“Đừngchủquanvớinhững điều
khoản tronghợpđồng mua nhà”
Việc chủ đầu tư tăng giá bán nhà so vớihợpđồng ban đầu đều khiến phía
khách hàng tá hoả và dẫn đến xung đột, khiếu nại.
Văn Khê không phải trường hợp duy nhất tăng giá bán nhà so vớihợpđồng ban
đầu.
Gần đây, chủ đầu tư các toà nhà CT1, CT2, CT3 thuộc khu chung cư Văn Khê, Hà
Đông (Hà Nội) đều lần lượt tăng giá từ 12% đến 30% so vớihợpđồng ban đầu.
Điều đó đã dẫn đến những cuộc xung đột gay gắt giữa khách hàng và nhà đầu tư.
Cụ thể là chủ đầu tư chung cư CT3 khu Văn Khê, Hà Đông (Hà Nội) vừa bị khách
hàng khiếu nại vì tự ý tăng giá bán 15% so với thỏa thuận ban đầu.
Phía nhà đầu tư lý giải
Hầu hết các nhà đầu tư khi tăng giá đều lý giải dựa vào điều khoản: Chủ đầu tư có
quyền điều chỉnh giá căn hộ khi nguyên vật liệu biến động.
ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng phòng kinh doanh, Công ty cổ phần Đầu tư Kinh
doanh và Xây dựng 126 lý giải cho việc tăng giá của toà nhà CT3 rằng, phía công
ty đã thực hiện đúng như cam kết của hợp đồng.
Điều 2 hợpđồng quy định, đơn giá xây dựng căn hộ được tính tại thời điểm tháng
6/2007. Nếu giá thành xây dựng có biến động không quá 20% thì giá chuyển
nhượng căn hộ được điều chỉnh không quá 15% giá trị hợp đồng.
Ông Hùng giải thích, 15% phí tăng thêm bao gồm hệ thống gas trung tâm (3%),
phí bảo trì (2%), sàn gỗ (1%), hệ thống đổ rác, sơn tường (1%), còn lại là giá trị
nguyên vật liệu biến động (8%). Từ 2007 đến hết quý 4 năm 2009, giá nguyên vật
liệu đã tăng 32,5% nên công ty buộc phải điều chỉnh lại hợp đồng. Việc thay đổi
sơn, sàn gỗ là yêu cầu của khách hàng.
Phía khách hàng hầu hết đều tá hoả
Phía khách hàng muanhà hầu hết đều ở vào tình thế bất lợi. Vì lúc đó hợpđồng đã
ký, tiền khách hàng cũng thanh toán gần hết cho nhà đầu tư.
Anh Trần Tuân ký hợpđồngmua căn hộ rộng 76 m2 từ năm 2007 tại khu CT3 Văn
Khê, Hà Đông (Hà Nội) do Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh và Xây dựng 126
làm chủ đầu tư. Căn hộ có giá trị gần 400 triệu đồng, được thanh toán làm 4 đợt.
Sau khi đóng được 95% giá trị căn hộ tương đương với số tiền khoảng 380 triệu
đồng, anh Tuân bất ngờ nhận được thư mời của chủ đầu tư bàn việc tăng giá hợp
đồng. "Nói là bàn bạc nhưng thực tế chủ đầu tư đã đặt khách hàng vào sự đã rồi khi
tự ý tăng giá bán lên 15% so với thỏa thuận ban đầu", anh Tuân nói.
Nếu tăng 15% giá trị căn hộ, anh Tuân sẽ phải đóng thêm khoảng gần 59 triệu
đồng. Cộng thêm 5% (khoảng 20 triệu đồng) giá trị căn hộ đợt 4, anh Tuân sẽ phải
đóng cho chủ đầu tư hơn 78 triệu đồng.
Theo anh Tuân, chủ đầu tư đã nắm đằng chuôi và đẩy khách hàng vào tình thế khó
khi hợpđồng đã được thanh toán đến 95% mới tăng giá bán. Anh Tuân cho rằng
mức tăng giá 15% là quá cao khi khu CT2 cùng trong khu vực cũng chỉ tăng 8,5%.
Bên thứ 3 (trung gian) nói gì?
Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam cho hay, mấu chốt
vấn đề ở chỗ phải căn cứ vào hợp đồng. Hợpđồng góp vốn là hợpđồng dân sự, là
sự thoả thuận cam kết giữa hai bên. Nếu không thực hiện đúng thoả thuận ghi trong
hợp đồng, các bên sẽ phải chịu phạt theo điềukhoản quy định.
Hợp đồng có ghi rõ được phép điều chỉnh giá bán nhưng cũng phải trong phạm vi
nhất định để khách hàng có thể chấp nhận được. Khi có trục trặc, hai bên khách
hàng và chủ đầu tư nên ngồi thương thảo. Mỗi bên cần nhân nhượng, chịu thiệt
một chút để giải quết vấn đề. Chủ đầu tư và khách hàng cần có đơn vị thứ ba làm
trọng tài phân xử. Trong trường hợp không thống nhất được, có thể đưa vụ việc ra
toà.
"Nhiều người ngần ngại khi sự việc đưa ra toà do ở Việt Nam điều đó chưa phổ
biến. Tôi cho rằng, để toà phân xử là chuyện bình thường, là cách sống theo pháp
luật để tháo gỡ vấn đề ", ông Liêm nhận định.
Luật sư Phạm Đức Giang, Trưởng phòng luật sư BMC cho hay, trong các vụ khiếu
nại về đất đai, pháp luật sẽ căn cứ vào hợpđồng ký kết để phân xử. Hợpđồng ghi
rõ chủ đầu tư có quyền điều chỉnh giá căn hộ khi nguyên vật liệu biến động thì chủ
đầu tư có lý khi tăng giá. Để thể hiện sự tôn trọng khách hàng, chủ đầu tư cần giải
trình cụ thể mức tăng từng hạng mục.
Ông Giang cũng cho biết thêm, hợpđồng liên quan đến nhà đất thường do chủ đầu
tư đơn phương soạn thảo nên khách hàng hay bị đẩy vào tình thế bất lợi. Do đó,
trước khi ký hợp đồng, khách hàng phải xem xét kỹ càng.
. “Đừng chủ quan với những điều
khoản trong hợp đồng mua nhà
Việc chủ đầu tư tăng giá bán nhà so với hợp đồng ban đầu đều khiến. thuận ghi trong
hợp đồng, các bên sẽ phải chịu phạt theo điều khoản quy định.
Hợp đồng có ghi rõ được phép điều chỉnh giá bán nhưng cũng phải trong phạm