1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Bồ cu vẽ pptx

4 279 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bồ cu vẽ Bồ cu vẽ còn có tên khác là đỏ đọt, bồ long anh, sâu vẽ, bọ mảy Tên khoa học Breynia fruticosa Hool. F. Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. A. Mô tả cây: Bồ cu vẽ là một cây nhỏ, thân nhẵn. Lá co hình dáng và kích thước thay đổi, đầu nhọn phía cuống tù hay nhọn. Chiều dài của lá tư 3-6cm, rộng 20-45mm, cuống rất ngắn màu nâu sẫm hay đen. Mặt dưới lá thường có đường vẽ đen do một loại sâu để vết lại. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, gồm 5-6 hoa đực và 1-3 hoa cái, đính trên một cành nhỏ, với những lá bắc khô xác. Quả khô, hình cầu dẹt, màu đen nhạt, đường kính 5mm, phía cuối bao bọc bởi một đài cùng phát triển. Hạt màu nâu nhạt ba cạnh, cao 3mm trên có phủ một áo hạt màu vàng cam. B. Phân bố, thu hái và chế biến: Cây mọc hoang dại ở khắp nơi trên miền Bắc và miền Trung nước ta. Hình như không thấy mọc ở miền Nam. Rải rác thấy có ở Lào và Cămpuchia, còn thấy ở Trung Quốc, Philipin, Malayxia. Người ta dùng lá tươi hái quanh năm. C. Thành phần hóa học: Acid hữu cơ. D. Tác dụng dược lý: + Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc, nước ép, cao nước bồ cu vẽ có tác dụng trên 6 trong 8 loại vi khuẩn thông thường. + Có tác dụng trên amip in vitro + Nước ép lá, cao lỏng lá, cao lỏng rễ có tác dụng chống viêm thực nghiệm. + Nâng cao được tỷ lệ chuột nhắt sống và kéo dài thời gian cầm cự trước khi chết, khi tiêm nọc rắn hổ mang vào tĩnh mạch. + LD50 thử trên chuột nhắt trắng dùng đường uống là 72g/kg (dạng cao lỏng toàn cây) E. Công dụng, liều dùng: Chữa rắn cắn, chữa bệnh giun chỉ, làm thuốc cầm máu, chữa mụn nhọt, chữa các vết lở loét. 30-40g lá tươi, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp ngoài. Vỏ cây cạo lấy bột rắc lên mụn nhọt, vết lở loét. Bài thuốc: - Chữa đinh nhọt: Lá tươi bồ cu vẽ giã nhuyễn, đắp lên nhọt. - Chàm viêm da dị ứng, ngứa: Dùng cành lá nấu nước rửa hoặc lá tươi giã nhuyễn lấy nước cốt rửa. - Vết thương lở loét: Lá bồ cu vẽ tươi 30g, cỏ nhọ nồi (cỏ mực) 10g giã nhuyễn đắp. - Rắn, rết, nhện… cắn: Giã lá tươi bồ cu vẽ để đắp. - Viêm khí quản mạn tính: Lá bồ cu vẽ tươi 30g, lá tầm song tươi 15g, lá xoài tươi 15g, đường đỏ 10g, sắc uống ngày chia 2 lần. Một liệu trình 10 ngày. Chú ý: Dùng uống phải thận trọng, nhất là với người già, trẻ em, phụ nữ có thai. Nên dùng phối hợp một số vị khác… Không nên uống một mình bồ cu vẽ. Ở trường hợp uống vào thấy váng đầu mệt lả, nôn nao dạ dày thì phải ngừng ngay không uống tiếp. Mới đây, Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai đã cấp cứu một nữ bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy gan thận bởi trước đó uống nước sắc bồ cu vẽ quá liều chữa viêm đại tràng mạn tính. . Lá bồ cu vẽ tươi 30g, cỏ nhọ nồi (cỏ mực) 10g giã nhuyễn đắp. - Rắn, rết, nhện… cắn: Giã lá tươi bồ cu vẽ để đắp. - Viêm khí quản mạn tính: Lá bồ cu vẽ. Bồ cu vẽ Bồ cu vẽ còn có tên khác là đỏ đọt, bồ long anh, sâu vẽ, bọ mảy Tên khoa học Breynia fruticosa Hool.

Ngày đăng: 26/02/2014, 17:20

Xem thêm: Tài liệu Bồ cu vẽ pptx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w