Tài liệu Trẻ dễ bị tai nạn dịp Tết docx

6 258 0
Tài liệu Trẻ dễ bị tai nạn dịp Tết docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trẻ dễ bị tai nạn dịp Tết Tết là lúc trẻ được nghỉ học dài ngày, còn người lớn lại tất bật với công việc cuối năm nên thường ít để ý tới con cái. Vì vậy, nhiều trường hợp, chỉ một phút lơi lỏng của người lớn mà xảy ra những tai nạn đáng tiếc cho trẻ, làm mất niềm vui đón Xuân của gia đình. Sặc, hóc các loại hạt Các loại hạt dưa, bí, mãng cầu hoặc đồ chơi kích cỡ nhỏ… là dị vật đường thở thường gặp ở trẻ em vào dịp Tết. Các trường hợp này rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Triệu chứng ban đầu của trẻ hóc các dị vật nói trên thường là ho sặc, tím tái, giãy giụa, nghẹt thở thoáng qua và sau đó bắt đầu khó thở, khò khè, ho. Trong tình huống này, trước khi đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất, phụ huynh nên vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành (mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp để đẩy dị vật ra ngoài) ở 3 tư thế đứng, ngồi hoặc nằm nếu bệnh nhân đã lớn. Ngoài ra, để phòng ngừa tai nạn, phụ huynh phải hết sức cẩn trọng khi cho trẻ ăn các loại trái cây, đặc biệt dạy trẻ không ngậm đồ chơi. Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 – TPHCM thường tiếp nhận cấp cứu nhiều trẻ mắc dị vật trong dịp Tết. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. Phỏng vì vàng mã, nước sôi Ngày Tết, các gia đình thường tất bật đun nấu, bưng nước hay thức ăn nóng chuẩn bị cho mâm cỗ. Trẻ chạy chơi gần bếp nên dễ vấp trúng vật dụng đựng nước hoặc thức ăn nóng để dưới đất. Ngoài ra, trẻ cũng dễ bị phỏng do gia đình đốt vàng mã quá nhiều, trong khi trẻ mải chơi nên sờ tay, chân vào dụng cụ đựng vàng mã bằng nhôm, inox hay ngã vào nơi đốt. Trong các trường hợp nói trên, chúng ta cần nhanh chóng tách trẻ ra khỏi khu vực gây phỏng, dùng nước lạnh dội liên tục vào vùng phỏng ít nhất 15 phút. Sau đó, đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không dùng nước mắm, mật ong hoặc các phương thức dân gian để sơ cứu phỏng. Coi chừng điện giật Vào dịp cuối năm, do phải dọn dẹp nhà cửa nên những ổ cắm điện trong nhà thường không còn được che chắn kỹ nên là đối tượng khám phá của trẻ con. Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. Để phòng tránh, cha mẹ cần chú ý ngắt điện tất cả dụng cụ không sử dụng; dán băng keo hoặc dùng nắp đậy các lỗ cắm điện, thay các dây điện cũ; cách ly trẻ khỏi khu vực đang sửa chữa, thay dây điện. Các gia đình đặc biệt lưu ý các chỗ dây điện bị gấp khúc là nơi dễ bị sờn, tróc vỏ bọc. Tổn thương mắt do trò chơi Dịp Tết, trẻ em thường nhận được nhiều quà, trong đó có cả súng đồ chơi, phi tiêu và dụng cụ thể thao… là những thứ dễ gây tổn thương. Vì vậy, cha mẹ cần tránh mua đồ chơi có những chi tiết nhọn, nhô ra hoặc có thể bắn được; luôn để mắt đến trẻ khi chúng chơi những đồ chơi hoặc những trò chơi có nguy cơ gây chấn thương. Các vật dụng khác cũng có thể gây nguy hiểm cho mắt của trẻ là bóng đèn nhấp nháy, vật trang trí bằng thủy tinh… Các gia đình phải hết sức cẩn thận khi lại gần hoặc di chuyển cây cảnh trong nhà. Nên rửa mắt cho trẻ bằng vòi nước, nhúng mắt vào nước sạch khi bị bụi hay hóa chất lọt vào. Khi có dị vật vào mắt thì không được dụi, không cố lấy ra mà cần đến cơ sở y tế để xử lý. . Trẻ dễ bị tai nạn dịp Tết Tết là lúc trẻ được nghỉ học dài ngày, còn người lớn lại tất bật với. đường thở thường gặp ở trẻ em vào dịp Tết. Các trường hợp này rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Triệu chứng ban đầu của trẻ hóc các dị vật nói

Ngày đăng: 27/02/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan