NÓNG TÍNHLÀKIỂUPHẢNỨNGCÓ
ĐIỀU KIỆN
Trong cuộc sống ai cũng có lúc gặp phải chuyện bất bình,
nhưng phảnứng trước những sự việc như vậy thường rất khác nhau.
Có người giận dữ, có người vẫn điềm tĩnh, giữ được thái độ ôn hòa
và hệ quả của hai thái độ đó sẽ hoàn toàn khác nhau. Cơn giận dữ
bọc phát khi cảm xúc tiêu cực lấn át lý trí và xúc cảm tích cực chưa
hình thành. Thường sự giận dữ chẳng những không giúp giải quyết
vấn đề, mà còn làm vấn đề thêm trầm trọng và gây tác hại không
lường khi phá vỡ các mối quan hệ mà nhiều khi phải mất nhiều công
sức và thời gian mới xây dựng được.
Vì sao có người nóngtính và người không nóng tính, dù máu của
cả hai đều có cùng nhiệt độ? Thật ra tínhnóng được hình thành dần trong
cuộc sống từ lúc nhỏ, qua cách phảnứng thái quá của con người trước
những sự việc không như ý, nếu không sớm được ngăn chặn. Kiểuphản
ứng ấy nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần, đặc biệt là ngay từ tuổi thơ, sẽ trở
thành một thói quen phảnứng tiêu cực mỗi khi gặp chuyện không vừa ý.
Mỗi lần tức giận là một lần tập nhiễm thêm thói quen xấu đó như một phản
ứng cóđiềukiện và người nóngtính thực chất đã trở thành “con nghiện”
cảm xúc giận dữ, do đã trở thành thói quen. Samuel Johnson lưu ý: “Chúng
ta chỉ nhận ra xiềng xích của thói quen khi nó đã trở thành quá chắc chắn
không thể phá bỏ, bởi vì thoạt đầu nó quá mềm mỏng đến mức bạn không
thể nhận thấy”. Thói quen xấu sẽ khó bỏ khi được cho là chuyện bình
thường hay đương nhiên khi cho rằng những chuyên xảy ra không như ý
mình là do lỗi của người khác.
Mặt khác nếu quan sát kỹ sẽ thấy, ngay cả người được cho là
nóng tính, thì họ chỉ nóngtính đối với một số đối tượng nhất định
chứ không phải với tất cả mọi người. Có phải người nóngtính nhất
cũng chẳng mấy khi lại biểu hiện sự giận dữ trước lãnh đạo cấp cao
của mình, nhưng lại thường tỏ ra nóngtính với cấp dưới hay đồng
cấp? Cũng thường thấy những người lãnh đạo rất điềm đạm trước đội
ngũ nhân sự rất đông của tổ chức, nhưng lại không thể kìm được sự
nóng giận của mình trước vợ con. Họ phảnứng điềm tĩnh ngay cả
đối với những sự việc lớn bất lợi ở cơ quan, nhưng lại không thể kìm
chế trước những sự việc nhỏ trong gia đình, đối với những người lẽ
ra họ phải cư xử tế nhị nhất. Đó cũng là một phảnứngcóđiều kiện,
nhưng có chọn lọc đối tượng.
Mỗi phảnứng cá nhân là một sự lựa chọn có ý thức, nhưng
con người sẽ đánh mất quyền lựa chọn hợp lý khi cơn giận bùng lên.
Niềm tin, sự hiểu biết cho ta khả năng lựa chọn cách ứng xử, chuyển
hóa cơn giận giúp giữ cho tâm hồn bình thãn, khoan dung để tập
trung năng lượng sống vào những việc có ích cho tương lai. Thói
quen xấu đó sẽ rất khó bỏ khi được xem là chuyện bình thường hay
đương nhiên. Nếu không tự bào chữa cho cảm xúc tiêu cực đó của
mình, thì cơn giận cũng tiêu tan.
Vậy, khi biết tác hại và nguồn gốc của sự nóng tính, thì phải
có ý thức kìm chế cảm xúc tiêu cực của mình, đặc biệt là cần lưu ý
điều này để trẻ em không hình thành loại phảnứngcóđiềukiệntai
hại đó ngay từ tuổi thơ.
.
NÓNG TÍNH LÀ KIỂU PHẢN ỨNG CÓ
ĐIỀU KIỆN
Trong cuộc sống ai cũng có lúc gặp phải chuyện bất bình,
nhưng phản ứng trước những sự. cư xử tế nhị nhất. Đó cũng là một phản ứng có điều kiện,
nhưng có chọn lọc đối tượng.
Mỗi phản ứng cá nhân là một sự lựa chọn có ý thức, nhưng
con người