1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Xử lý khi trẻ bị hóc hay nuốt dị vật pptx

4 487 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 162,12 KB

Nội dung

Xử khi trẻ bị hóc hay nuốt dị vật Trẻ em vốn hiếu động nên thường tò mò và thích khám phá thế giới. Các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi luôn muốn “sờ” và “nếm thử” bất cứ món gì vô tình hay cố ý “vớ” được. Vì thế, rất nhiều trường hợp các bé hít, nuốt phải dị vật và nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Những vật tưởng như vô hại trong gia đình như: cúc áo, tiền xu, hạt trái cây, xương… đều có “tầm sát thương” nếu bé vô tình nuốt phải. Nhiều trường hợp có bé bị tắc đường thở, phải nhập viện cấp cứu để gắp dị vật ra khỏi cơ thể. Tác hại của dị vật và cách phòng ngừa Có khi trẻ đã nuốt vật lạ vào bụng nhưng không có dấu hiệu ngay tức thời. Nếu may mắn, dị vật có thể ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, có khi dị vật mắc lại thực quản, một thời gian ngắn sau, bé sẽ cảm thấy đau nhói, biếng ăn vì nuốt khó, khó thở, sức khỏe giảm dần, muốn ho để thoát dị vật ra ngoài nhưng không ho được. Khi bé có dấu hiệu trên, hãy lập tức đưa bé đi bác sĩ để kiểm tra. Hai trường hợp trên không ảnh hưởng ngay lập tức đến sức khỏe của trẻ và có thể “cứu vãn” được tình thế. Nhưng nếu dị vật rơi vào đường thở sẽ rất nguy hiểm vì bé có thể bị ngạt thở, tím tái và nặng nhất sẽ tử vong sau vài phút. Nhẹ cũng có thể bị ho, sặc, tím tái, làm tổn thương đến phổi. Vì thế, không nên cho trẻ chơi những đồ vật có thể tháo rời chi tiết nhỏ, các vật nhỏ hình tròn như: viên bi, đồng xu, Trong “giang sơn” của bé người lớn tuyệt đối không đánh rơi hay bỏ quên vật nhỏ như: đồng xu, cúc áo, hạt trái cây… Cần kiểm tra, vệ sinh phòng ốc cho bé một cách cẩn thận. Xử khi trẻ bị hóc dị vật - Ảnh minh họa Xử khibị hóc dị vật Nếu phát hiện bé đang ngậm dị vật, tuyệt đối không được la mắng bắt bé nhả ra vì tâm sợ hãi, bé sẽ càng nuốt nhanh hơn. Hãy cẩn thận đến gần nói nhỏ nhẹ với bé như: “Con đang ngậm gì đó, cho mẹ xem nào?” Hoặc đến gần làm động tác nhè ra cho bé bắt chước theo. Lúc đó nhẹ nhàng lấy dị vật kha khỏi miệng trẻ. Khi bé đã lỡ nuốt dị vật, hãy đặt trẻ nằm sấp, đầu hướng xuống thấp trên một cánh tay, dùng lòng bàn tay kia vỗ lưng năm lần mạnh và nhanh vùng giữa hai xương bả vai, sau đó lật ngửa trẻ. Nếu còn khó thở, dùng hai ngón tay ấn ngực năm lần. Với trẻ lớn hơn, người lớn đứng phía sau hoặc quì tựa gối vào lưng trẻ, vòng hai tay ngang thắt lưng, đặt một nắm tay vùng hõm ức, bàn tay kia đặt chồng lên rồi đột ngột ấn mạnh theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên năm lần liên tiếp. Dù đã giúp bé lấy dị vật ra ngoài nhưng nếu bé vẫn còn khó chịu, hãy đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra xem phổi, thực quản của bé có bị tổn thương hay không. . Xử lý khi trẻ bị hóc hay nuốt dị vật Trẻ em vốn hiếu động nên thường tò mò và thích khám phá. minh họa Xử lý khi bé bị hóc dị vật Nếu phát hiện bé đang ngậm dị vật, tuyệt đối không được la mắng bắt bé nhả ra vì tâm lý sợ hãi, bé sẽ càng nuốt nhanh

Ngày đăng: 27/02/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN