Đa nhâncáchvànỗisợ“quỷám”
Những nhà nhân chủng học lo lắng rằng rất có
thể công nghệ càng cao thì tâm hồn con người
lại càng trở về thời hỗn mang kỳ dị. Phả
i chăng
con người đã chịu một áp lực bí hiểm nào đó
khiến con người mắc phải chứng “rối loạn đa
nhân cách”?
Những triệu chứng kỳ lạ
John Bare là một chàng trai trẻ. Anh ta sống cùng gia đình tại New York, và làm
việc trong một tập đoàn kinh tế lớn. Bare làm phân tích tài chính cho nên công việc
rất bận rộn, ít có thời gian để thư giãn và vui chơi với bạn bè. Thời còn học đại
học, Bare là người rất sôi nổi, vui vẻ. Nhưng dần dần dưới áp lực công việc hay
một biến cố tâm lý nào đó, anh trở nên cáu kỉnh và khó tính.
Một buổi đến công sở, trái với thường lệ là đi thẳng đến bàn làm việc của mình ở
góc phòng bên phải, Bare lại ngồi xuống bàn làm việc của một đồng nghiệp khác.
Anh giở hồ sơ trên bàn ra và cắm cúi làm chính những công việc của người đó.
Việc đó đã khiến cả công ty xôn xao vì Bare đã phạm vào nguyên tắc tối thiểu nhất
trong công việc. Đó là đụng đến hồ sơ công việc của người khác.
Nhưng điều lạ lùng hơn nữa là Bare không chịu nhận cái lỗi lớn ấy mà còn bất ngờ
nhận chính mình là đồng nghiệp đó. Người ta mang Bare đi khám bác sĩ thần kinh.
Nhưng bác sĩ cũng chịu bó tay mà không đoán được điều gì đang xảy ra. Sau vài
tuần "làm một người khác" như vậy, Bare trở lại bình thường và lại tiếp tục công
việc của mình rất nghiêm túc. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, dường như tâm lý
của Bare có gì không ổn. Đang là một chàng trai chưa có gia đình nhưng Bare lại
"tin chắc" rằng anh ta có vợ và hai con. Gia đình anh ta sống ở đâu đó trong thành
phố mà anh ta quên mất đường về nhà. Cuối cùng, Bare cũng tìm thấy gia đình một
đôi vợ chồng có hai con sống ở ngoại ô. Bare vào nhà và anh ta vô cùng ngạc
nhiên vì có một người đàn ông khác nhận là chồng "vợ mình" và là chủ ngôi nhà
đó.
Bare nổi cơn ghen và nếu những người thân của Bare không đến kịp nói cho chủ
nhà biết triệu chứng của Bare thì hẳn đã xảy ra một vụ loạn đả. Khi bị mọi người
đưa về, Bare còn nhắn nhủ rất tình cảm với "người vợ" của mình. Người đàn bà
ngơ ngác vàsợ hãi nhìn chồng như thanh minh. Trong thời gian khoảng một tháng,
Bare luôn bồn chồn lo lắng về vợ con mình, về người đàn ông đang sống cùng vợ
mình. Sự lo lắng của anh ta tỏ ra rất tự nhiên. Sau thời gian đó, Bare trở lại sống
cuộc sống bình thường của nhân viên phân tích tài chính John Bare.
Điều kỳ lạ là trong khoảng thời gian đó, Bare không nhớ bất kỳ một chi tiết nào
trong thời gian anh ta "hóa thân" vào cuộc sống của người khác. Không phải John
Bare mất trí nhớ. Anh nhớ rất rõ những gì xảy ra trong những thời gian anh là
"Bare". Tính tình Bare mỗi ngày một cau có hơn. Người ta lo sợ anh sẽ tiếp tục
"sống" bằng một "nhân cách" khác. Nhưng thình lình, Bare bị ốm rất nặng. Anh rất
khó thở. Sau thời gian khỏi bệnh khá lâu, vẫn không thấy anh có biểu hiện gì khác.
Cũng giống như Bare, Laura là một cô gái trẻ trung xinh đẹp. Tốt nghiệp đại học,
vào làm cho một tổ chức phi chính phủ nghiên cứu sự hình thành các sắc tộc. Cô là
một người da trắng. Nhưng đột nhiên, Laura lại nghĩ mình là một người da đen và
cô cư xử y hệt một người da đen. Ban đầu người ta nghĩ rằng do ảnh hưởng của
công việc nên tâm lý của cô biến đổi như vậy. Nhưng mọi việc lại diễn ra theo
chiều hướng khác, Laura lại thấy mình là một người đàn ông, mang tên là Guwer.
Cô bắt đầu ăn mặc và sống như một người đàn ông.
