Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
158,46 KB
Nội dung
Thựchiệntheothiếtkế:đưahệthốngvàohoạtđộng
Rebecca Thatcher Ellis - Công ty Sebasta Blomber và Hiệp hội, Bang
Minneapolis, MN
Phần giới thiệu
Các thông tin dưới đây dựa trên giả thuyết rằng việc thiết kế hệthống máy
móc cho một toà nhà là phù hợp với những đặc tính cụ thể của nó và một khi
được lắp đặt, vận hành theo như thiết kế và bảo trì tốt, hệthống này sẽ mang
lại môi trường lý tưởng. Những ai quan tâm nhiều nhất đến thành quả cuối
cùng của bất kỳ dự án nào, dù là lớn hay nhỏ, đều đặt mục tiêu xây dựng
những hệthống mới hoặc nâng cấp những hệthống cũ theo những tiêu chí
như vậy. Vì thế, ngoài việc tham gia vào quá trình thiết kế, cơ quan chủ quản
cần hiểu biết các quy trình thi công, khởi động/vận hành và hoạtđộng của
mọi dự án trong toà nhà. Điều này càng đúng khi việc kiểm soát môi trường
chặt chẽ là mục tiêu được ưu tiên cao.
Tác giả bài viết đã tập hợp các gợi ý và thông tin dưới đây sau khi rút ra kinh
nghiệm từ việc thi công, khởi động, vận hành và các vấn đề phát sinh sau đó
tại nhiều dự án với mục tiêu chủ yếu nhằm kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm. Các
kết quả nghiên cứu của tác giả mang tính chất là kinh nghiệm của một kỹ sư
theo sát vấn đề, nhưng trên thực tế, cơ quan chủ quản phải luôn xác định rằng
các nhà thầu thường thựchiện các bản thiết kế chuyên nghiệp với quy trình
được rút ngắn, chứ không nên luôn giả định các nhà thầu sẽ thựchiện chính
xác công việc theo chu trình đầy đủ.
Tác giả đề xuất cơ quan chủ quản nên thựchiện nhiệm vụ giám sát của mình.
Cơ quan chủ quản tất nhiên không có trách nhiệm phải thựchiện nhiệm vụ
này, mặc dù một vài đơn vị nhận ra rằng có một số việc bản thân cơ quan chủ
quản đứng ra đảm nhận sẽ dễ dàng hơn là thuyết phục người khác làm những
việc này cho mình. Tốt hơn cả là những công việc này thuộc trách nhiệm trực
tiếp của nhà thiết kế, song hiếm khi một nhóm thiết kế có khả năng đảm nhận
công việc ở mức độ chi tiết như mô tả ở đây.
Các công việc trong "Giai đoạn Thi công" hầu như đều thuộc phạm vi trách
nhiệm của nhà thiết kế, và ta cần chú ý theo dõi xem các nhà thiết kế thực
hiện nhiệm vụ này như thế nào. Giai đoạn "Khởi động/Vận hành" thường
không được quan tâm đúng mức, dù rằng nhóm thiết kế không phải là hoàn
toàn bỏ qua khâu này. Nhóm thiết kế không có thế mạnh trong việc tìm ra
những thiết sót trong hoạtđộng của hệ thống. Để tránh phát sinh xung đột lợi
ích, nếu có đủ khả năng tài chính, ta có thể thuê một chuyên gia tư vấn đặc
biệt đảm nhận việc kiểm tra hệthống lắp đặt. Cuối cùng, các việc thuộc giai
đoạn "Hoạt động Bình thường" hầu như nằm ngoài phạm vi của nhóm thiết
kế. Các chương trình bảo dưỡng dự phòng và theo dõi hoàn toàn là trách
nhiệm của cơ quan chủ quản, và đáng tiếc là các chương trình này thường
không được cơ quan chủ quản lưu tâm đến kịp thời, ví dụ người ta chỉ chú ý
đến sau một vài tháng vận hành khi hệthống bắt đầu xuống cấp do không
được quan tâm.
Giai đoạn Thi công
Hoạt động then chốt trong giai đoạn thi công một dự án là đảm bảo việc cung
cấp và lắp đặt chính xác thiết bị theo quy định trong thiết kế. Nếu không có
thiết bị đó, thì cũng phải đảm bảo rằng các hạng mục thiết bị thay thế trên
thực tế cũng phải tương đương về chất lượng và quy trình hoạtđộng so với
các thiết bị quy định trong bản thiết kế.
