1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu NGHỆ THUẬT-NHỊP CẦU CỦA TÌNH YÊU, HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ potx

6 632 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 143,43 KB

Nội dung

NGHỆ THUẬT-NHỊP CẦU CỦA TÌNH YÊU, HÒA BÌNH HỮU NGHỊ 23 tác giả, gần 30 tác phẩm đã được tuyển chọn trưng bày. Triển lãm đã tạo cho người xem ấn tượng khá rõ nét về phong cách bản sắc nghệ thuật của mỗi nước, thông qua chức năng đào tạo của các hệ, các ngành mỗi trường Đại học. “Đặc biệt là sơn mài, qua đó thể hiện phong cách cá nhân, ẩn chứa tinh thần truyền thống, đậm chất á Đông.” như lời giới thiệu mở đầu vựng tập (Catalogue) triển lãm của ông Giám đốc Trung tâm văn hoá Hàn Quốc Kim Sang Ug tại Hà Nội. Việt Nam với 10 tác giả của 2 trường Đại học - Đại học Mỹ thuật Hà Nội Đại học Mỹ thuật công nghiệp - số lớn là tác phẩm hội hoạ sơn dầu, sơn mài đồ hoạ. Tác phẩm mỹ thuật của các hoạ sĩ Hà Nội thiên về hội hoạ giá vẽ, mang tính tư tưởng, hơn tính trang trí, hiểu theo nghĩa loại hình nghệ thuật. Hàn Quốc với 13 tác giả của 2 trường Đại học - MYUNG JI PAI CHAI. Tác phẩm chiếm tỷ lệ cao là hội hoạ truyền thống - sơn mài, tranh trục cuốn, khổ rời (màu nước, giấy xuyến chỉ) tác phẩm mỹ thuật thủ công, gốm, chất liệu tổng hợp (composite), theo phong cách truyền thống - hiện đại - đương đại. Hai nền văn hoá vốn có chung nguồn gốc á Đông, qua tác phẩm ta thấy không ít những nét gặp gỡ tương đồng. Những tranh giấy màu nước cổ truyền về các đề tài như hoa sen, hoa mẫu đơn, hổ báo, chim muông, phong cảnh núi non, thác ghềnh, mây bay, sóng nước rất giàu tính trữ tình, nên thơ tạo cho người xem ấn tượng khá gần gũi với những dòng tranh dân gian truyền thống. Hoặc loại tranh “sơn thuỷ hữu tình” vẽ theo cách vờn tỉa, tô tay, không in ấn, vốn là cảm hứng thẩm mỹ của người bình dân - lao động Việt. Những đường nét, màu sắc hình khối diễn cảm trên tranh khá gần với cách diễn cảm mà ta bắt gặp ở các tranh thờ, tranh Tết Việt Nam - như Độc hổ, Ngũ hổ Hàng Trống; Sen vịt, (Sen áp), Sen - uyên ương , Sen - chim (Hoa Điểu), Trúc tước (tre trúc chim sẻ), Hoa hồng bướm (Hồng - Điệp) của dòng tranh dân gian Đông Hồ. Dù là tranh sơn dầu, sơn mài hay đồ mỹ thuật thủ công sơn mài, gốm, chất liệu tổng hợp đều được các tác giả sáng tạo với cảm hứng mới, hiện đại - đương đại, nhưng tất cả đều bắt nguồn từ xúc cảm thẩm mỹ truyền thống của con người dân tộc rõ nét. Tác phẩm của các hoạ sĩ trẻ của 2 nước đều tỏ ra vững vàng, thấm nhuần đường lối văn hoá với lý tưởng Dân tộc - Hiện đại. Nếu Việt Nam đang trên đường Đổi mới với mục tiêu “xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc“, thì trước đó, Hàn Quốc cũng như một số nước Đông á, Bắc á, Nam á, Đông Nam á, cũng đã từng đưa ra khẩu hiệu Canh Tân của mình: “Văn hoá dân tộc + khoa học kỹ thuật tiên tiến phương Tây = Văn hoá - Văn minh - Truyền thống Dân tộc - Hiện đại”. Con số tác phẩm