Người thân của cô cho rằng đó chẳng qua cũng chỉ là trào lưu của các cô gái trẻ
hiện đại muốn tỏ ra mạnh mẽ. Nhưng họ phát hoảng khi "anh" Guwer quyết định
đi tìm cha mẹ đã sinh ra mình. Bấy giờ cha mẹ Laura mới đưa cô đến bác sĩ. Các
bác sĩ tâm lý cũng không làm được gì hơn. Người ta nhận thấy rằng các triệu
chứng của Laura cũng tương tự như của John Bare và của một số bệnh nhân khác.
Họ không hề bị chấn thương về tâm lý, không có tiền sử về các bệnh tâm thần, cha
mẹ đều khỏe mạnh, môi trường làm việc tốt
Người ta nhận thấy rằng đời sống càng hiện đại thì chứng bệnh "đa nhân cách" lại
càng xuất hiện nhiều. Từ nhận xét đó, các nhà tâm lý đi đến kết luận rằng, chứng
bệnh này có thể do áp lực công việc quá lớn nên trí nhớ của con người bị đứt đoạn
và phân tán thành nhiều "nhân cách" như vậy. Các bác sĩ bắt đầu chữa trị cho
những người này bằng các phương pháp giống y hệt các phương pháp điều trị cho
người tâm thần. Nghĩa là cho họ thư giãn, trị liệu vật lý và thậm chí chữa cả bằng
nhân điện nữa
Nhưng kết quả không được như ý. Một thời gian ngắn sau, những người được điều
trị như vậy lại có biểu hiện "đa nhân cách". Điều này khiến cho giới khoa học hết
sức hoang mang. Người ta còn nhắc lại đến những lời nguyền mơ hồ và tội lỗi từ
thuở xa xưa đang trỗi dậy Tuy nhiên, một hướng nghiên cứu mới đã tìm ra một
phương pháp điều trị chứng bệnh "đa nhân cách" rất bất ngờ. Đó là người bệnh
luôn luôn phải đối diện trực tiếp với những "nhân cách" của mình.
Nỗi sợvà sự trỗi dậy của tâm hồn
Không giống như chuyện hồn mượn xác, chứng bệnh "đa nhân cách" đẩy người
bệnh vào một tâm lý rất khó hiểu và phức tạp. Đôi khi chính người bệnh cùng một
lúc bị giằng xé bởi hai "nhân cách" trong tâm hồn mình.
Trong các truyền thuyết, thần thoại, chỉ có các vị thần, hay ma quỷ mới có thể
"biến" thành nhiều biểu hiện khác nhau, nhiều "nhân cách" khác nhau. Mỗi con
người chỉ hình thành và phát triển một nhâncách duy nhất trong suốt cuộc đời
mình. Chân lý này mặc nhiên được thừa nhận ở tất cả mọi nơi.
Nhưng khi nghiên cứu chứng bệnh "đa nhân cách" các nhà nhân chủng học, tâm lý
học phát hiện ra rằng, rất có thể chân lý đó không còn cơ sở để tồn tại nữa. Một lý
thuyết mới được đưa ra rằng, con người ngay từ khi mới sinh, đã ẩn chứa rất nhiều
các "nhân cách" khác nhau. Các "nhân cách" này giống như một nắm hạt được gieo
xuống, hạt mạnh nhất sẽ nảy mầm và lớn lên trở thành nhâncách của con người
đó. Thế còn các hạt giống khác thì sao?
Con người khi đã ý thức được mình - tức là ý thức được cái nhâncách trỗi dậy
mạnh nhất, đã bỏ quên tất cả những phần còn lại. Những điều bị bỏ rơi không mất
đi, nó tồn tại đâu đó trong những góc mờ khuất của tâm hồn con người. Sự "không
mất đi" của các "mầm nhân cách" còn lại đột nhiên trở thành nỗi lo với sự tồn tại
của con người đó. Vì những mãnh lực tinh thần nào mà con người không chăm
chút, không phát triển nó, những mãnh lực đó sẽ tự do phát triển. Tất nhiên chúng
còn nguyên vẻ hoang sơ, không được thuần hóa.
Khi bị những mãnh lực "lạ" này chi phối, con người hoảng sợvà coi rằng mình bị
ma quỷ ám vào người. Nhưng tại sao đasố mọi người lại vẫn có được cuộc sống
bình thường lành mạnh? Đó là vì nhâncách của họ mạnh mẽ, cho nên có thể giữ
được ký ức mình theo những tuần tự nhất định. Chúng ta biết rằng, con người có
một cõi vô thức mênh mông không kiểm soát được. Nhưng chúng ta vẫn có trí nhớ
để giới hạn vùng mênh mông đó lại.
