1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Báo cáo " Về bản Kiều vừa phát hiện ở Vinh" pptx

7 308 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 115,88 KB

Nội dung

VỀ BẢN KIỀU VỪA PHÁT HIỆN ĐƯỢC VINH Nguyễn Tài Cẩn ( I ) 1/ Một bản Kiều chép tay vừa được phát hiện Vinh, trong tủ sách một gia đình con cháu dòng họ Tiên Điền .Văn hoá Nghệ An đã xin Bảo tàng Nguyễn Du Nghi Xuân cho phép in photocopie và đã có nhã ý gửi cho chúng tôi. .Chúng tôi rất xúc động và kính xin tỏ lòng thành thực tri ân . Sau đây là vài nhận định sơ bộ của chúng tôi, kính xin báo cáo cùng đông đảo bạn đọc biết . 2/ Điều đáng tiếc nhất là do có nhiều hoàn cảnh khó khăn trong các giai đoạn lịch sử vừa qua nên việc bảo quản đã không giữ nguyên vẹn được 100% toàn bộ văn bản : phần mở đầu từ câu 1 đến câu 904 , cũng như phần cuối từ câu 2813 đến câu kết thúc đều đã bị để mất. phần giữa thỉnh thoảng cũng bị rách nát hay khiếm khuyết một số đoạn , một số trang , làm cho văn bản lại thiếu thêm khoảng gần 90 câu nữa . Như vậy chúng ta hiện chỉ còn lại trong tay khoảng một nửa của Truyện Kiều mà thôi . 3/ Việc biên tập bản Kiều này chắc đã được tiến hành trong khoảng từ cuối thế kỉ XIX trở về sau, vì người sao chép đã có đôi chỗ kị húy theo thói quen từ đời Thành Thái: như dùng chữ THÌN để thay tên Tự Đức (xin xem câu 981) hay viết chữ CHIẾU thành chữ CHIỂU (xin xem câu 1417).Thỉnh thoảng cũng có hiện tượng chép sót , chép sai câu này chữ nọ, sau phải móc thêm vào bên cạnh., như hai câu 2067, 2068 chẳng hạn . Và tuy đã có người đọc lại, ghi thêm hai chữ PHỤNG DUYỆT vào khoảng giữa những câu 1217 1220 , nhưng vẫn còn có những câu , những chữ bị sót, bị sai hiện vẫn chưa được bổ sung , đính chính , ví dụ hai câu 1213 , 1214 .Căn cứ nét chữ có thể phỏng đoán có một người chép chính nhưng đôi lúc người đó cũng đã để cho người khác chép thay vào một số câu. Việc sao chép như vậy là không được thật hoàn mĩ và tiến hành cũng khá chậm . ( II ) 4/ Tuy nhiên , những gì may mắn còn giữ lại được vẫn hoàn toàn đáng được coi là một di sản rất quí hiếm . Trước hết , bản tạm gọi là “bản Vinh” này cũng lưu giữ được rất nhiều nét cổ , không thua gì các bản Duy Minh Thị (DMT/ 1872), Liễu Văn Đường (LVĐ / 1871), Quan Văn Đường (QVĐ /1879) Thịnh Mĩ Đường (TMĐ /1879) v.v. Điều đó thể hiện ra 2 điểm sau đây : Nó cũng kị húy rất triệt để theo lệnh năm 1803 đầu triều Nguyễn , ví dụ :: *** kiêng tránh tên húy Gia Long : như thay CHỦNG//GIỐNG bằng CHÚNG hoặc KHÉO câu 1194 và câu 2097 ; ***kiêng tránh tên húy mẹ cả Gia Long :như thay LAN bằng HƯƠNG các câu 1471 , 1803 , 1988; Nó cũng lưu lại nhiều vết tích kị húy của thời Lê Trịnh , như : ***kị húy chuá Trịnh Bồng bằng cách đổi BỒNG thành BUỒNG câu 2627 (xin so với cách viết BUỒNG trong LNP và cách viết PHÒNG trong các bản LVĐ, QVĐ,TMĐ ); ***kị húy chúa Trịnh Doanh bằng cách thay bộ MỘC bằng bộ THẢO câu 1885( như trong các bản LVĐ,DMT,QVĐ,TMĐ) ; ***tránh xa tên KHOÁI của vua Gia Tông bằng cách thay chữ CỘI/CỖI bằng chữ CỔI câu 1322 ( như trong DMT ); ***hay tránh xa chữ KỲ của vua Thần Tông bằng cách thay bộ MỘC của chữ CỜ bằng bộ THỦ câu 1473( cũng như trong DMT ). 