tham dự trưng bày, dù không nhiều, nhưng lại là những tác phẩm góp tiếng nói tích cực cho mỗi nền văn hoá - nghệ thuật của mỗi nước. Công chúng yêu nghệ thuật giới sáng tác Việt Nam sẽ nhớ mãi những tên tuổi và tác phẩm của 2 trường Đại học Hàn Quốc MYUNG JI PAI CHAI. Đó là: Park Sungsoon với Chim ác là hổ, Song Changsoo với Sen chim, Wo Youngsuk với Bình hoa, Kwon - Jungsoon với Mặt trời mặt trăng. Cả 4 tác giả đều thể hiện tranh giấy - màu nước theo bút pháp cổ truyền dân tộc. Các tác giả như: Park Hae-lee với Bình gốm, Sa Kong Su-Yeon với Dòng chảy, Feng Xiao-na với Mùa hè ẩn chứa mùa thu đều tạo hình theo ngôn ngữ điêu khắc không gian lập thể - trừu tượng, có xu hướng hiện đại. Hông - Mi, Kim với Bát - đĩa - khay - đũa (sơn mài) vừa tạo dáng design công nghiệp, vừa có xu hướng nghệ thuật sắp đặt đương đại. Lee Kyu-ok với Đĩa (sơn mài) trang trí hoa văn truyền thống giàu tính hồi tưởng thẩm mỹ dân tộc. Jeon Sobin với tranh sơn mài Chuyến đi dã ngoại có xu hướng sắp đặt - trang trí. Kim Deukhwan Kim Hyosun gặp nhau cùng đề tài Hoa mẫu đơn (sơn mài), nhưng hai bút pháp khác nhau: một bên màu tương phản, đối xứng, nhưng không lắp lại (Kim Hyosun); Một bên màu sắc trầm lắng, kết hợp giữa nét mảng phẳng, nhằm diễn tả chiều sâu tâm trạng qua vẻ đẹp vừa thực vừa hư (Kim Deukhwan); Lee Haeeun với Khăn choàng (vải màu) gồm những ô vuông đen trắng đỏ đầy chất tương phản, trang trí, diễn tả được chiều sâu tâm lý của một tâm hồn ưa mạnh mẽ, minh bạch, không e dè, nhút nhát. Cũng như vậy, công chúng yêu nghệ thuật giới sáng tác Việt - Hàn sẽ không quên những tên tuổi hoạ sĩ Việt Nam: Nguyễn Mỹ Ngọc với Mùa thử nghiệm (in kẽm nóng), Nguyễn Trung với Phố (sơn dầu), Thành Thế Vinh với Chợ vùng cao, (sơn dầu), Nguyễn Nhật Dũng với Âm nhạc (sơn dầu), Lô Thị Phương Thuỳ với Cầu đá (sơn dầu), Nguyễn Văn Hổ với Nhịp sống mới (sơn dầu), Nguyễn Đức Dương với Phố (sơn mài) - trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Nguyễn Xuân Lục với Một ngày mới (sơn mài), Đinh Hải Anh với Mơ (sơn mài), Nguyễn Văn Bảy với Cô gái những chú chó (sơn mài), Hà Huy Mười với Câu chuyện buổi sáng (sơn mài) - trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội Đại học Mỹ thuật công nghiệp. Khác nhau về phong cách, bút pháp nhưng họ đều gặp nhau ở một điểm: Dân tộc - Hiện đại. Hoạ sĩ trẻ của hai nước Việt - Hàn đã đang ra sức chăm bón cho cây đời, cây nghệ thuật của mỗi nước trên hành trình Hội nhập - Hợp tác - Phát triển, tạo cho bản sắc dân tộc mang vẻ đẹp mới, luôn xanh tươi, độc đáo, theo nghĩa truyền thống - hiện đại, là nhịp cầu của sự khám phá tình hữu nghị. . NGHỆ THUẬT-NHỊP CẦU CỦA TÌNH YÊU, HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ 23 tác giả, gần 30 tác phẩm đã được tuyển. xanh tươi, độc đáo, theo nghĩa truyền thống - hiện đại, và là nhịp cầu của sự khám phá và tình hữu nghị.

Ngày đăng: 26/02/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w