1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tài liệu Hấp Dẫn Nuôi Rắn Hổ Hèo (Long Thừ) ppt

4 446 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 98,23 KB

Nội dung

Do đó, một vài bà con nông dân đã mày mò tìm cách nuôi hổ hèo cho sinh sản và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ.. Ông Nguyễn Văn Thành, quê ở xã Tân An, huyện Tân Châu

Trang 1

Hấp Dẫn Nuôi Rắn Hổ

Hèo (Long Thừ)

Trang 2

Vì là loài rắn quý hiếm nên nhiều nhà hàng, quán ăn đã thu mua hổ hèo với giá khá cao, từ 450.000đ – 500.000đ/kg Do đó, một vài bà con nông dân đã mày mò tìm cách nuôi hổ hèo cho sinh sản và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ

Ông Nguyễn Văn Thành, quê ở xã Tân An, huyện Tân Châu - An Giang là một trong những người đầu tiên nuôi thử nghiệm 18 con giống, sau hơn 2 năm, con đực lớn nhất cân nặng 5 kg và tất cả rắn cái đều lần lượt đẻ trứng,

ấp nở 100%

Ông Võ Văn Đỡ ở ấp Phước Hòa, xã Phước Hưng, huyện An Phú phấn khởi cho biết, loài rắn hổ hèo dễ nuôi, đầu ra lại ổn định Năm 2006, ông đã mua

20 con giống có nguồn gốc từ Tây Ninh Sau gần một năm chăm sóc, con lớn nhất nặng khoảng 1,3 kg, ông bán lứa đầu tiên lời trên 7 triệu đồng Nhận thấy loài rắn này mau lớn, ít bệnh tật, chi phí thấp và không tốn diện tích nuôi nên ông giữ lại 13 con để làm giống Thế là ông vừa chạy xe ôm vừa tranh thủ bắt cóc nhái đem về làm mồi cho rắn

Trang 3

Ông Đỡ cho biết, trước khi mang con giống về, ông đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đi tham quan nhiều nơi để hiểu thêm về đặc tính sinh sống, sinh sản

và kỹ thuật chăm sóc Theo ông, hổ hèo tuy dễ nuôi nhưng muốn thành công

mỹ mãn, người nuôi phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc, nhất là môi trường phải thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp

Chuồng nuôi có hai cách, hoặc chuồng xi măng hoặc chuồng lưới Theo ông Thành thì chuồng lưới vừa vệ sinh sạch sẽ vừa dễ chăm sóc, mỗi chuồng có kích thước 3 x 2 m, có thể nuôi từ 100 – 150 rắn nhỏ và khoảng 50 rắn lớn Đáy chuồng nên lót bằng vỉ tre cho mát và êm Thức ăn chính của rắn là động vật như ếch, nhái, cốc, tắc kè, chuột hoặc chim Khi rắn còn nhỏ tốt nhất là cho ăn nhái con hoặc bằm thịt cho ăn mỗi ngày 2 lần

Theo kinh nghiệm của ông Đỡ, rắn đực và cái nên nhốt chung một chuồng

để chúng giao phối Nhưng sau một thời gian nuôi phải tách chuồng theo kích cỡ lớn nhỏ riêng để tránh việc giành ăn có thể gây ra thương tích Nhất

là trong thời kỳ giao phối, rắn đực rất hung dữ, chúng thường cắn nhau Do

đó chúng ta nên bố trí mỗi chuồng theo tỉ lệ 2 đực/10 cái Riêng rắn con mới

nở phải được nhốt riêng

Đây là loại động vật hoang dã nên việc nuôi

và thuần dưỡng hổ hèo, ngoài lợi nhuận ra còn góp phần bảo tồn nguồn gen động vật quý hiếm Hiện trại rắn của ông đã được Chi cục Kiểm lâm

Trang 4

Rắn nuôi sau một năm, chúng sẽ tự phối giống và

sau 34 ngày bắt đầu đẻ, mỗi lứa từ 7 - 10 trứng, có

khi cao hơn Sau khi rắn đẻ xong, nên cho tất cả

trứng vào một cái thùng cây có chứa đất và cát để

ấp, mặt đậy kín để giữ ấm Sau 75 ngày trứng nở

với tỷ lệ rất cao Sau 7-8 ngày tuổi rắn con bắt đầu

lột da và lớn rất nhanh Qua theo dõi của ông Đỡ,

rắn hổ hèo 2 năm tuổi mỗi năm giao phối hai lần

và thường đẻ nhiều vào tháng 6 và cuối năm

Giá một con rắn giống (7 ngày tuổi) hiện nay là 200.000đ Nếu nuôi rắn thịt, bình quân mỗi con lời khoảng 300.000đồng/năm Tính ra, nuôi rắn hổ hèo lợi nhuận cao hơn nuôi trăn và các loài động vật hoang dã khác Nếu nuôi rắn đẻ, lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều Nhờ vậy mà hiện nay tại các vùng lũ lụt như Tân Châu, An Phú, Phú Tân có khá nhiều hộ nuôi rắn hổ hèo, trong số

đó hiệu quả cao nhất là hộ ông Võ Văn Đỡ Sau hơn ba năm đầu tư, ngoài việc bán rắn thịt, rắn giống, ông còn phát triển được một một đàn rắn bố mẹ

75 con và trên 150 con rắn thịt có trọng lượng từ 1 – 3 kg/con

An Giang cấp Giấy chứng nhận đăng ký

“Trại gây nuôi sinh sản” nên việc mua bán vận chuyển động vật hoang

dã đối với ông đã được giám sát chặt chẽ từ các

cơ quan chức năng

Ngày đăng: 26/02/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w