Những người mắc bệnh "đa nhân cách" là những người không giữ được giới hạn
đó. Những "mầm nhân cách" ủ trong cõi vô thức ùa vào vùng trí nhớ. Thế là mọi
sự náo loạn xảy ra. Nếu như trí nhớ của anh ta bắt gặp một "mầm nhâncách nào"
lập tức đời sống của anh ta sẽ biểu hiện nhâncách đó ngay. Nhưng do những
"mầm nhân cách" ấy không được nuôi dưỡng và phát triển thường xuyên nên anh
ta chỉ bị nó chi phối một thời gian ngắn. Sau đó, nếu trí nhớ của anh ta bắt gặp một
"mầm nhân cách" khác thì anh ta tiếp tục mắc chứng bệnh này
Như vậy, lối thoát cho căn bệnh này đã có thể được tìm thấy. Nhưng giả thuyết về
một nắm "mầm nhân cách" vẫn chưa thuyết phục được tất cả các nhà khoa học.
Một số người cho rằng nếu xét theo quy luật chọn lọc tự nhiên thì không thể tồn tại
quá nhiều "mầm cây" trên một vị trí "sống" được. Nhưng nếu không áp dụng giả
thuyết này thì hiện tại chưa có cách lý giải nào khác về chứng bệnh đanhâncách
Vì sự rối loạn trí nhớ như vậy nên một số nhà tâm lý đề xuất biện pháp điều trị
bệnh nhân "đa nhân cách" như sau. Đối với con người, luôn luôn tìm cho ra sự
"khác biệt" giữa cá nhân mình và cá nhân khác. Có thể chúng ta không ý thức được
điều này nhưng cử chỉ, hành động của chúng ta luôn bị chi phối bởi sự "tự phân
biệt" đó. Điều này làm cho nhâncách của mỗi con người càng cá biệt hơn, sống
động hơn và mạnh mẽ hơn.
Theo cách đó, các bác sĩ quyết định sẽ điều trị chứng "đa nhân cách" bằng cách
cho người bệnh ngay lập tức đối thoại trực tiếp với "phiên bản" của mình. Khi John
Bare bị bệnh trở lại, "hóa thân" thành đồng nghiệp của mình, các bác sĩ cho Bare
sống cùng phòng với đồng nghiệp đó và hai người liên tục nói chuyện với nhau về
bất cứ vấn đề gì. Cũng tương tự như vậy, người ta thuyết phục đôi vợ chồng kia
cho Bare sống cùng nhà trong thời gian anh bị bệnh. Người chồng luôn tìm cách
nói chuyện và cởi mở với Bare.
Điều gì sẽ diễn ra trong khi Bare được trò chuyện với những "nhân cách" của mình
như vậy? Rõ ràng là trong đầu Bare sẽ có nỗi hoài nghi về sự tồn tại của mình.
Trong lúc nói chuyện. Bare đã tỏ dần ra sự lúng túng và thường xuyên tránh nhìn
vào mắt người đối thoại. Nhưng các bác sĩ đã lắp gương suốt bốn bức tường. Dù
Bare có quay đi đâu thì anh ta cũng bắt gặp ánh mắt của người đối thoại đang nhìn
mình chăm chăm. Cái nhâncách đang "ám ảnh" Bare dần dần sẽ mất đi. Bare tìm
lại được anh chàng Bare.
Quá trình này diễn ra khá nhanh vì bản thân những "mầm nhân cách" cũng không
đủ sức mạnh chi phối lâu người bệnh. Sau khi đối thoại với hai "phiên bản" của
mình, Bare trở lại bình thường. Mặc dù không có gì cam đoan rằng trong tương lai
Bare sẽ không bị tái phát chứng bệnh "đa nhân cách", nhưng rõ ràng sự ổn định
của Bare trong một thời gian dài đã mở ra hy vọng cho nhiều người bệnh
Trong đời sống hiện đại với cường độ làm việc căng thẳng, với rất nhiều thông tin
đa chiều, con người rất dễ bị tổn thương tinh thần. Ở các nước công nghiệp phát
triển như Mỹ, Nhật ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp bị chứng bệnh "đa
nhân cách". Tuy nhiên, nếu con người sống lành mạnh, biết tiếp thu thông tin một
cách tỉnh táo, khi đó, nhâncách của họ, tâm hồn của họ sẽ thực sự mạnh mẽ và có
thể tự bảo vệ được mình.
.
Đa nhân cách và nỗi sợ “quỷ ám”
Những nhà nhân chủng học lo lắng rằng rất có
thể công nghệ càng. bệnh " ;đa nhân cách& quot; rất bất ngờ. Đó là người bệnh
luôn luôn phải đối diện trực tiếp với những " ;nhân cách& quot; của mình.
Nỗi sợ và sự trỗi