Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
806,73 KB
Nội dung
HòamìnhtrongchợTếtvùngcao
Lên vùngcao Bát Xát (Lào Cai) những ngày cận tết, chúng tôi hòamình vào phiên
chợ cuối năm nhộn nhịp, đậm sắc màu dân tộc địa phương. Hãy cùng đi chợTết
vùng cao để cảm được hết nét văn hóa nơi đây nhé!
Chợ Tếtvùngcao Bát Xát họp ngay giữa bãi đất trống, bằng phẳng. Chợ đông vui, tấp
nập, dù thời tiết vùngcao vẫn đang rét lạnh. Bà con dân tộc từ các bản làng xa xôi mang
các sản vật xuống chợ bán và sắm tết. Người Dao ở trên núi Mường Vi, Tả Ngảo, Nậm
Chạc… thồ ngựa mang lá dong rừng xuống chợ bán.
Lá dong nếp tán tròn, dày, màu xanh đậm, gói bánh khi luộc bóc ra có màu xanh đặc
trưng và hương thơm của lá được nhiều người chọn mua, giá 300 đồng/lá. Người Giáy ở
Quang Kim, Bản Vược… đem đến chợ những ống nứa bánh tẻ gióng dài dùng để chẻ lạt
buộc giò, buộc bánh chưng xanh.
Người Mông ở Trịnh Tường, A Mú Sung… mang gà đen, mộc nhĩ, nấm hương xuống
chợ, những sản vật của núi rừng tươi ngon, lành lẽ.
Bán xong hàng, có tiền, đồng bào dân tộc sà vào chợ sắm Tết. Đông khách nhất là hàng
bán quần áo, giày dép, ủng đi mưa. Ai cũng muốn có một cái gì mới diện tết. Thiếu nữ
Mông, Dao vùngcao thích váy áo thổ cẩm, khăn đội đầu ngũ sắc. Thanh niên sắm những
đôi giày, ủng đi núi.
Người già ưa món thuốc lào Vĩnh Bảo, Tiên Lãng (Hải Phòng) đậm khói xanh hay chồng
bát đĩa sứ Hải Dương trắng bóng. Trẻ em được mẹ dắt vào chợ mua cho những chiếc ô tô
nhựa chạy pin sướng mê tơi, quên cả đòi quà bánh.
Khác ngày thường, chợtết càng về trưa càng đông, bởi mùa này đã vãn việc ruộng
nương, bà con không vội vã. Vả lại, đi chợ ngoài sắm hàng tết, người bản xa xuống núi
gặp nhau, ai cũng muốn mời nhau chén rượu nồng cay men lá, chiếc bánh nếp dẻo thơm,
bát thắng cố hay phở chua đậm đà hương thảo quả…, cho bõ một năm lao động vất vả.
Phải đến cuối chiều, chợ mới tan, người và ngựa khuất dần sau màn sương buông trắng.
Chợ Tếtvùngcao
Mặt hàng nào cũng có, không kém gì dưới xuôi
Trẻ nhỏ vui vì được đi chợTết
Theo mẹ lên chợ
Tranh thủ chợ Tết, mua cả dụng cụ sản xuất
Phiên chợvùngcao thật là trữ tình và quyến rũ. Quyến rũ nhất vẫn là những phiên chợ
Tết ở Hà Giang.
Mỗi tuần chợ chỉ họp một lần, nên đồng bào ai cũng háo hức, xúng xính trong những bộ
cánh đẹp nhất để tìm đến chợ, dù đường xa đến mấy.
Mê chợ nhất là đám thanh niên, vì chợ là nơi để họ được uống rượu ngô, ăn thắng cố,
được thổi khèn gọi bạn tình. Chén rượu, tiếng khèn đều mềm môi cả.
Dân miền xuôi lên vùngcao thường chọn ngày thứ 7 và chủ nhật để được đi chợvùng
cao, để được ngắm nhìn thiếu nữ dân tộc, để được nghe tiếng khèn môi, tiếng kèn lá mê
đắm lòng người.
Mua áo mới cho con.
Thế nhưng, mấy ai để tâm đến con đường đến chợ. Đường đến chợ của đồng bào là một
câu chuyện rất riêng và rất trữ tình.
Chợ huyện Xín Mần, một huyện cực Tây của Hà Giang, cách thị xã Hà Giang 140 km,
trong những ngày Tết rất đông vui, nhộn nhịp. Tôi cũng dậy sớm để lang thang trên
những con đường vắt chùng chình như sợi chão từ trên đỉnh núi, từ khe các thung lũng đổ
về huyện.
Chợ Tếtvùngcao
Từ lúc mờ sương, tuyết rơi lảng bảng, bà con đã nô nức kéo nhau đổ về. Con đường đi
chợ miền núi chẳng khác gì những con đường trẩy hội ở miền xuôi.
Các cô gái Lô Lô, Hà Nhì, Pà Thẻn xúng xính trong những bộ váy nhiều mầu đỏ và đen,
rất tương phản, sinh động về màu sắc.
Chú chó này giá bao nhiêu?
Trang phục của các cô gái Dao đỏ rất giản dị, nhưng cô nào cũng trắng trẻo, đẹp thanh
khiết.
Gần đến chợ, các cô gái Mông lủi vào bụi cây rậm ven đường thay áo đẹp. Chiếc gương
cầm tay, vừa soi trang điểm vừa để phát hiện xem có chàng trai nào phía sau ngắm trộm
không.
Phụ nữ các dân tộc thiểu số Hà Giang không bao giờ từ bỏ trang phục của mình. Dù còn
nghèo đói, song chị em cũng không bao giờ mặc quần áo rách, đội khăn cũ đi chợ phiên.
Bà con vùngcao xuống chợ là đi chơi chợ, chứ không phải đi chợ đơn thuần để trao đổi
hàng hóa.
Đến phiên chợ chính ở Xín Mần gặp rất nhiều tốp nam thanh, nữ tú từ các bản làng trên
đỉnh núi mù sương xuống chợ, nhưng lạ ở chỗ, nam đi với nam, nữ đi với nữ.
Nam thường cầm theo khèn, đèn pin hoặc chiếc đài thu thanh nhỏ có băng nhạc ghi các
bài hát dân ca của dân tộc mình. Phái đẹp thường đi thành tốp năm ba người cầm ô hoa
líu ríu tới chợ.
Từ sườn những ngọn núi, từ những khe đá, những con đường mòn trong rừng sâu, bà con
dân tộc đi bộ, cưỡi ngựa tụ hội về những con đường cái rồi đổ về chợ.
Có anh chàng cắp con lợn còi, đen trùi trũi ở nách, có ông dắt con chó, có anh xách con
dũi đem bán.
[...]... mang về, mà để có tiền mời bạn bè vào quán lá, ăn bát thắng cố, uống bát rượu ngô, thật say mới về… Đồng bào vùngcao rất thật thà trong mua bán, không mặc cả, không nói thách Một chị người Mông ra giá cành đào 30 ngàn đồng Rất nhiều người trả 25 ngàn đồng mà chị nhất định không bán Vãn buổi chợ, không bán được, chị ta cho luôn người bạn mới quen . Hòa mình trong chợ Tết vùng cao
Lên vùng cao Bát Xát (Lào Cai) những ngày cận tết, chúng tôi hòa mình vào phiên
chợ cuối năm nhộn nhịp,. Hãy cùng đi chợ Tết
vùng cao để cảm được hết nét văn hóa nơi đây nhé!
Chợ Tết vùng cao Bát Xát họp ngay giữa bãi đất trống, bằng phẳng. Chợ đông vui,