5/ Nhưng đặc điểm đáng lưu ý nhất của bản Vinh này là chỗ nó có nhiều nét gần gũi nhất với bản DMT. Có thể nói : trong số các bản Kiều cổ hiện biết ,không một bản nào gần gũi DMT bằng nó hay hơn nó. a) Về mặt từ ngữ , giữa bản Vinh và bản DMT/1872 có sự thống nhất khoảng hơn 81% dị bản chung trong lúc giữa bản DMT/ 1872 với các bản miền Bắc chỉ đạt tỷ lệ khoảng 60%. Rõ ràng bản Vinh tuy miền Bắc nhưng không cùng một nguồn gốc gần với các bản như LVĐ, QVĐ, TMĐ v.v. b) Và ngay trong việc kị húy cũng đã có thể thấy rõ sự gần gũi đó : Trong Truyện Kiều có rất nhiều bản cùng kị húy CHỦNG//GIỐNG ; nhưng trong công việc kị húy CHỦNG //GIỐNG chỉ có nó và DMT là hai bản duy nhất đồng thời sử dụng lối gọi là “gia dạng “: xin xem câu 1728 ! Trong việc thay LAN bằng HƯƠNG cũng vậy : câu 1310 cũng chỉ có nó và DMT là hai bản cùng thống nhất tiến hành thay , tất cả các bản còn lại đều vẫn giữ nguyên chữ LAN ! Việc kị húy chúa Trịnh Bồng lại thêm hai dẫn chứng : cách viết chữ BỒNG câu 2244 ( bỏ bộ THẢO đồng thời thay bộ MỘC bằng bộ THỦ ) cũng như cách viết chữ BỒNG//BÒNG câu 2803 ( gia thêm bộ KHẨU ) hoàn toàn ăn khớp nhau giữa hai bản Vinh và DMT, và cũng có sự ăn khớp chỉ riêng giữa hai bản ấy với nhau mà thôi . Để khỏi dài dòng , có thể kết thúc bằng việc nói thêm về 2 trường hợp KÌ//CỜ câu 1473 và CỘI//CỔI: câu 1322 : chỉ bản Vinh và bản DMT là có chú ý đến việc thay tự dạng này ! Tât cả các bản còn lại đều nhất luật giữ nguyên dạng vốn có trong các bộ tự điển . 6/Việc thêm 2 câu (đưa 4 câu lên 6 câu hoặc đưa 6 câu lên 8 câu , tùy bản )ở đoạn Sở Khanh mới gặp Kiều trước nay chúng ta biết cũng mới chỉ qua lời Cụ Nghè Mai kể lại và cũng chỉ mới thấy bản DMT. Trong DMT , bốn câu phác thảo đầu tiên là: : Quế trong trăng , hạnh trên mây Cát lầm ( hay “cát bày “?) nỡ để cho đầy đọa hoa Tiếc điều nhầm chẳng biết ta Vể châu vớt ngọc dễ đà như chơi Sau bạn bè khuyên chữa lại và thêm 2 câu vào đoạn giữa , thành 6 câu như sau: : Giá đành trong nguyệt trên mây Hoa sao hoa khéo giã giày bấy hoa Nổi gan riêng giận trời già Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng Thuyền quyên ví biết anh hùng Ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi Trong 10 câu ấy có những chỗ đáng ngờ như cách viết chữ HẠNH, chữ GAN, chữ GIÀ , nhưng không một bản nào khác có thể cho thêm thông tin ! Nay hoá ra bản Vinh cũng có đoạn ấy ! Thật là bất ngờ !! Và thế là lại thêm một chứng cớ hùng hồn nữa về sự gần gũi nhau lạ kì giữa hai bản Vinh và DMT. Chú thích: Riêng trong bản Vinh còn thấy có sự sửa chữa thêm 2 câu tiếp theo sau đó, so sánh: Sơ thảo : Nàng vừa khuya tựa lầu mai Nghe lời ra cũng dường người sắt đanh Chữa lại : Song thu đã khép cánh ngoài Tai còn đồng vọng mấy lời sắt đanh 7/ Có thể có người ngở rằng bản Vinh chỉ là một bản sao lại từ bản DMT/1872 ! Không đúng đâu vì