Thông thường, các thiết bị "đặc biệt" không có trong các toà nhà thương mại
thông thường, sẽ chỉ có thể do nhà thầu đặc biệt cung cấp theo yêu cầu. Máy
tạo ẩm, hút ẩm, bộ lọc than họat tính , thuộc danh mục các thiết bị này.
Các nhà thầu thường muốn sử dụng các thiết bị hệthốngthông thường, như
bộ xử lý khí, ống bảo ôn, ống bảo nhiệt, quạt, máy bơm, máy khuếch tán, các
hệ thống điều khiển , không hoàn toàn giống như thiết kế. Động cơ của nhà
thầu đơn thuần mang tính kinh tế (như các hạng mục thay thế có giá thấp hơn
so với các hạng mục quy định chi tiết), song đôi khi họ thay thế các thiết bị
theo thiết kế bằng những thiết bị mà họ có nhiều kinh nghiệm hơn trong thi
công vì những thiết bị này giúp họ tiến hành công việc dễ dàng hơn.
Thông thường, trách nhiệm của nhà thiết kế là duyệt qua đề xuất những hạng
mục thay thế và quyết định xem liệu chúng có thực sự tương đương với thiết
bị đã quy định chi tiết hay không. Mỗi nhà thiết kế đầu tư thời gian vào công
việc này theo cách riêng của họ, song nhìn chung họ đều rất chú trọng công
việc này. Cơ quan chủ quản cần thận trọng khi làm việc với các công ty thiết
kế có các bộ phận phụ trách thiết kế và hỗ trợ xây dựng riêng rẽ. Nếu một cá
nhân hay nhóm đảm nhận việc duyệt đề xuất thiết bị thay thế không phải là
người quy định chi tiết thiết bị lắp đặt, thì dễ dẫn đến tình trạng họ không biết
rõ đặc tính chi tiết nào là quan trọng nhất của thiết bị.
Các đặc tính của thiết bị
Cần đảm bảo những đặc tính quan trọng nhất của thiết bị phải đúng theothiết
kế, cụ thể là:
- Công suất: Liệu hạng mục thay thế có công suất bơm, phân bổ không khí,
làm nóng, làm mát, tạo ẩm, hút ẩm hoặc lọc theo như yêu cầu không? Rất
khó đánh giá các ống bảo ôn vì có sự khác nhau giữa công suất làm mát toàn
phần, làm mát nhanh (tức là làm mát không có hút ẩm) với làm mát chậm
(tức làm mát có hút ẩm). Để đảm bảo hút ẩm tốt, đây là quan niệm thường bị
hiểu sai, ta phải chắc chắn rằng công suất làm mát chậm phải bằng hoặc lớn
hơn so với yêu cầu quy định.
Kích cỡ: Liệu hạng mục thay thế về hình thức có vừa với không gian lắt đặt
hay không, hay việc thay thế này sẽ đòi hỏi phải sắp xếp lại các bộ phận khác
của hệ thống?
Độ ồn: Đối với các thiết bị quay (như quạt) có thể dùng nhiều chủng loại
khác nhau vẫn có thể đáp ứng được chức năng theothiết kế. Tuy nhiên,
chủng loại khác nhau (như kích cỡ) sẽ tạo ra các độ ồn khác nhau. Về nguyên
tắc, cánh quạt càng nhỏ thì quạt phải quay nhanh hơn để thổi cùng một lượng
không khí; và vòng quay càng nhanh thì tiếng ồn càng lớn. Như vậy, ta phải
cần nhắc giữa một bên là kích cỡ (tức là chi phí ban đầu) với một bên là độ
ồn.
Độ tin cậy, dịch vụ sửa chữa và hỗ trợ khách hàng: Ta cần cân nhắc đầy đủ
ba đặc tính vô hình xuyên suốt thời gian họatđộng của hệ thống, đó là độ tin
cậy, dịch vụ sửa chữa và hỗ trợ khách hàng. Ta cần thận trọng với thiết bị
"không có tên tuổi" được sản xuất bởi các hãng có thể sẽ không còn họat
động kinh doanh trong vòng 20 đến 40 năm tới. Ta cũng cần chắc chắn rằng
các công ty sửa chữa cách không quá xa cơ quan, có thể xử lý thành thạo thiết
bị được lắp đặt ở đây. Nếu không thì hệthống sẽ ngừng họatđộng ngay khi
có sự cố đầu tiên.
Lắp đặt thiết bị: Các nhà thiết kế cần kiểm tra xem việc lắp đặt thiết bị có
đúng cách không. Tùy theo hợp đồng của các nhà thiết kế, mà số lần tới giám
sát việc lắp đặt có thể xê dịch từ 2 đến 3 lần trong suốt thời gian thi công cho
tới một lần một tuần hoặc thường xuyên hơn. Giữa các lần tới kiểm tra, công
việc thi công vẫn tiếp diễn và thường bị khuất khỏi tầm mặt vì có tường hoặc
trần che chắn cho đến khi nhà thiết kế trở lại. Khách hàng cẩn thận có thể
hàng ngày quanh quẩn gần nơi thi công, thường xuyên đi quanh khu vực,
giám sát quy trình lắp đặt và thông báo ngay cho nhà thiết kế khi phát hiện ra
những vấn đề bất thường. Khách hàng hiển nhiên sẽ quấy rầy nhà thiết kế -
người vốn không quen với việc “hỗ trợ”, song chính khách hàng là người sẽ
sử dụng lâu dài hệthống đó sau khi nhà thiết kế đã kết thúc dự án.
Những chi tiết lắp đặt đòi hỏi phải có sự kiểm tra gồm
Lớp cách nhiệt và lớp ngăn hơi nước trong các bức tường: Lớp cách nhiệt và
lớp ngăn hơi nước có vai trò hết sức quan trọng. Do đó, những bộ phận này
phải được lắp đặt theo đúng quy chuẩn mới có thể hoạtđộng được. Các nhà
thầu thường tự rút ngắn quy trình thi công, vì một khi bức tường đã xây lên,
thì rất khó kiểm tra lớp cách nhiệt và gần như không thể kiểm tra được liệu
có lắp đặt lớp ngăn hơi nước không, trừ khi phải phá bức tường đi.
ống dẫn: Những thay đổi đáng kể về kích cỡ và đường đi của ống dẫn so với
thiết kế có thể ảnh hưởng tới năng lực hoạtđộngtheo yêu cầu của hệ thống.
Nếu ống dẫn dài hơn, hoặc nhỏ hơn, hoặc có nhiều khúc ngoặt đều làm tăng
áp lực tĩnh của hệthống quạt. Khi áp lực tĩnh tăng lên, lượng gió do quạt
phân bổ qua hệthống sẽ giảm đi. Khi lưu lượng gió giảm đi, khả năng làm
nóng, làm mát, tạo ẩm và hút ẩm của hệthống cũng giảm đi. Các lần tới giám
sát thi công, ta cần so sánh việc lắp đặt thực tế với lắp đặt theothiết kế. Ta
không nên tự điều chỉnh kích cỡ ống dẫn, song cũng cần ghi lại những điều
chỉnh về đường đi của ống dẫn nối quạt với hệthống ống dẫn khí ra vào của
phòng.
Các cánh quạt: Nếu không lắp hệthống cánh quạt tại các khúc ngoặt cũng sẽ
làm tăng áp lực trong hệ thống. Từ bên ngoài, ta dễ dàng kiểm tra được việc
lắp các cánh quạt tại các khúc ngoặt 90o trước khi những khúc này được đặt
khuất lên phía trên trần nhà. Các cánh quạt được hàn chặt hay bắt vít như
trong hình 1 có thể nhìn thấy ở cả hai phía của khúc ngoặt. Ngoài việc làm
tăng áp suất trong hệ thống, việc thiếu hệthống cánh quạt quanh này còn làm
tăng “tiếng ồn của không khí” trong ống dẫn.
Các lá chắn. Ta cần lắp đặt các lá chắn điều khiển bằng tay vào mọi vị trí chi
tiết trong bản thiết kế. Người điều chỉnh không khí sử dụng những lá chắn
này để bảo đảm lượng khí thích hợp được dẫn tới mỗi không gian, và vì thế
duy trì việc kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng. Ta cũng rất dễ xác định từ
bên ngoài ống vị trí các lá chắn, vì chúng có phần điều chỉnh bằng tay nhô ra
từ miếng kim loại như minh hoạ ở hình 1.
Lót ống dẫn: Một số hệthống sử dụng việc lót ống dẫn phục vụ cho hai mục
đích là cách nhiệt (là ngăn sự mất nhiệt và ngưng tụ nước trên ống dẫn lạnh)
và giảm tiếng ồn. Để kiểm tra xem đường ống đã được bọc lót chưa, người ta
phải mở ống dẫn ra. Việc mở ống có thể thựchiện được trong thời gian thi
công tại các đoạn cuối ống và tại các lỗ cắt để lắp van ra vào.
