Sâm ngọclinhởĐắcTô
Nhân SâmNgọcLinh (Panax articulatus Kim Long Đào. Đồng danh Nhân Sâm
Việt Nam =Panax Vietnamensis H.et Grushv.)
Để chuẩn bị bước vào hội nghị Nhân Sâm họp tại Tam Kỳ (Quảng Nam) do Bộ y
tế tổ chức, chúng tôi - cán bộ chuyên về Nhân Sâm của Viện dược liệu, Ban y tế
tỉnh Quảng Nam và cán bộ một số ngành khác của tỉnh Kon Tum đã lên núi Ngọc
Linh.
Tôi và các ông Trần văn Thanh (Giám đốc Công ty Đông nam dược Bảo Linh),
ông Phạm Anh Thắng (Giám đốc trại cây thuốc Tam Đảo) được cán bộ huyện Đắc
Tô đưa về thị trấn ĐắcTô xem xét Nhân SâmNgọcLinh hoang dại đang mua bán
ở đây.
Đến một cửa hàng bán tạp hoá trên đường phố, nhờ có người quen giới thiệu, cô
chủ hàng mang ra cho chúng tôi xem một thùng Nhân SâmNgọcLinh còn tươi
nguyên. Khoảng 7-8 kg. Chúng tôi chọn mua mấy kg với giá khá cao để đem về
làm mẫu ở hội nghị.
Về đến nhà khách Tỉnh uỷ Quảng Nam ở thị xã Tam Kỳ, các củ Sâm bắt đầu có
hiện tượng thối rữa. Tôi mang ra thái mỏng để phơi sấy cho chóng khô.
Khi thái, tôi gặp một củ Sâm lạ, lát thái có màu hồng rất đẹp. Tôi gọi ông Thắng:
- Ông xem củ Sâm này có màu đẹp quá !
Ông Thắng cầm mảnh Sâm lên xem và hỏi:
- Liệu có nếm thử được không, hả Thày?
Tôi thuận miệng nói luôn: Được chứ!
Không ngờ sau khi ông Thắng ngậm lát Sâm trên hai môi thì lập tức bị ngộ độc.
cuống quýt nhổ ra và kêu lên:
- Thày ơi ! Con chết mất
Tôi cầm miếng Sâm đó lên, cho vào lưỡi thử thì lập tức bị ngộ độc ngay: một cảm
giác rất ghê sợ, rất lạ lùng như vô số các kim lửa đâm thẳng vào lưỡi và môi. Lưỡi
sưng lên, môi co rúm lại, rát và bỏng.
Tôi vội kéo ông Thắng vào nhà tắm xả nước rửa môi, lưỡi bằng xà phòng và
khoảng hơn giờ sau thì thấy đỡ, nhưng miệng vẫn còn khó chịu đến hơn 20 ngày
sau.
Nếu lát Sâm quái ác này được nuốt thẳng vào bụng thì chắc chắn sẽ bị chết trong
sự quằn quaị đến khôn cùng !
Sau khi đã qua cơn hiểm nguy. Tôi thái tiếp củ Sâm quái ác đó thành nhiều lát
mỏng để phân biệt với các lát của củ Sâm khác và tôi đã nhận ra đó là một loại
“Sâm” làm giả SâmNgọcLinh hoang dại.
Tôi đem một đĩa nhỏ có các lát Sâm thật và giả sang phòng bên cạnh có đông đủ
các nhà khoa học chuyên về SâmNgọcLinh như Tiến sĩ Luận, Tiến sĩ Đệ (ở trung
tâm Sâm và Dược liệu TP HCM). Tiến sĩ Nguyễn Văn Tập (Viện Dược liệu Hà
Nội) Tôi đề nghị mọi người hãy phân biệt hai loại lát cắt giả và thật. Tôi nói rõ
không được nhấm thử khi chưa chắc chắn. Mọi người cùng quan sát hồi lâu và đều
không dám chắc loại nào là giả loại nào là thật.
Khi ấy, tôi chỉ đặc điểm của các lát Sâm gỉa. Tiến sĩ Nguyễn Văn Tập cầm lát Sâm
giả nhấm thử và lập tức cũng bị ngộ độc, phải đi tẩy rửa miệng hồi lâu sau mới tạm
ổn. Như vậy thì SâmNgọcLinh giả ởĐắcTô đã bị phát hiện ngày 8/5/2003.
Bên lề hội nghị Nhân sâmở Tam Kỳ ngày 9/5/2003, các nhà khoa học đều nhất trí
cho đây là một phát hiện quan trọng, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đây
cũng là một đề tài khoa học cần nghiên cứu sâu hơn nữa.
Với linh cảm của một người nhiều năm phân loại cây thuốc, tôi nhận ra đây là một
loài cây thuộc họ Ráy (Araceae). Cây này cũng lụi lá theo mùa và để lại sẹo trên
thân rễ.
