ChùaQuỳnhLâm–Đệnhấtdanh
lam cổtíchcủaĐạiViệt
Chùa QuỳnhLâm là một di tích nằm trong cụm di tích nhà Trần tại Đông Triều,
Quảng Ninh. Nơi đây từng là trung tâm Phật giáo lớn nhấtcủaViệt Nam dưới các
triều đại Lý, Trần. Lễ hội chùaQuỳnhLâm diễn ra từ mồng 1 đến mồng 4 tháng 2
âm lịch hằng năm.
Di tíchchùaQuỳnhLâm được khởi dựng từ thời Lý, do thiền sư Không Lộ (Nguyễn
Minh Không) dựng. TạichùaQuỳnh Lâm, thiền sư Không Lộ đã cho đúc một pho tượng
Di Lặc bằng đồng cao 6 trượng 6 thước (khoảng 20m). Pho tượng Di Lặc này được xếp
vào “An Nam tứ đại khí” (bốn báu vật lớn củaViệt Nam, trong đó có: tháp Báo Thiên,
chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh và tượng Di Lặc chùaQuỳnh Lâm). Ngoài tượng Di
Lặc, thiền sư Không Lộ còn cho làm một tấm bia đá lớn cao 2,5m, rộng 1,5m với hoa văn
hình rồng uốn lượn mềm mại…
Dù vậy, phải đến thế kỷ XIV với hoạt động của thiền sư Pháp Loa (Đồng Kiên Cương) –
vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm, chùaQuỳnhLâm mới thực sự trở thành một trung
tâm Phật giáo quan trọng nhấtcủa nước ta thời ấy. Vào tháng 12 năm 1317, thiền sư Pháp
Loa cho xây dựng và thành lập Viện QuỳnhLâm với kiến trúc đồ sộ và hoàn chỉnh. Vào
năm 1329, QuỳnhLâm trở thành “Đệ nhấtdanhlamcổ tích” của nước Đại Việt. Thế kỷ
XVI – XVIII, chùaQuỳnhLâm đã trở thành trung tâm Phật giáo lớn nhấtcủaViệt Nam,
chuyên truyền kinh, giảng đạo và đào tạo hàng ngũ sư sãi cho đạo Phật. Trải qua ngót
nghìn năm lịch sử, chùaQuỳnhLâm đến nay đã trở thành một biểu tượng văn hóa của
dân tộc, là nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý như tấm bia đá lớn thời Lý, khánh đá và… đặc
biệt là khu vườn tháp. Du khách tới chùaQuỳnhLâm sẽ thấy vườn tháp nằm bên phải
trước cổng vào chùa. ChùaQuỳnhLâm nổi tiếng với những ngôi tháp như: Năm 1329,
một phần tro hài cốt của Phật hoàng Trần Nhân Tông (tổ thứ nhấtcủa Thiền phái Trúc
Lâm) đã được đưa về chùaQuỳnhLâmđể đặt trong tháp đá. Đặc biệt, vào năm 1727,
chùa dựng tháp Tịch Quang bằng đá xanh. Ngôi tháp này là mộ của nhà sư Chân Nguyên
– một nhà sư có công lớn đối với chùa. Tháp gồm bảy tầng, cao 10m, đỉnh tháp hình búp
đa, trên tháp có gắn tấm bia ghi lại tiểu sử của sư Chân Nguyên…
Theo Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh, chùaQuỳnhLâm hiện còn 11 ngôi tháp, trong đó
có 7 ngôi tháp với chất liệu bằng đá còn nguyên vẹn, 4 ngôi tháp được phục dựng lại
trong những năm cuối của thế kỷ XX. Cùng với đó, chùaQuỳnhLâmcó khoảng 20 ngôi
tháp đã bị đổ sập hoàn toàn, chỉ còn lại những dấu vết cho thấy, nơi đây từng tồn tại
những ngôi tháp như: những phiến đá, gạch, ngói vỡ, bia đá và bát quái. Tiếc rằng những
ngôi tháp đang bị mai một theo thời gian này cũng không mấy được quan tâm. Trong một
hội nghị đánh giá sơ bộ kết quả công tác điều tra, khai quật, nghiên cứu khảo cổ học di
tích chùaQuỳnhLâm được tổ chức ở huyện Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh), các nhà khoa
học đều khẳng định: đã có những cơ sở khoa học phục vụ chiến lược quy hoạch bảo tồn,
trùng tu tôn tạo và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa nhà Trần ở huyện Đông Triều. Bởi
các chuyên gia đã phân định được mặt bằng, quy mô và cấu trúc của quần thể di tích kiến
trúc khu trung tâm chùaQuỳnhLâm thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 18), xác định được tầng
văn hóa thời Trần ở dưới lớp kiến trúc thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn… Đó là minh
chứng rõ lịch sử tồn tại lâu đời củachùaQuỳnhLâm trong lịch sử.
Hy vọng, khi chiến lược quy hoạch bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phát huy các giá trị lịch
sử văn hóa nhà Trần ở huyện Đông Triều được hoàn thành, trong thời gian không xa, du
khách sẽ phần nào tìm lại bóng dáng một Trung tâm Phật giáo QuỳnhLâm từng được
mệnh danh là “Đệ nhấtdanhlamcổ tích” của nước Đại Việt.
. Chùa Quỳnh Lâm – Đệ nhất danh
lam cổ tích của Đại Việt
Chùa Quỳnh Lâm là một di tích nằm trong cụm di tích nhà Trần tại Đông Triều,. 1329, Quỳnh Lâm trở thành Đệ nhất danh lam cổ tích của nước Đại Việt. Thế kỷ
XVI – XVIII, chùa Quỳnh Lâm đã trở thành trung tâm Phật giáo lớn nhất của Việt