Cách nhiệt cho ống dẫn: Nếu ống dẫn không có các lớp lót bên trong, thì từ
bên ngoài, ta có thể thựchiện việc cách nhiệt và bọc ống bằng một lớp khí
chặn hơi nước. Việc kiểm tra lớp chặn hơi nước là hết sức quan trọng, vì nếu
không khí ẩm tiếp xúc với ống dẫn lạnh, hơi nước ngưng tụ sẽ làm ướt lớp
cách nhiệt; làm giảm công suất hoạtđộng của lớp này và gây ra hỏng hóc.
Đồng hồ đo áp suất: Cuối cùng, nếu có trong thiết kế, thì các đồng hồ đo áp
suất qua bộ lọc khí là thành phần quan trọng của hệ thống, mà đôi khi vẫn bị
xem nhẹ. Những đồng hồ này là cách nhanh nhất để xác định khi nào cần
thay bộ phận lọc.
Cửa ra vào: Cửa hộp kỹ thuật cần được lắp đặt nhằm tạo điều kiện thuận tiện
cho người vào bảo dưỡng hoặc sửa chữa thiết bị sau này. Các cửa dạng tấm
kim loại cần được lắp trong ống dẫn để có thể giúp tiếp cận các ống bảo ôn-
bảo nhiệt, lá chắn , quạt, bộ phận làm ẩm Các cửa hộp kỹ thuật mang tính
kiến trúc thường được lắp đặt trong tường, trần, hoặc sàn để che khuất đi các
van, mô-tơ và bất cứ thiết bị chuyển động nào khác. Các thiết bị này cũng cần
được lắp tại các cửa ra vào của ống dẫn.
Lắp đặt ống: Việc lắp đặt ống sai quy cách thường được phát hiện nhanh
chóng vì ống sẽ rò rỉ ngay. Tuy nhiên, việc cách nhiệt cho ống đôi khi bị sao
nhãng, đặc biệt trong khi lắp đặt ống tại các khúc ngoặt và van. Tình trạng
thiếu lớp cách nhiệt trên ống lạnh sẽ làm nước ngưng tụ, nhỏ xuống từ đường
ống như hiện tượng bị rò.
ống nhiệt: Nếu có ghi trong thiết kế, thì việc kiểm tra xem có các máy đo
nhiệt độ và đồng hồ đo áp suất tại nơi lắp đặt các ống bảo ôn và bảo nhiệt,
cũng có tầm quan trọng. Những bộ phận này sẽ thực sự có giá trị khi giải
quyết các vấn đề nảy sinh sau này.
Hệ thống điều khiển: Hầu hết các bộ phận của hệthống điều khiển đều
“không nhìn thấy được” khi ta chỉ giám sát qua nơi thi công, song các bộ cảm
ứng nhiệt độ và độ ẩm tại các khoảng không gian thì đều có thể nhìn thấy rõ.
Ta cần kiểm tra vị trí đặt bộ cảm ứng cũng như bảo vệ sạch sẽ các bộ phận
này. Cần nghiêm cấm không để dây đất cát và vôi sơn xung quanh các bộ
cảm ứng không có thiết bị bảo vệ, song nếu điều này không thể thựchiện
được, thì tạm thời có thể dùng ni-lông hoặc băng dính bọc ra ngoài các bộ
cảm ứng.
Yêu cầu sửa đổi:. Điểm lưu ý cuối cùng đối với giai đoạn thi công một dự án
là những yêu cần về việc thay đổi. Khi bản thiết kế “cuối cùng” đã được in ra
và lưu hành rộng rãi, vẫn có thể thay đổi đối với bất cứ công đoạn nào của dự
án. Rất tiếc là việc thông báo những yêu cầu thường rất hạn chế và thông
thường, các nhà thầu phụ luôn chịu ảnh hưởng tiêu cực do không nhận được
hoặc không phản ánh chính xác các yêu cầu này vào kế hoạch thi công của
họ. Các yêu cầu thay đổi có tầm quan trọng để bảo đảm việc thi công chính
xác một dự án (nhà thiết kế chẳng dại gì đưa ra những yêu cầu thay đổi, nếu
những yêu cầu này không thực sự cần thiết), và cũng cần kiểm tra việc thực
hiện những yêu cầu thay đổi.