Sơ bộ cách phân biệt SâmNgọcLinh thật và SâmNgọcLinh giả
A SâmNgọcLinh hoang dại có hai loại hình dáng khác nhau do quá trình nảy
mầm mà sinh sống khác nhau.
1. Quả Nhân sâm chín vào tháng 9 và tháng 10 hàng năm, lúc đó có các trận mưa
cuối mùa cuốn hạt trôi nổi theo dòng nước. Các hạt có may mắn dạt vào hai bên hồ
suối có tầng lá mục dày có lẫn phù sa mầu mỡ, với nhiệt độ thích hợp 160C đến
190C, 200C, độ cao so với mặt biển từ 1600- 1800m trở lên. Độ che phủ ánh sáng
80% đến 90%, độ ẩm cao, Tất cả điều kiện sinh thái thích hợp, cây Nhân sâm
cho loại củ to, có đường kính tới 4-5cm. những củ lâu năm nặng tới hàng kg.
Loại Sâm này không thể làm giả từ các cây cỏ khác.
2. Những hạt Sâm không có may mắn như trên, phải bám vào các hòn đá ghềnh có
rêu phủ, bên cạnh bờ suối hoặc ở giữa dòng suối. Khi mọc, mặc dù có nhiệt độ, ánh
sáng, độ ẩm v.v thích hợp để có thể nảy mầm thành cây cũng sống nhiều năm,
mỗi năm cho một đốt, nhưng thiếu ăn, “suy dinh dưỡng” có thân rễ Sâm nhỏ,
đường kính thường chỉ trên dưới 1cm và kéo dài đều đặn như một đoạn trúc khẳng
khiu. Chính loại này đã bị trà trộn một loại Ráy rừng để làm giả.
Vậy khi mua Sâm hoang dại phải đặc biệt chú ý loại Sâm dại khẳng khiu này. Nếu
nghi ngờ, xin lấy dao lam cắt ngang củ Sâm ( thân rễ) thành từng lát mỏng. Lát đó
có hình tương đối tròn, phần giữa có màu hồng tươi, mịn màng. Sau đó thấy xuất
hiện một vòng nhựa trắng dưới lớp biểu bì (Sâm thật không có vòng nhựa này).
Đích thị đó là loại Sâm giả và chớ nên nhấm thử.
Còn khi mua Sâm về mà không phân biệt được, thì nếu ngậm để thử trực tiếp, có
thể giúp phát hiện tránh được ngộ độc chết người nhưng người thử sẽ bị phồng
mồm, rộp lưỡi Còn nếu mua về ngâm rượu mà không kiểm soát kỹ thì thật nguy
hiểm !
Ông Hà Ban, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon-Tum cho tôi biết: Ông được
người ta cho một củ Sâm hoang dại (tức loại Sâm giả này), ông thái lát và dầm
trong mật ong gói vào túi nilon để đi công tác trên các xã vùng cao nguyên ngậm
cho đỡ mệt. Không ngờ đã phải nhổ ra ngay khi cho vào miệng và chạy vội xuống
suối để tẩy rửa.
Ông hỏi đồng bào trên núi cao về việc này thì họ trả lời: “ngâm rượu uống loại
Sâm giả này không sao cả ”
Nếu đúng như vậy thì thật may. nhưng cần đề phòng lời nói này để xí xoá việc làm
giả nguy hiểm trước ông Phó chủ tịch Tỉnh mà thôi.
B Hiện nay, trên vùng núi NgọcLinh còn một loại Sâm trồng bán tự nhiên nữa.
Loại này có hình dạng đặc thù khác với Sâm hoang dại. Chúng có kích thước và
hình dáng khá đồng nhất, và khác với Sâm hoang dại ở chỗ xung quanh các nốt sẹo
do cây lụi theo mùa, còn có các khối u do rễ con phồng lên chứa chất dự trữ. Các
củ Sâm trồng có thêm nhiều u như thế mà rất ít khi có ởSâm hoang dại.
Với tư cách là người đầu tiên phát hiện SâmNgọcLinh (18/3/1973) và cũng là
người phát hiện SâmNgọcLinh giả ởĐắcTô , tôi xin đề nghị người tiêu dùng hãy
cảnh giác. Các nhà khoa học hãy tiếp tục nghiên cứu sự giả mạo này và các nhà
quản lý hãy tìm mọi cách ngăn chặn sự giả mạo ngay từ gốc để tránh hiểm hoạ ngộ
độc đáng tiếc sẽ xảy ra cho người tiêu dùng.
. khi có ở Sâm hoang dại.
Với tư cách là người đầu tiên phát hiện Sâm Ngọc Linh (18/3/1973) và cũng là
người phát hiện Sâm Ngọc Linh giả ở Đắc Tô , tôi.
Sâm ngọc linh ở Đắc Tô
Nhân Sâm Ngọc Linh (Panax articulatus Kim Long Đào. Đồng danh Nhân Sâm
Việt Nam =Panax Vietnamensis