MỸ THUẬTMIỀNTRUNG,MỸTHUẬTHUẾ-NHỮNGBẾNBỜNGHĨ
SUY VÀDAYDỨT
Trong dòng chảy của văn hóa dân tộc, lịch sử đã tạo ra những
dấu ấn, đặc trưng cho sự phát triển mỹthuậtmiền Trung
trong nhiều thế kỷ qua. Miền Trung nói chung vàHuế nói
riêng từng là nơi hội nhập và tiếp chuyển nhiều nền văn hóa khác nhau, là mạch
chạy dài của văn hóa Đông Sơn từ phía Bắc, văn hóa Bàu Tró nối tiếp với văn hóa
Sa Huỳnh mà Huế là nhịp giữa của mạch chảy đó. Cùng với nền văn hóa Chàm
bản địa vẫn còn những dấu ấn khó phai nhòa, Huế đã tạo nên một phong cách văn
hóa riêng, trong đó có những đặc trưng khó nhầm lẫn. Sang thế kỷ XX, Huế cũng
từng là cái nôi của sự hội tụ của những phẩm chất, giá trị mỹthuật hiện đại. Từ
những năm 30-45, Huế đã đón nhận và chứng kiến sự có mặt, sáng tạo để lại
những tác phẩm đặc trưng của nhiều họa sỹ danh tiếng Việt Nam. Những năm đất
nước của chia cắt, mỹthuậtHuế trước năm 1975 cũng đã tạo nên được một phong
cách mới hiện đại, nơi đây có trường Cao đẳng MỹthuậtHuế (Nay là Đại học
Nghệ thuật) đã đào tạo và tụ hội nên nhiều lớp họa sỹ có tên tuổi, đa số họ vẫn có
nhiều đóng góp cho sự phát triển của mỹthuật đất nước, đặc biệt là mỹthuật ở
miền Trung từ sau 1975. Huế cũng trở thành một trung tâm lớn của mỹthuậtmiền
Trung. Hiện nay ở Huế có hơn 100 hội viên Hội Mỹthuật TT Huếvà gần 50 hội
viên Chi hội Mỹthuật Trung ương cùng hơn 200 họa sĩ tự do hoạt động trong lĩnh
vực gallery, thiết kế, kiến trúc, giảng dạy từ tiểu học đến đại học, làm báo, quản lý
văn hóa… ở Huế có trường Đại học Nghệ thuật với 55 năm qua đã có những đóng
góp to lớn về nguồn nhân lực, tạo ra đội ngũ sáng tác mỹthuật đáng kể cho Huếvà
miền Trung. Hiện nay ở Huế có khoảng 35 gallery lớn nhỏ khác nhau, hàng chục
họa thất như những địa chỉ văn hóa cũng tạo được một nét riêng trong sinh hoạt mỹ
thuật ở Huế.
Từ một bình diện chung như vậy ta thấy mỹthuậtmiền Trung một mặt hình thành
nên một phong cách tạo hình đặc trưng, mặt khác đã hòa mình vào dòng chảy của
mỹ thuật dân tộc và tiếp tục tạo nên những giá trị nghệ thuật mới. Mỹthuậtmiền
Trung không phải là thiếu tiềm năng, có những cá nhân thực sự có tài năng và nội
lực sáng tạo nghệ thuật, nhưng nhìn chung trong những thập kỷ qua, mỹthuậtmiền
Trung đã rất khó tạo dựng được những dấu ấn riêng, những sản phẩm đặc trưng,
độc đáo và càng khó có thể tạo dựng được những sự kiện mỹthuật độc đáo mang
tầm quốc gia như Hà Nội, Tp HCM. Vấn đề không phải các họa sĩ miền Trung
thiếu khát khao và ý tưởng mà là ở chỗ điều kiện và hòan cảnh đã không cho phép
tổ chức ở miền Trung những sự kiện mỹthuật lớn. Trong suốt thời kỳ đổi mới cho
đến nay, chúng ta chưa bao giờ nghe nói đến một festival mỹthuật nào tầm cỡ ở
miền Trung, nếu có những họat động mỹthuật nào đó đáng chú ý thì nó lại ẩn
khuất trong các lễ hội, nơi mà tính chất hội lễ du lịch được coi trọng hơn rất nhiều
so với hoạt động mỹ thuật. Có chăng nổi bật là ở những festival văn hóa ở Huế, tuy
nhiên cấp độ và sự ảnh hưởng nghệ thuật chưa phải là lớn, nhiều khi chúng chỉ là
chất xúc tác hay hương hoa của một mục đích khác ngoài nghệ thuật của các nhà
quản lý.
Việc đầu tư của nhà nước cho mỹthuậtmiền Trung cũng còn rất thấp và không
thường xuyên. Mặc dù chúng ta đã trải qua hơn 15 năm tổ chức triển lãm khu vực
Bắc miền Trung. Mỗi lần triển lãm ở một tỉnh trong khu vực, là một lần các họa sĩ
có cơ hội gặp gỡ giao lưu, nhưng chúng ta cũng cần nói thật thẳng thắn rằng các
họa sĩ miền Trung cũng chưa thật hiểu được nhau. Đôi lúc có cảm tưởng rằng đâu
đó ở miềnTrung, sáng tác mỹthuật vẫn còn hiện tượng ếch ngồi đáy giếng! Sự
trao đổi thông tin mỹthuật ở miền Trung vẫn còn rất yếu kém, sự lôi kéo cuốn hút
chúng ta vào các hoạt động mỹthuật với nhau đa phần không phải xuất phát từ nhu
cầu nội tại, tình cảm láng giềng, khu vực hay là sự đam mê say đắm với nghề, sự
khát khao muốn trao đổi, bộc bạch mà đáng tiếc phần lớn lại phụ thuộc từ một kế
hoạch nào đó của Hội Mỹthuật Việt Nam, như vậy bản thân chúng ta cũng đã
không có sự chủ động, ít có ý tưởng mới táo bạo và càng thiếu những trao đổi
thông tin và sự đồng tâm về chiến lược phát triển mỹthuật của khu vực. Mặc dù
dân trí ở miền Trung chưa cao nhưng công chúng mỹthuật ở miềnTrung, đặc biệt
là ở Huế lại đạt được con số đáng nể, tuy nhiên ở một số tỉnh thành, chúng ta vẫn
thấy có một khỏang cách khá xa giữa công chúng và nghệ sĩ. Chúng ta đã từng
chứng kiến sau những triển lãm mỹthuật khu vực được khai mạc rầm rộ thì những
ngày sau gần như vắng bóng người xem.
Mỹ thuậtmiền Trung đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, tuy nhiên sự khai
thác, kế thừa những giá trị văn hóa của khu vực, những giá trị văn hóa địa phương
và làm tỏa sáng những giá trị ấy vẫn còn hết sức mờ nhạt. ở khía cạnh khác, các
họa sĩ ở khu vực vẫn chưa tạo được sự nối kết trong việc nghiên cứu phát huy
những giá trị nghệ thuật trên quê hương mình. Chẳng hạn dù tranh dân gian làng
Sình Huế đã rất được khách quốc tế chú ý nhưng ngay cả họa sĩ Huế cũng khá
nhiều người không biết tranh dân gian làng Sình là như thế nào. Di chỉ văn hóa
Bàu Tró ở Quảng Bình đã được Madelaine Colani ngợi ca từ những năm 30 của thế
kỷ trước, với những hoa văn đồ gốm đặc trưng,nhưng cũng chưa bao giờ thấy dấu
ấn ấy trong sáng tác của các họa sĩ Quảng Bình. Những giá trị văn hóa Nghệ Tĩnh
cũng rất ít khi được phản ánh trong sáng tác của các họa sĩ Nghệ An, Hà Tĩnh. Di
tích Lam Kinh và mới đây thành nhà Hồ được Unesco công nhận là Di sản văn hóa
thế giới nhưng chúng ta cũng chưa thấy được nhiều những nghiên cứu phản ánh
trong các sáng tác của họa sĩ Thanh Hóa. Ngay cả những dấu ấn lịch sử của dân tộc
ta trong cuộc chiến tranh khốc liệt bảo vệ đất nước vừa qua cũng chỉ mới được thể
hiện phần nào trong các sáng tác của họa sĩ miền Trung. Có lẽ các họa sĩ miền
Trung sẽ vẫn còn thấy nặng nợ, còn daydứt lâu dài với quê hương đất nước?.
