Trẻngủnhiều,ítkhóc–Nguycơbịmắcchứngsuygiáp
Bé ít cử động, ngủnhiều, dễ tăng cân, lại rất ítkhóc và không quấy mẹ. Thật
ra, đây có thể là biểu hiện của chứngsuy giáp.
Suy giáp ở trẻ em là rối loạn nội tiết do thiếu hoặc do khiếm khuyết tác động của
hoóc môn tuyến giáp đưa đến tình trạng chậm phát triển thể chất, tâm thần và vận
động ở trẻ. Suygiáp ở trẻ em chủ yếu là bẩm sinh. Nếu không phát hiện và điều trị
kịp thời, trẻ sẽ tử vong hoặc lùn và đần độn suốt đời.
Tần suất mắcsuygiáp bẩm sinh trên thế giới thay đổi từ 1/3.500 đến 1/4.000. Ở
Việt Nam, ước tính hằng năm có khoảng 300 trong số 1,2 triệu trẻ ra đời mắc bệnh
này; nhưng tỷ lệ được phát hiện và điều trị chỉ có 8%.
Đa số các trường hợp suygiáp bẩm sinh là do loạn sản tuyến giáp. Số còn lại là do
rối loạn tổng hợp hoóc môn tuyến giáp, trong đó cósuygiáp do thiếu iod. Vì vậy,
việc dùng đủ muối iod ở bà mẹ và trẻ em là rất cần thiết.
Hoóc môn tuyến giáp gồm triiodothyroxin (T3) và thyroxin (T4), được tổng hợp
với nguyên liệu chính là iod, có vai trò điều hòa hoạt động nhiều cơ quan, tổ chức
trong cơ thể. Với trẻ em, T3, T4 có vai trò: giúp trưởng thành và hoàn thiện hệ thần
kinh, đặc biệt tăng dẫn truyền thần kinh và điều hòa giấc ngủ; tăng nhịp tim, tăng
thể tích máu, tăng lượng hồng cầu; cốt hóa sụn làm chắc xương, tăng chiều cao,
giúp cơ hoạt động tốt; tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch tiêu hóa, tăng sự ngon
miệng; sinh nhiệt, tạo năng lượng, chuyển hóa tốt các dưỡng chất.
Vào tuần thứ 10 của thời kỳ bào thai, tuyến giáp đã hình thành và bắt đầu phát huy
chức năng. Nếu tuyến giáp thai nhi có sự bất toàn (hoặc không tổng hợp được T3,
T4, hoóc môn tuyến giáp của mẹ qua nhau thai không đủ, hoặc bị loạn sản tuyến
giáp) trẻ sẽ bịsuygiáp bẩm sinh. Nên lưu ý, nếu mẹ có bệnh lý tuyến giáp hoặc
khẩu phần ăn của mẹ thiếu iod trầm trọng thì sẽ gây thiếu iod cho thai nhi.
Ở trẻ sơ sinh, suygiáp bẩm sinh xuất hiện với các triệu chứng ban đầu như: trẻ
thường sinh già tháng (lớn hơn 40 tuần), chiếm khoảng 45% trường hợp; cân nặng
lúc sinh lớn hơn 3.500 g (44%); chậm thải phân su và sau này là táo bón kéo dài;
vàng da sơ sinh kéo dài (lâu hơn 2 tuần); ngủ rất nhiều,ít khóc, ít cử động, trẻ rất
“ngoan”; bú kém, tiếng khóc khàn.
Ở trẻ lớn hơn, nên nghi ngờ bịsuygiáp nếu có các triệu chứng: mặt có vẻ “khờ”
(còn gọi là thô đặc trưng); chậm phát triển tâm thần, thể chất (chậm biết lật, chậm
biết đi, cổ không vững, trẻít khóc, ít cười với mẹ, không biết chơi như những trẻ
khác cùng tuổi); ăn và bú kém, thân nhiệt thấp, da không mịn, hơi vàng nhẹ; chiều
cao phát triển kém; táo bón thường xuyên, lồi rốn.
Nếu nghi ngờ trẻbịsuy giáp, cần đưa đến bác sĩ khám ngay. Chẩn đoán sớm trong
3 tuần đầu đời là yếu tố rất quan trọng, quyết định sự phát triển bình thường của
trẻ. Sự can thiệp điều trị sớm sẽ giúp trẻcó được cuộc sống bình thường sau này.
Nếu không điều trị kịp thời, trẻcó thể sẽ bị nhiều biến chứng:
Chậm phát triển trí tuệ không hồi phục: 100% trường hợp trẻsuygiáp bẩm sinh chỉ
điều trị khi các triệu chứng đã quá rõ ràng, thường là sau 3 tháng, tình trạng chậm
phát triển trí tuệ sẽ không khắc phục được. Biểu hiện của các cơ quan khác có thể
phục hồi nhưng hệ thần kinh đã tổn thương của trẻ thì không thể sửa chữa được.
Nhiễm trùng: Trẻsuygiáp bẩm sinh luôn cónguycơ nhiễm trùng cao hơn do sự
phát triển chậm của hệ thống miễn dịch, đặc biệt là dễ nhiễm trùng đường hô hấp.
Xơ vữa động mạch: Trẻsuygiáp bẩm sinh luôn tăng cholesterol máu, đây là
nguyên nhân gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành sau này ở
những trẻ bệnh.
Hôn mê phù niêm: Nếu không can thiệp kịp thời sẽ tử vong.
.
Trẻ ngủ nhiều, ít khóc – Nguy cơ bị mắc chứng suy giáp
Bé ít cử động, ngủ nhiều, dễ tăng cân, lại rất ít khóc và không quấy mẹ tuần); ngủ rất nhiều, ít khóc, ít cử động, trẻ rất
“ngoan”; bú kém, tiếng khóc khàn.
Ở trẻ lớn hơn, nên nghi ngờ bị suy giáp nếu có các triệu chứng: