10câunóigiúpngănchặncuộccãivãigiữa
các đồng nghiệp.
Khi không thể đáp trả được những lý lẽ của người khác, người ta thường có
xu hướng tìm cách hạ thấp, sỉ nhục đối phương ( Elbert Hubbard).Sự bất
đồng trong giao tiếp công việc sẽ tạo ra một môi trường làm việc đầy thù địch.
Và với vị trí của một người quản lý, sẽ làm cách nào để xóa bỏ sự tranh cãi trong
giao tiếp công việc, cũng như tìm cách nào để có thể xóa dấu chấm hết cho sự thù
địch đó. Sau đây là một số điều quan trọng có thể giúp bạn xóa bỏ mâu thuẫn, thù
địch giao tiếp trong công việc đối với nhân viên cấp dưới của mình.
Để xóa bỏ mâu thuẫn giao tiếp trong công việc bạn cần thể hiện uy quyền
nhưng không thiên vị.
Hãy nói rõ cho mọi người biết, “bạn không đứng về phía nào, cũng không trách
bên nào… ”
Cứng rắn và nghiêm khắc bảo họ ngừng ngay cuộccãi vã khi họ đang tranh
cãi trong suốt quá trình giao tiếp trong công việc.
Bạn hãy nói:”Tôi muốn các anh chị chấm dứt những xung đột này. Cứ dành thời
gian cãi vã như thế này vừa không giải quyết được vấn đề, vừa không tập trung
công việc. Có thể các anh chị không đồng tình với quan điểm của nhau, nhưng các
anh chị cần học cách hợp tác với nhau nếu còn muốn làm việc ở đây”
Cần cho họ biết hành vi của họ ảnh hưởng đên người khác như thế nào.
Hãy nói:” Khi cãi nhau trong buổi họp, các anh chị làm lãng phí thời gian của
những người khác. Tôi không cho phép chuyện này tái diễn”
Đưa ra một hành vi cụ thể mà bạn muốn họ phải chấm dứt khi cuộc tranh cãi
giao tiếp trong công việc ngày càng căng thẳng, gây cấn mà bạn muốn họ phải
chấm dứt.
Đại loại :”Tôi không chấp nhận bất cứ sự lăng mạ, la hét, cãi nhau nào. Cũng như
bất cứ hành vi nhạo báng, châm chọc, công kích quan điểm của người khác trong
mọi cuộc họp của chúng ta”.
Gợi ý những cách thức để họ có thể trình bày quan điểm của mình.
Chẳng hạn: “Nếu anh/chị không đồng ý với những gì người kia nói, hãy ghi nhận
lại và đưa cho tôi. Tôi sẽ biết cách tự đánh giá”
Nhấn mạnh rằng bạn đang rất nghiêm túc, và có được sự đồng tình của
những nhân viên khác cũng như cấp trên.
Hãy nói: “Nội quy công ty chúng ta không bao giờ ỏ qua cho bất cự sự lăng mạ, đe
dọa hoặc sự thù địch nào trong môi trường làm việc. Vậy, nếu các anh chị không
bình tĩnh lại, tôi buộc lòng phải áp dụng nội quy với các anh chị và vụ này sẽ được
ghi vào hồ sơ cá nhân của các anh chị tại phòng nhân sự”
Yêu cầu cả hai đi đến một sự thỏa hiệp khi tranh cãi trong giao tiếp công việc
vẫn còn.
Bạn hãy nói: “Tôi sẵn sàng đứng ra tìm giải pháp cho sự bất đồng ý kiến của các
anh chị với điều kiện cả hai bên phải có thiện chí hòa giải với nhau”
Hạn chế để họ chạm mặt nhau khi có sự bất đồng giao tiếp trong công việc.
Bạn nên nói: “Để cả hai có thể bình tĩnh trở lại, tạm thời tôi sẽ cử anh làm việc tại
một khu vực khác”
Nên có một cuộc họp cả ba bên khi vẫn còn bất đồng trong giao tiếp công việc.
Hãy nói: “Anh chị có một (hoặc hai, ba) ngày để suy nghĩ về những gì mà tôi vừa
nói. Sau đó tôi muốn gặp cả hai bên cùng lúc để thảo luận bất đồng của các anh chị
nhằm làm cho quan hệ hai bên đều được tốt hơn”
Yêu cầu cả hai bên thỏa thuận chấm dứt đối đầu.
Hãy nói: “Trước khi các anh chị quay lại làm việc, tôi muốn biết các anh chị đã sẵn
sàng chấm dứt những hành động đối đầu như vừa rồi hay không”
Những người này không có thiện chí tháo gỡ khúc mắc bạn hãy tham khảo ý kiến
của bộ phận nhân sự, cũng như ý kiến của quản lý cấp cao. Chấm dứt một sự thù
địch có lẽ không phải là điều dễ dàng nhưng điều đó có lợi cho những người làm
việc chung với bạn. Thêm nữa, những nổ lực của bạn sẽ gửi đến những người còn
lại trong nhóm rằng những xung đột cá nhân với nhau được phép không tồn tại.
.
10 câu nói giúp ngăn chặn cuộc cãi vãi giữa
các đồng nghiệp.
Khi không thể đáp trả được những lý. đang tranh
cãi trong suốt quá trình giao tiếp trong công việc.
Bạn hãy nói: ”Tôi muốn các anh chị chấm dứt những xung đột này. Cứ dành thời
gian cãi vã như