Khởi động/Vận hành
Vào cuối giai đoạn lắp đặt của một dự án, ai nấy đều thấy mệt mỏi và nóng
lòng muốn hoàn thành xong công việc. Thông thường lúc đó, tiền nong đã
cạn kiệt, việc hoàn thành chậm hơn so với kế hoạch, mọi người đều muốn
tiếp quản công trình, còn các nhà thiết kế cũng như chủ thầu đều muốn
chuyển sang làm các dự án tiếp theo. Đây chính là thời điểm cần tăng cường
sự nhiệt tình công việc của mọi người, đặc biệt đối với nhà thiết kế hay
chuyên gia tư vấn khác hiểu rõ hoạtđộng của hệthống để bảo đảm rằng hệ
thống họatđộng tốt.
Công việc chưa hoàn tất cho đến khi hệthống đi vào vận hành liên tục, và
đây thuộc trách nhiệm của nhà thầu. Không có bất cứ chủ thầu nào cố tình lắp
đặt ra một hệthống không họatđộng được, song lại có nhiều chủ thầu không
dành thời gian cuối dự án để kiểm tranh công trình do họ làm ra. Theo quan
điểm của chủ thầu, không có lý do gì để cho rằng một hệthống sẽ không họat
động theo như thiết kế, vì ngày nào chủ thầu cũng theo dõi sát quá trình thi
công. Nhiều khi ngày trong ngày sử dụng đầu tiên, người sử dụng đã phàn
nàn rằng hệthống lắp đặt đã có vấn đề, chỉ vì không chạy thử kiểm tra hệ
thống trước khi đưavào sử dụng.
Nếu không tiến hành việc chạy thử kiểm tra do một chuyên gia không có mối
liên hệ với chủ xây dựng, thực hiện, thì cơ quan chủ quản có thể sẽ phải thời
xuyên gọi các chủ xây dựng cử người tới sửa chữa hệthống mới này. Cơ
quan chủ quản không ý thức được tính phức tạp của hệ thống, sẽ phó mặc
mọi thứ cho các chủ xây dựng, những người không có ý định tìm ra những
thiếu sót trong việc lắp đặt của họ. Nhà thiết kế, có thể không còn ở đó, sẽ bị
đổ lỗi vì những hỏng hóc của hệ thống, trong khi chủ xây dựng "đang cố hết
sức để phục hồi" nó. Việc đổ lỗi này chỉ chấm dứt khi cơ quan chủ quản
không thể gắng sức nữa hoặc cho gọi nhà thiết kế hoặc một chuyên gia tư vấn
có chuyên môn khác, người đáng lẽ phải bắt tay vào việc ngay sau khi hoàn
thành việc lắp đặt.
Từ xưa tới nay, các cấu phần có nhiều rủi ro nhất trong hệthống máy móc lắp
đặt mới là hệthống cân đối lưu lượng không khí và nước và hệthống điều
khiển tự động. Chính vì thế, cần lưu tâm nhất tới những cấu phần này trong
giai đoạn khởi động/vận hành của bất kỳ dự án nào.
Hệ thống cân đối
Thông thường, người tiến hành việc cân đối là các nhà thầu phụ hoặc nhân
viên của nhà thầu về máy móc, và trách nhiệm của họ là bảo đảm lưu lượng
không khí do quạt thổi vào được đưa tới những không gian cụ thể với số
lượng và tỷ lệ đúng như trong thiết kế. Họ cũng phải đảm bảo rằng lưu lượng
[...]... sẽ tự động điều chỉnh lưu lượng nước vàothiết bị theo đúng quy định để đạt được điều kiện môi trường lý tưởng Tuy việc cân đối lượng nước càng chính xác càng tốt, song nếu cân đối theo cách trên cũng không gây hại cho hoạtđộng của hệthống như việc cân đối thừa lượng khí hệthống điều khiển tự động Bộ não của bất cứ hệthống máy móc nào là hệthống điều khiển tự động Vì thế, việc kiểm tra các bộ điều... đảm hệthống mới vận hành tốt liên tục và các bộ phận trong đó đạt tuổi thọ tối đa, cơ quan phải quan tâm tới quá trình họatđộng sau này của hệthống Mức độ quan tâm cần thiết phụ thuộc vào tính phức tạp của hệ thống, song thậm chí với những thiết bị và hệthống điều khiển đơn giản nhất, ta cũng cần bảo dưỡng, lau chùi và cài đặt thông số định kỳ Nếu cứ bỏ mặc các thiết bị tự hoạt động, thì mới đầu hệ. .. đề tương tự cũng sẽ xảy ra với hệthống vận hành vào mùa đông nhưng không được chạy thử kiểm tra