ở Huế có nhiều hoạt động nghệ thuật được báo giới nhắc đến, tuy nhiên hiệu quả
nghệ thuật chưa phải là cao bởi lẽ còn thiếu sự hỗ trợ quan tâm của các Hội chuyên
ngành và các cơ quan chức năng ở địa phương. Chẳng hạn tại Workshop Đồ họa
quốc tế Huế năm 2011, với sự tham gia của nhiều họa sĩ đồ họa trong cả nước cùng
các họa sĩ đồ họa quốc tế đã tạo được tiếng vang tốt trên diễn đàn mỹ thuật, nhưng
rồi không ai trong số những người tham dự cũng như BTC có thể khẳng định rằng
đến khi nào sẽ có trại lần thứ 2 như thế ở Huế. Muốn duy trì được Workshop này
rõ ràng cần có sự khẳng định của các Hội và sự quan tâm hỗ trợ tài chính của địa
phương.
Trong những năm qua, hình ảnh mỹthuậtmiền Trung cũng đã được hiện ra tương
đối rõ nét qua các triển lãm khu vực và toàn quốc, từ thực tiễn của đời sống mỹ
thuật cho thấy có một nghệ thuật phong cách nghệ thuật Thanh Hóa, Nghệ An gần
với phong cách nghệ thuật hiện đại phía Bắc, bởi lẽ đa số các nghệ sĩ tạo hình tốt
nghiệp từ các trường mỹthuậtmiền Bắc, ngược lại đa số các họa sĩ Nghệ Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Huế thì có phong thái miền Nam nhiều hơn, cũng bởi đa
số họa sĩ tốt nghiệp từ Huế. Đó cũng là một nét đặc thù, bởi chúng ta dường như
nhận ra và cảm thấy có sự đan xen giữa phong cách mỹthuậtmiền Bắc với miền
Nam qua mỹthuậtmiền Trung mà nổi bật nhất là qua các triển lãm mỹthuật khu
vực IV Bắc miền Trung. Mặt khác, đó là một dấu ấn, bản sắc văn hóa miềnTrung,
nó tạo nên sắc thái đa văn hóa, đa phong cách trong dòng chảy mỹthuậtmiền
Trung. Tuy nhiên, khi chọn những tác phẩm xuất sắc nhất của miền Trung tham dự
triển lãm toàn quốc hay tham dự các giải thưởng của liên hiệp các hội văn học toàn
quốc ta vẫn thấy có một cái gì đó còn rụt rè, e ngại trong đánh giá, khẳng định giá
trị nghệ thuật. Ví dụ tác phẩm Trái tim của biển trong triển lãm khu vực Bắc miền
Trung năm 2011 của nhà điêu khắc Phan Đình Tiến (Quảng Bình), thoạt đầu tác
phẩm chưa gây được ấn tượng cho công chúng ở miền Trung nhưng khi triển lãm
kết thúc thì nó lại gợi lên bao suynghĩ khác nhau cho người xem, khơi gợi được
những xúc cảm sâu lắng, nhữngdaydứt mang tinh thần dân tộc, từ kết cấu của tác
phẩm, hình tượng ẩn dụ bằng chiếc thùng phi, ống dẫn dầu, những vết cắt, vá như
những vết thương lòng rõ ràng nói lên được những vấn đề đang hết sức nóng
bỏng hiện nay về biển Đông và tâm trạng của người nghệ sĩ.
Từ những phân tích và đánh giá nói trên, chúng tôi xin nêu một số đề xuất như sau:
1.Cần tăng cường tổ chức trại sáng tác chuyên ngành cho các họa sĩ miềnTrung,
đặc biệt là những chuyên ngành còn yếu kém. Mặt khác cũng cần phải tổ chức ở
miền Trung những trại sáng tác, những đợt tập huấn về mỹthuật đương đại. Cần
đặc biệt quan tâm tới lực lượng sáng tác trẻ, bởi vì ai cũng biết rằng họ chính là
tương lai của mỹthuậtmiền Trung. Tuy nhiên, trong vấn đề này không nên có
quan niệm bất cứ cái gì đương đại, hiện đại là chỉ dành cho giới họa sĩ trẻ.
2.Cần tạo dựng ở miền Trung một vài trung tâm phát triển mỹthuật trực thuộc các
Hội và Chi hội mỹthuậttại địa phương, thông qua các trung tâm này để tập hợp
đội ngũ, thu hút nguồn lực tài chính, kêu gọi tài trợ để tổ chức các trại sáng tác.
