Sắpxếpcáchoạtđộngbảotồntheothứtựưutiên
Sherelyn Ogden - Trưởng bộ phận Bảo quản, Hiệp hội lịch sử Minnesota
Hầu hết các cơ quan đều có những nhu cầu về công tác bảo quản, đòi hỏi cần
phải có nhiều hoạtđộng để thực hiện nhu cầu đó. Nhưng các nguồn lực của 1
cơ quan thường bị giới hạn nên không thể thực hiện được tất cả cáchoạt
động.
Vì vậy, việc xác định hoạtđộng nào là quan trọng nhất để chúng được ưutiên
thực hiện là điều thiết yếu đối với mỗi cơ quan.
Sắp xếptheothứtựưutiên là quá trình quyết định những hoạtđộng nào có
tác động đáng kể nhất, những hoạtđộng nào quan trọng nhất và những hoạt
động nào là khả thi nhất.
Các hệ thống đánh giá và quản lý nguy cơ đang ngày càng được phát triển.
Chúng được phát triển từcác nhu cầu bảo quản của những bộ sưu tập lịch sử
tự nhiên lớn và phong phú, rồi bản thân chúng lại tạo ra một cách tiếp cận
thực tiễn đối với những bộ sưu tập đó.
Hiện tại, cách đơn giản nhất đối với nhân viên của hầu hết các cơ quan, nhất
là các cơ quan nhỏ, trong việc thực hiện sắpxếpcáchoạtđộngbảo quản theo
thứ tựưutiên là xem xét cẩn thận những tiêu chí cụ thể, tính toán những yếu
tố phù hợp có liên quan đến những bộ sưu tập và đưa ra những đánh giá về
mặt giá trị trước khi đi đến kết luận.
Các tiêu chí ưutiên
3 tiêu chí sau rất hữu ích khi sắpxếpcáchoạtđộngbảotồntheothứtựưu
tiên:
- Tiêu chí thứ nhất là sự tác động. Sự tác động là phạm vi mà một hoạtđộng
sẽ giúp cải tiến việc bảo quản các bộ sưu tập của cơ quan. Pamela Darling đã
miêu tả những hoạtđộng có khả năng tác động lớn trong cuốn sách hướng
dẫn của bà về kế hoạch bảo quản cho cácthư viện như là những hoạtđộng sẽ
tạo ra những cải tiến to lớn đối với điều kiện hiện tại của cáctài liệu, giảm
đáng kể tỷ lệ hao mòn và tăng đáng kể tính hiệu quả của những hoạtđộng
bảo quản hiện có hoặc tiết kiệm được một phần không nhỏ về thời gian, công
sức và tiền bạc.
Để đánh giá được về tác động, cần xem xét một số câu hỏi: Việc thực hiện
một hoạtđộng nhất định sẽ cải thiện tình trạng bảo quản các bộ sưu tập tới
mức độ nào? Tác động trực tiếp của hoạtđộng đó lớn đến đâu và tác động
phụ của nó là gì? Tác động của hoạtđộng đó càng lớn thì mức độ ưutiên
càng cao.
- Tính khả thi của hoạtđộng cũng cần được lưu ý đến. Cáchoạtđộng khác
nhau về lượng thời gian và nguồn lực cần thiết để thực hiện chúng. Một số
hoạt động có thể được thực hiện dễ dàng trong khi cáchoạtđộng khác lại
không khả thi. Các yếu tố cần được xem xét bao gồm mức độ chuyên môn
của nhân viên (khả năng quản lý và kỹ thuật), các yếu tố tài chính (các nguồn
vốn, chi phí về vật chất và chi phí dịch vụ, chi phí thực hiện và khả năng kêu
gọi tài trợ) và các thay đổi về mặt thủ tục và chính sách (nếu cần thì ai có thể
đưa ra những thay đổi này). Tính khả thi về mặt cơ chế của những hoạtđộng
cần được xem xét trên cơ sở thực tế. Nếu khả năng thực hiện một hoạtđộng
thấp, thì nó khó có thể được ưutiên cho dù tác động của nó là rất lớn.
- Một tiêu chí nữa cần xem xét là tính cấp thiết của hoạt động. Bà Darling cho
rằng một hoạtđộng được coi là cấp thiết nếu việc trì hoãn thực hiện hoạt
động đó có thể gây nên nhiều rắc rối hơn hoặc có thể khiến cho một cơ hội
nào đó bị bỏ lỡ. Nếu như trong trường hợp tất cả các yếu tố khác là như nhau
thì những hoạtđộng nào cần thực hiện ngay sẽ được ưu tiên.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ưu tiên:
Việc sử dụng, lưu kho, tình trạng và giá trị của cáctàiliệu trong các bộ sưu
tập là những yếu tố quan trọng cần xem xét vì chúng có ảnh hưởng đến việc
sắp xếpưu tiên.
- Mức độ và mục đích sử dụng tàiliệu đó có ý nghĩa quan trọng. Cáctàiliệu
luôn được trưng bày có những yêu cầu khác với những vật được lưu kho. Các
vật thường xuyên được dùng cho mục đích nghiên cứu có yêu cầu khác so
với những vật thỉnh thoảng mới được đem sử dụng. Cáctàiliệu được sử dụng
mạnh tay thì nguy cơ hư hại sẽ cao hơn và do đó cần được quan tâm hơn.