hai bên có những điểm khác nhau ! a) Vài ví dụ về phương ngữ :Bản gốc DMT là một bản đã đi ngang qua Huế rồi mới vào Nam Bộ. Bản gốc Vinh, trái lại , là một bản gốc được lưu giữ tại miền Bắc , không phải kinh qua sự sao đi chép lại Huế và Nam Bộ như bản gốc của DMT/1872 .Vì thế : ***Chữ ĐẮNG câu 1870 bản Vinh ghi bằng thanh phù ĐẲNG chứ không ghi bằng thanh phù ĐÁN/ĐỚN như DMT ; ***Ở câu 1098 chữ ANH chỉ tên chim, bản DMTghi nhầm thành chữ OANH ; nhưng bản Vinh không nhầm ! ***Ở câu 1734 bản Vinh vẫn ghi KHỦNG KHỈNH chứ không để KHỈNH diễn biến thành KHỈNH>KHIỂNG> KHIỂN> KHUYỂN như trong DMT b) Một ví dụ về kị húy : Để chỉ con đường đi , trong khoảng từ câu 905 đến câu 2812 bản DMT luôn luôn dùng đúng chữ ĐƯỜNG có bộ THỔ, bản Vinh, trái lại ,trong 60% trường hợp đã bỏ bộ THỔ ! Phải chăng là để tránh xa cái tên húy của Dụ Tông (1705-1729) ? c) Và một ví dụ nữa về nội dung văn bản :Bản DMT hoàn toàn không có phần chú thích những lời phê như của Vũ Trinh , Nguyễn Lượng, bản Vinh trái lại, ghi đầy chú thích rất nhiều trang ! Và có những đoạn chú thích rất quí vì rất cổ : như khoảng các câu 1515 1540, có chú thích của Vũ Trinh, vẫn dùng chữ HOÀN , chưa thay bằng chữ VIÊN, nghĩa là chú thích trước lệnh kiêng húy năm 1803 . Bản sao chép về sau cũng chỉ dùng lối viết tắt thôi, chứ không theo đúng lệnh. /1 / d) Sơ bộ kết luận :với những nét riêng biệt như trên , bản Vinh không thể là một bản sao lại từ bản DMT / 1872 . Nó chỉ là một bản có cùng nguồn gốc xa xưa với bản DMT mà thôi ! ( III ) 8/Cái quí của bản DMT đã được G.S. Hoàng Xuân Hãn phát hiện và hết sức đề cao. Theo G.S. đó là bản gia bảo của dòng họ Tiên Điền vì có gia húy : dùng TRƯỢNG NGHĨA thay cho TRỌNG NGHĨA để né tránh tên húy của ông chú Nguyễn Trọng. Đó lại là bản cổ nhất : vì còn nhiều chỗ theo sát truyện Tàu ,chưa kịp nhuận sắc lại ; vì các vết tích né tránh tên vua Lê chúa Trịnh nhiều hơn các bản khác; vì khi Gia Long lên , rất sợ Gia Long nên nó áp dụng triệt để nhất lệnh kị húy năm 1803 . và vì về từ ngữ , nó cũng còn lưu lại nhiều cách nói rất xưa , rất đặc trưng cho hai vùng quê Nghệ Tĩnh và Thái Bình. Nhưng nó cũng có nhiều nhược điểm : nó đã phải đi từ Bắc vào Nam , bị chép đi chép lại nhiều lần Huế, Gia Định . Nó lại sai rất nhiều chỗ vì văn bản Nôm mà lại giao cho thợ Trung Quốc Quảng Đông in thì làm sao tránh được điều đó . Vậy nay có thêm được một bản cùng gốc với DMT mà lại có lai lịch khác DMT thì còn có gì quý bằng ! Không nên có ảo tưởng ngây thơ là bản Vinh cái gì cũng hay cũng đúng cả ! Nó tránh được những cái nhược những điểm này của DMT thì nó lại có thể đẻ ra những cái sai kia những điểm khác. Và bên cạnh rất nhiều chỗ cùng đúng ,cùng hay lại còn có cả những điểm cùng sai như nhau ! ( sai do cùng chấp nhận một lối ghi Nôm không chuẩn mực lưu lại từ xưa , hay sai do sao lại một cách máy móc lối viết của bản cũ ) .Nhưng dầu sao , nay có thêm một bản nữa , cùng gốc với DMT, để cân nhắc, so sánh thì cũng hơn hẳn cái thời chỉ có độc một mình bản in năm 1872 ! Có thể nói cái quý đầu tiên của bản Vinh là nó đã góp phần vừa có chỗ bổ sung , uốn nắn vừa có chỗ ủng hộ , củng cố vừa có chổ đặt ra những điểm nghi vấn cho người nghiên cứu, làm cho cái giá trị khoa học của bản DMT được vững chắc hơn thêm một bước ! 