Lâu nay mọi việc này là do Hội các cấp thực hiện, nhưng cơ chế mới cho thấy chỉ
dựa vào Hội thôi thì chưa đủ và chưa thể phát triển, mở rộng và đáp ứng được tốt
cho nhu cầu đa dạng của đời sống mỹthuật hiện nay. Kinh nghiệm cho thấy, việc
các Hội mỹthuật địa phương khi có được nguồn kinh phí đầu tư tốt, Hội mời các
họa sĩ, các nhà phê bình nghệ thuật như Lê Huy Tiếp, Phan Cẩm Thượng, Lê Quốc
Bảo, Lương Xuân Đoàn, Nguyễn Đức Hòa, Trần Lương đến tham gia sáng tác,
trao đổi học thuật … đã làm dấy lên những sắc thái sáng tạo mới, niềm cảm hứng
cho các họa sĩ miền Trung và từ đó họ gặt hái được khá nhiều thành công sau
những workshop có chất lượng như vậy.
3. Hội mỹthuật Việt Nam cần có chính sách và sự ưu tiên đầu tư cho sự phát triển
mỹ thuậtmiền Trung thường xuyên và nhiều hơn nữa. Phát triển mỹthuậtmiền
Trung phải dựa vào những nền tảng văn hóa truyền thống. Phải lựa chọn và ưu
tiên, tạo ra sự khác biệt cho mỗi khu vực mỹ thuật, không nên đầu tư dàn trải, đầu
tư và thực hiện kế họach theo kiểu sự vụ mà phải có sự chọn lọc công minh, đánh
giá chính xác để đầu tư tổ chức đúng trọng điểm, đúng người và tôn vinh được
nghệ thuật thực sự.
4.Trong cơ chế quản lý và kiểm duyệt hoạt động nghệ thuật theo quy định của nhà
nước, ta vẫn còn thấy những khập khiễng thậm chí đôi lúc rất trớ trêu, ví dụ tại một
triển lãm ở Nghệ An, BTC đã loại bỏ tất cả tranh khỏa thân chỉ vì ngày khai mạc
triển lãm gần ngày Quốc Khánh 2/9. Lí do đưa ra như vậy là thiếu thuyết phục vì
chứng tỏ BTC đã không quan tâm chất lượng nghệ thuật giá trị thẩm mỹ-những
điều mà công chúng cần. Ngay cả ở Huế, nơi có nhiều triển lãm thành công cũng
từng xảy ra cách kiểm duyệt như vậy trong triển lãm quốc tế Việt Nam - Thái Lan
2007, khi một thành viên của BTC đòi bỏ một tác phẩm của một họa sĩ danh tiếng
Thái Lan, cho dù toàn bộ triển lãm này đã được kiểm duyệt và thông qua Cục Mỹ
thuật và Nhiếp ảnh của Bộ VHTT&DL, như vậy điều cần phải tránh là không được
tạo ra những cát cứ mới, những quyền lực của địa phương một cách tùy tiện, loại
bỏ sự biến thái, giáo điều trong họat động nghệ thuật, có như vậy mỹthuậtmiền
Trung mới có được không khí sáng tạo lành mạnh, sự khởi hứng mạnh mẽ và biểu
lộ được các giá trị sáng tạo mới thật sự có tinh thần nhân văn, dân tộc.
Chúng ta nhận thấy mỹthuậtmiền Trung có những sự thua thiệt lớn so với các
vùng miền khác, thể hiện rõ nhất về vấn đề này là ở chỗ các họa sĩ miền Trung ít
có những điều kiện tham gia các hoạt động mỹthuật quốc tế, ngay cả triển lãm
giao lưu trong nước cũng rất hiếm. Việc thiếu thông tin và hạn chế trong giao lưu
quốc tế là một thiệt thòi quá lớn đối với các họa sĩ miền Trung. Do vậy cần tăng
cường quảng bá về mỹthuậtmiền Trung không chỉ trong nước mà cả khu vực và
quốc tế, sự quảng bá tốt nhất là đưa các tác phẩm xuất sắc của miền Trung tham
gia các triển lãm quốc tế và khu vực, chỉ bằng con đường đó chúng ta mới hy vọng
mỹ thuậtmiền Trung sớm có mặt và hòa cùng được với mỹthuật trong nước và
khu vực.
.
MỸ THUẬT MIỀN TRUNG, MỸ THUẬT HUẾ - NHỮNG BẾN BỜ NGHĨ
SUY VÀ DAY DỨT
Trong dòng chảy của văn hóa dân tộc, lịch sử đã tạo ra những
dấu ấn,. 1975. Huế cũng trở thành một trung tâm lớn của mỹ thuật miền
Trung. Hiện nay ở Huế có hơn 100 hội viên Hội Mỹ thuật TT Huế và gần 50 hội
viên Chi hội Mỹ thuật