họatđộng trong mùa hè Những sai sót không lường trước trong họatđộng của hệthống điều khiển sẽ gây hại cho các đồ vật lưu trữ Chính vì thế, bắt buộc ta phải đưa hệ thống vào thử nghiệm trong mọi điều kiện môi trường, dù đó là điều kiện thực tế hay nhân tạo, trước khi đưavào sử dụng chính thức + Vi chỉnh... họ cần phải vi chỉnh hệthống điều khiển đạt mức tối ưu để ứng dụng phù hợp vào các viện bảo tàng hay kho tư liệuHọatđộng bình thường Khi hệthống máy móc đã được lắp đặt, chạy thử và vi chỉnh, họatđộngtheo như thiết kế, thì lúc này cơ quan chủ quản có toàn quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm với hệthống này Vào thời điểm này, cơ quan chủ quản có thể thấy túng thiếu về tài chính, sau khi ngân... rõ nhất với hệthống điều khiển vận hành được vào mùa hè nhưng không họatđộng được vào mùa đôngHọatđộngvào mùa hè có thể tốt, nhưng nếu ta không chạy thử kiểm tra kỹ càng thì cũng không thể nói trước điều gì sẽ xảy ra khi chuyển mùa Đến lúc đó, nhà thầu cung cấp hệthống điều khiển có thể đã kết thúc công trình từ lâu và không còn động cơ tài chính nào buộc họ phải giúp cải thiện hệthống nữa Và... chất liệu lọc Và không có chủng loại nào có quy trình theo dõi đơn giản như bộ lọc rác thể rắn Các bộ lọc khí bẩn thường dùng được tối thiểu là một năm, thậm chí còn lâu hơn, tùy theo chất lượng không khí xung quanh và loại chất bẩn mà chúng hấp thu Theo dõi họatđộng của hệthống điều khiển Hệthống điều khiển tự động cũng đòi hỏi có sự quan tâm thường xuyên nhằm bảo đảm rằng hệthống vẫn họatđộng theo. .. việc vận hành cuối cùng là vi chỉnh hệthống điều khiển Việc này gồm điều chỉnh các thông số của hệthốngtheo đúng yêu cầu để đạt được độ chính xác và tốc độ phản ứng lý tưởng Một lần nữa, do mỗi hệthống có sự khác biệt, nên việc này phải do nhà thầu về hệthống điều khiển thực hiện, song nhà thiết kế phải kiểm tra kết quả Nói một cách đơn giản, việc điều khiển một thiết bị đơn lẻ, như van nước nóng,... trọng Điều này có thể thựchiện được nếu theo dõi, ở mức độ tối thiểu, những đặc tính sau đây của hệ thống: Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm tương đối trong không gian Công việc này phải thựchiện ở bất cứ nơi nào đòi hỏi có các điều kiện môi trường được kiểm soát chặt chẽ Điều hành viên hệthống máy móc cần thường xuyên kiểm tra các thông số ghi nhận, phát hiện các dấu hiệu cho thấy hệthống có chiều hướng... hệthống phù hợp với quy định chi tiết trong thiết kế Đáng tiếc, đây cũng là một công việc thường bị sao nhãng, một phần do nhiều người không hiểu đầy đủ về các hệthống điều khiển Nếu nhà thiết kế dự án cảm thấy không thoải mái khi tiến hành kiểm tra các hệthống điều khiển, thì ta cần thuê một chuyên gia độc lập để thựchiện việc này Mỗi hệthống điều khiển đều có sự khác biệt, đặc biệt với các hệ. .. "Họat động bình thường" của một hệthống được áp dụng đối với những thay đổi phát sinh về không gian và/hoặc hệthống Ta có thể lường trước rằng việc sử dụng và bố cục không gian sẽ thay đổi nhiều lần trước khi một hệthống xây dựng hay máy móc được thay thế hoặc nâng cấp toàn diện Vì thế, những thay đổi này phải thận trọng nhằm đảm bảo không khiến cho toàn bộ họatđộngtheo như thiết kế của hệthống . Thực hiện theo thiết kế: đưa hệ thống vào hoạt động
Rebecca Thatcher Ellis - Công ty Sebasta Blomber. nhà thiết kế hay
chuyên gia tư vấn khác hiểu rõ hoạt động của hệ thống để bảo đảm rằng hệ
thống họat động tốt.
Công việc chưa hoàn tất cho đến khi hệ thống