Dừacạnchữabếkinh
Dừa cạn còn có tên là bông dừa, hải đằng. Tên khoa học là Catharanthus Roseus
(L.) G. – Don Apocynaceae. Là loại cây cỏ cao khoảng 40 – 60cm. Lá hình trứng
mọc đối, mặt trên của lá màu xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt. Trong dân gian vẫn
dùng dừacạn làm thuốc hỗ trợ điều trị: Phụ nữ bế kinh, tăng huyết áp, trị bệnh đái
tháo đường, chữa tiêu hóa kém, chữa lỵ và thông tiểu tiện…
Một số bài thuốc có dừacạn
Phụ nữ bị bếkinh (đau bụng, mặt đỏ, bụng dưới căng đầy, tính tình cáu gắt): dừa
cạn (phơi khô) 16g, nga truật 12g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g, chỉ xác 8g, trạch lan
16g, huyết đằng 16g, hương phụ 12g. Sắc với 500ml nước, còn 300ml chia 2 lần
uống trong ngày.
Lỵ trực khuẩn: dừacạn (sao vàng hạ thổ) 20g, cỏ sữa 20g, cỏ mực 20g, chi tử 10g,
lá khổ sâm 20g, hoàng liên 10g, rau má 20g, đinh lăng 20g. Sắc với 600ml nước
còn 300ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống 5 ngày.
Trị bỏng nhẹ: dùng lá giã nát đắp lên những vết bỏng (chú ý chỉ đắp trong trường
hợp không chợt da, bỏng nhẹ) có tác dụng làm mát chỗ bỏng, giảm đau, chống bội
nhiễm. Đắp 2 – 3 ngày.
Chứng tiêu khát (khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều): dừacạn 16g, cát căn 20g,
thạch hộc 12g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, đan bì 10g, khiếm thực 12g, khởi tử 12g,
ngũ vị 10g. Sắc với 600ml nước, còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống 7
ngày.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: dừacạn 160g, lá đinh lăng 180g, hoa hòe 150g, cỏ
xước 160g, đỗ trọng 120g, chi tử 100g, cam thảo đất 140g. Các vị sao giòn, tán
vụn trộn đều (bảo quản trong hộp kín tránh ẩm). Ngày dùng 40g. Hãm với 1 lít
nước sôi, sau 10 phút có thể dùng được. Dùng uống thay nước trong ngày.
. Dừa cạn chữa bế kinh
Dừa cạn còn có tên là bông dừa, hải đằng. Tên khoa học là Catharanthus Roseus. Trong dân gian vẫn
dùng dừa cạn làm thuốc hỗ trợ điều trị: Phụ nữ bế kinh, tăng huyết áp, trị bệnh đái
tháo đường, chữa tiêu hóa kém, chữa lỵ và thông tiểu