- Nơi chứa hoặc lưu giữ các bộ sưu tập cũng có ảnh hưởng quan trọng.
Những tàiliệu được bảo quản dưới các điều kiện môi trường hay trong các
thùng chứa tồi, hoặc dễ bị trộm cắp, phá hoại, hoả hoạn hoặc các thiên tai
khác cũng nằm trong nhóm có nguy cơ cao.
- Những vấn đề trên trở nên đặc biệt đe doạ đối với tàiliệu ở trong tình trạng
bảo quản yếu kém mà tình trạng đó thậm chí còn làm tăng thêm nguy cơ rủi
ro cho những tàiliệu dễ bị hư hại. Những hoạtđộng có thể giảm nhẹ những
nguy cơ đó sẽ được ưutiên thực hiện.
- Ngoài ra, một yếu tố nữa cũng cần được tính đến là giá trị của tài liệu. Bản
chất giá trị của cáctàiliệu (giá trị tiền tệ, giá trị nội hàm, giá trị liên tưởng,
giá trị thư mục), tính quý hiếm, nguồn gốc xuất xứ cũng như tầm quan trọng
của chúng đối với cơ quan cũng cần phải được xem xét.
- Thời hạn bảo quản cũng như hình thức bảo quản tàiliệu cũng là những yếu
tố quan trọng mà ta cần lưu ý.
Những ưutiên cho việc thực hiện
Đối với 1 cơ quan, những ưutiên cho việc thực hiện phải là những ưutiên
hàng đầu. Chúng là những hoạtđộng được ưutiên cao và có khả năng thực
thi. Để quyết định được những hoạtđộng đó, ta nên cân nhắc cùng lúc các
tiêu chí về tác động cũng như tính khả thi của cáchoạtđộng này. Theo bà
Pamela Darling, một công cụ rất hữu ích cho việc này là một bảng kẻ ô như ở
hình dưới đây (đã được đơn giản hoá). Tác động và tính khả thi của mỗi hoạt
động được thể hiện trong bảng ở trang sau.
Bà Darling giải thích rằng những hoạtđộng có tác động lớn, có thể được thực
thi mà gặp ít cản trở được đặt ở khung số 1, còn những hoạtđộng có ảnh
hưởng lớn nhưng khó thực hiện thì nằm trong khung 3.
Những hoạtđộng dễ thực hiện nhưng có tác động nhỏ sẽ nằm trong khung số
2 còn hoạtđộng khó thực hiện nhưng ảnh hưởng kém sẽ nằm ở khung số 4.
Bà Darling lý giải rằng những hoạtđộng trong khung số 1 nên được ưutiên
nhiều nhất, vì chúng dễ thực hiện và có ảnh hưởng quan trọng. Những hoạt
động trong khung số 4 có thể để lại sau hay thậm chí bỏ qua vì việc thực hiện
chúng đòi hỏi phải nỗ lực nhiều, nhưng hiệu quả không đáng kể. Nhiều hành
động nằm trong khung số 2 cũng có thể được loại bỏ do hiệu quả thấp, mặc
dù một số hoạtđộng trong đó cũng đáng được quan tâm vì chúng dễ thực
hiện. Những hoạtđộng trong khung số 3 thì đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng vì
mặc dù có khó khăn, nhưng cũng đáng thực hiện vì chúng cho hiệu quả cao.
Lưu ý
Sắp xếpcáchoạtđộngtheothứtựưutiên là một trong những vấn đề khó
khăn nhất của việc hoạch định kế hoạch bảo quản. Việc hoạch định đòi hỏi
nhiều kỹ năng của con người và việc nắm bắt được những động lực có tổ
chức của cơ quan. Không đâu mà những yếu tố này thể hiện rõ ràng như
trong việc sắpxếpưu tiên. Bạn cần phải mang hết khả năng giao tiếp của
mình ra khi thảo luận về ý kiến sắpxếpưutiên của bạn với đồng nghiệp. Bạn
cần phải lắng nghe những vấn đề của các phòng ban khác và phải biết chọn
lựa ra những điều phục vụ tốt nhất cho lợi ích của toàn bộ cơ quan chứ không
phải chỉ phục vụ cho lợi ích của phòng ban của bạn hay cho một lĩnh vực
chuyên môn nào đó. Về lâu dài, nó cũng sẽ đáp ứng cả những mong muốn
của bạn. Khi thực hiện, bạn cần phải vừa là một nhà thương thuyết khéo léo,
vừa phải là một người bán hàng giỏi, và cũng như trong hầu hết các cuộc giao
tiếp giữa con người với nhau, khiếu hài hước của bạn sẽ giúp quá trình này
trở nên dễ dàng hơn.
. động bảo tồn theo thứ tự ưu
tiên:
- Tiêu chí thứ nhất là sự tác động. Sự tác động là phạm vi mà một hoạt động
sẽ giúp cải tiến việc bảo quản các bộ sưu. Sắp xếp các hoạt động bảo tồn theo thứ tự ưu tiên
Sherelyn Ogden - Trưởng bộ phận Bảo quản, Hiệp hội lịch sử Minnesota
Hầu hết các cơ quan