùng thuốc.
Trường hợp bị bệnh nặng hơn thì phải điều trị, nếu dùng thuốc không đúng
loại, không đúng liều thì thuốc thấm qua máu thai, làm cho thai bị suy giáp.
Thuốc dùng đúng là PTU (ít qua nhau thai) và chỉ dùng với liều thấp nhất có
hiệu lực. Việc điều trị này nhất thiết phải có thầy thuốc chuyên khoa theo
dõi. Nếu điều trị nội khoa không được, thì có thể mổ bướu giáp. Cách này ít
được áp dụng vì việc mổ liên quan đến gây mê, không có lợi cho thai. Cũng
không chữa bằng iod phóng xạ, vì iod phóng xạ có thể vào thai, phá hủy
tuyến giáp của thai gây suy giáp cho trẻ vĩnh viễn.
Trường hợp bất đắc dĩ cần phải bỏ thai thì cũng phải điều trị cườnggiáp cho
đến khi bệnh tạm ổn mới bỏ thai. Nếu bỏ thai đột ngột, có thể bị cơn cường
giáp cấp (bão giáp), dễ nguy hiểm tính mạng.
Khi cườnggiáp có thể dùng thuốc chẹn beta làm giảm hội chứng run tay,
đánh trống ngực. Tuy nhiên, chỉ dùng thuốc phụ trợ này khi thật cần thiết và
ở mức hạn chế, vì thuốc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai (trẻ
sinh ra bị nhẹ cân).
Người bị bướu giáp mà lỡ có thai, nếu biết điều trị tốt thì đa phần con sinh ra
vẫn bình thường. Sau khi sinh, bệnh cườnggiáp thường trở nặng. Lúc đó
điều trị cườnggiáp như với người không có thai (bằng thuốc kháng giáp
thông thường).
Ngoài bệnh cườnggiáp(Basedow) nói trên, cũng có khi có các nguyên nhân
gây cườnggiáp khác khi có thai (như với người có bướu nhân độc tuyến
giáp, người có nồng độ hCG cao). Những trường hợp này hiếm gặp hơn, chỉ
thoáng qua không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng cho bà mẹ, thai nhi.
.
Mang thai và cường giáp
(Basedow)
Cường giáp
Bệnh cường giáp (Basedow) là do tuyến giáp trạng hoạt động mạnh, tiết ra. dạng thai.
Khi có thai mà bị cường giáp nặng phải dùng các loại kháng giáp tổng hợp.
Các loại kháng giáp tổng hợp này đều đi vào thai, gây hại thai.