9/ Hơn nữa chúng tôi cũng đã từng cố gắng tìm hiểu vấn đề tác động của bà con , bạn bè , cũng như của các vị đã từng tham gia đính ngoa, nhuận sắc , khắc in, sao chép vào bản nguyên tác của nhà thơ , đưa đến 3 loại dị bản cặp đôi giữa chỉ 2 miền , với số lượng như sau : a) 359 dị bản có chung giữa DMT và miền Bắc, khác hẳn Huế ; b) 106 dị bản có chung giữa Bắc và Huế, khác hẳn DMT ; c) và 101 dị bản có chung giữa Huế và DMT, khác hẳn các bản miền Bắc . Đi theo hướng này chúng ta thấy : tuy đa số dị bản thường giống nhau giữa bản Vinh và bản DMT / 82% trường hợp a), 66% b) và 77% c) / nhưng cũng có một thiểu số dị bản khác nhau giữa hai bên. : một bên sai một bên đúng ; một bên dở một bên hay hoặc cả hai bên đều vào loại gần như tương đương nhau , người đánh giá thế này, người đánh giá thế nọ . Xin thử đi vào các dị bản hai bên khác nhau để minh họa sự đóng góp của bản Vinh. 10/ Trong 200 dị bản hiện có thuộc trường hợp a) có 18 % bản Vinh khác bản DMT. Trong số đó có thể tìm ra những ví dụ khá thú vị , như : Câu DMT và các bản miền Bắc các bản Huế 1005 : BỒNG LAI cách mấy nắng mưa SÂN LAI 1581 : Có khi vui chuyện mua cười 1582 : Tiểu thư lại giở những ĐIỀU đâu đâu LỜI 2669 : Giữa vòng nước dẫy sóng dồi 2670 : Trước hàm rồng cá gieo MÌNH thủy tinh (//vắng tanh ) MỒI 1064 : Trông CHÀNG ,NÀNG cũng ra tình đeo đai Trông NÀNG, CHÀNG cũng 1358: Đành thân phận thiếp , NGHĨ danh giá chàng NGẠI 1760 :NO(//Nỗi) lòng NO những bàn hoàn niềm tây LUỐNG những 2118 : Phải cung rày đã sợ BÀN MÁY CUNG sợ LÀN CÂY CONG 2663 : Vậy nên những TÍNH thong dong CHỐN 2664 : không yên ổn ngồi không vũng vàng Rõ ràng 3 dị bản đầu đã được đính ngoa các bản Huế vì sai điển cố hoặc sai vần. Năm dị bản sau cũng đã được nhuận sắc cho hay hơn. Chẳng hạn chỉ nhuận sắc TRÔNG CHÀNG ,NÀNG CŨNG thành TRÔNG NÀNG , CHÀNG CŨNG là tỏ ra thoát được ảnh hưởng của Truyện Tàu , nâng cao được uy tín của Kiều , vạch mặt được tính trai lơ của Sở Khanh . Nhưng những sự cải tiến về nghệ thuật đó trước kia chúng tôi đều qui công cho các bản Huế : hoặc cụ Nguyễn Du thời vào Huế hoặc bạn bè Cụ Huế đã chữa lại. Nay mở bản Vinh ra thì đã có đủ tất cả các dị bản đúng và hay đó (trừ SÂN LAI đang còn chép dạng ĐÌNH LAI đọc theo nghĩa !). Hóa ra nhờ bản Vinh nay chúng ta mới biết : chính nhà thơ đã cung cấp sẵn văn bản chính xác chứ không phải lúc đầu sai , sau Cụ hay bạn bè Cụ mới đính ngoa, nhuận sắc ! Và Cụ đã có văn bản chính xác đó từ rất sớm , hồi còn quê ! Các bản Huế chỉ có công chép lại mà thôi. 11/ Trong 72 dị bản hiện có, thuộc trường hợp b), có 34% bản Vinh khác DMT . Trong số đó có thể đem ra so sánh : Câu các bản miền Bắc và Huế bản DMT / 1872 1310 Thang lan rủ bức trướng hồng TẨM HOA SẠCH HOA 1479 Tin nhà ngày một VẮNG TIN THẦM TIN 1593 NON QUÊ thuần vược bén mùi NON XUÂN 1657 GIÓ CAO ngọn lử càng cao GIÓ TUNG 1798 Lấy câu vận mệnh KHUÂY DẦN nhớ thương CỔI DẦN 1991 Thiền trà CẠN nước (//chén) hồng mai RÓT NƯỚC 2037 Xăm xăm gõ MÉ CỬA NGOÀI GÕ CỬA BƯỚC VÀO 2038 Trụ trì nghe tiếng rước mời vào trong Chỉ đọc qua ai cũng thấy ngay rằng các dị bản của phía DMT đều không hay , thậm chí câu cuối còn thất vận . Trước đây chúng tôi dều đành phải cố gắng tìm cách xử lí : hoặc cho là bị chép sai ,phải đính ngoa , hoặc tìm lí do này lí do nọ để gượng gạo chấp nhận . Nay bản Vinh ủng hộ phía các bản miền Bắc và Huế !Vậy là rõ :các dị bản DMT /1872 không phải là sản phẩm của cụ Nguyễn Du ! Đó chỉ là sản phẩm của sự tam sao thất bản trên đường truyền bá từ miền Bắc vào miền Nam mà thôi ! 12/ Trong 56 dị bản hiện có , thuộc trường hợp c) , cũng có thể dẫn những câu như : Câu Huế và DMT / 1872 các bản miền Bắc 1148 : CHÚT lòng trinh bạch từ SAU CŨNG CHỪA XÓT LÂU ĐẾN GIỜ.(LVĐ). 1258 : Trân cam ai kẻ đỡ thay VIỆC mình MỘT mình 1294 : Ngày xuân lắm lúc QUÊN về với xuân ĐI về 1391 : Quyết NGAY biện bạch một bề NGHE 1509 : Đôi ta chút nghĩa ĐÈO BÒNG BÈO BỒNG 1578 : Nào ai có khảo mà mình ĐÃ xưng LẠI 1655 : Tớ thầy CHẠY thẳng đến nơi NHẢY 1786 : Nước BÈO để chữ tương phùng kiếp sau Nước NON 2018 : RÀO cây lâu cũng có ngày bẻ hoa TRÈO Chúng tôi vừa gắng chọn ra một số câu trong đó bản Vinh ăn khớp với các dị bản của phía bên các bản miền Bắc.Chọn để tiến hành một sự so sánh cần thiết . Nếu hai trường hợp trên kia ,chúng ta thấy cột bên phải : a) cho chúng ta những dị bản đúng hơn hẳn, hay hơn hẳn vì đó là dị bản của cụ Nguyễn Du ; và b) cho chúng ta những dị bản kém hơn vì là sản phẩm của các lần sao đi chép lại ; thì đây không có sự rõ ràng như vậy : sự hơn kém giữa các dị bản tuy có , nhưng có khi không thật dễ dàng đoán định được ngay , một cách hoàn toàn nhất trí. Ngay sau khi biết bản Vinh cũng chép TRÈO , NƯỚC NON , NHẢY, LẠI rồi , chúng ta vẫn không dám đánh giá ngay một cách quá thấp phía RÀO, NƯỚC BÈO, CHẠY, ĐÃ v.v ! Ví dụ câu 1786 , sau đã nói TƯƠNG PHÙNG thì trước phải nói NƯỚC BÈO mới đúng với điển cố BÌNH THỦY TƯƠNG PHÙNG của Vương Bột !Vậy có lẽ đây là trường hợp những dị bản đã đòi hỏi nhà thơ lắm khi phải suy đi nghĩ lại nhiều lần trước khi quyết định. Theo thống kê , kết quả cuối cùng là : bản Vinh đã ủng hộ 77 % phía DMT và Huế , chỉ 23% nghiêng về phía các bản miền Bắc .Phía 23 % này là phía bản Vinh cho chúng ta biết những dị bản đã được đem ra cân nhắc nhiều , chứ cũng vị tất đã được nhà thơ ưng ý hẳn .Chúng ta nên tìm hiểu tiếp để phỏng đoán kết quả cuối cùng trong việc chọn lựa ( IV ). 12/ Đến đây chúng ta mới tạm giải quyết được một vấn đề : cố gắng phân tích để thấy rõ được phần nào sự đóng góp của bản Vinh .Nhưng thấy được cái qúi của nó chưa phải là đã hiểu biết về nó một cách thật toàn diện. Nhiều vấn đề phải thú thật là đang treo. Xin dẫn chẳng hạn một ví dụ thôi , để bạn đọc cùng suy nghĩ : đằng sau lưng bản Vinh hiện có là một bản gốc rất cổ , ai là người chép ra và biên tập bản gốc đó ?Chúng tôi xin thử đoán liều để đưa ra một sự gợi ý : phải chăng đó là cụ Nguyễn Thiện ? a)Bởi vì về mặt hoàn cảnh chúng ta thấy : Người có thể tiếp cận được với bản Kiều gia bảo của dòng họ thì đó phải là một người của dòng họ mà lại rất thân với tác giả : Nguyễn Thiện là cháu gọi Nguyễn Du bằng chú,và tuổi lại cũng suýt soát gần như Nguyễn Du.! Người chịu khó bỏ công sức sao chép Kiều , chú thích về Kiều phải là một người đang mê say đọc Kiều , tìm hiểu Kiều : thì Nguyễn Thiện lúc đó cũng đang cần rút kinh nghiệm Kiều ,để nhuận sắc Hoa Tiên ! . b)Về mặt quan hệ giữa bản Kiều Vinh và bản HOATIÊN NHUẬN CHÍNH in năm 1875 chúng ta lại thấy : Các vị chép Kiều thường không chú ý kiêng né tên húy của vua Dụ Tông (1705-1729), riêng trong bản Kiều tìm được Vinh không hiểu tại sao 60% chữ Đường lại đều bỏ bộ THỔ để tránh xa chữ húy THỊ+ ĐƯỜNG của vua ! Và trong bản HOA TIÊN NHUẬN CHÍNH in năm 1875 của Nguyễn Thiện , phải chăng vì thế 75% chữ ĐƯỜNG ( 15 trên tổng số 20 trường hợp ) lại cũng viết không có bộ THỔ ! Cách dùng từ ngữ cũng có điểm tương tự giữa 2 bên : bản Kiều Vinh đã chữa ĐỊNH LÒNG của DMT câu 1496 thành ĐỊNH TÌNH thì HOA TIÊN NHUẬN CHÍNH (1875) ĐỊNH TÌNH lại xuất hiện trở lại câu 625 ; c) Còn về mối quan hệ giữa bản 1872 của DMT và bản 1875 của Nguyễn Thiện thì tình hình cũng được minh họa bằng một số ví dụ, như : Trong tất cả các bản Kiều cổ , bản DMT / 1872 là bản duy nhất không mở đầu bằng TÀI,MỆNH mà mở đầu bằng TÀI , SẮC : thì trong HOA TIÊN NHUẬN CHÍNH , Nguyễn Thiện cũng thay câu của Nguyễn Huy Tự bằng câu : Trăm năm một sợi chỉ hồng Đặt người TÀI SẮC vào trong khuôn trời Thêm vào đó, trong 9 bản Kiều thế kỉ XIX , cũng chỉ có bản DMT dùng 2 chữ DIỄU QUANH (ở câu 274 ) , và 2 chữ đó lại được Nguyễn Thiện dùng lại , khi nhuận sắc Nguyễn Huy Tự : xin xem câu 429: DIỄU QUANH lũng hỏi thung tìm ! Những mối liên quan giữa bản DMT , bản Kiều Vinh , bản Hoa Tiên nhuận chính và vai trò của Nguyễn Thiện như vừa nêu trên có lẽ không phải là ngẫu nhiên , nhưng dầu sao chúng ta vẫn cần phải thận trọng, không thể dừng bước phỏng đoán! Nhất thiết phải điều tra tiếp !Rất mong gia đình đã phát hiện ra bản Kiều Vinh gắng tìm hiểu trong các chi phái của dòng họ ,xem thử có thể góp phần soi sáng thêm được phần nào vào vấn đề này hay không ? 1/ Phần chú thích trong bản Vinh có những chỗ đại để giống như LNP hoặc KOM nhưng cũng có những chỗ hiện chỉ thấy nó có . Vậy đó là một phần chú thích có tính độc lập riêng (*) Bài đã đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An . VỀ BẢN KIỀU VỪA PHÁT HIỆN ĐƯỢC Ở VINH Nguyễn Tài Cẩn ( I ) 1/ Một bản Kiều chép tay vừa được phát hiện ở Vinh, trong tủ sách. đọc Kiều , tìm hiểu Kiều : thì Nguyễn Thiện lúc đó cũng đang cần rút kinh nghiệm Kiều ,để nhuận sắc Hoa Tiên ! . b )Về mặt quan hệ giữa bản Kiều Vinh và bản

Ngày đăng: 27/02/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w