Phòng bệnhtuyếntrùngchotiêubằngcáchghépvớitrầu
Phòng bệnhtuyếntrùngchotiêubằngcáchghépvớitrầu
Một nông dân trồng tiêu ở Pleiku có sáng kiến ghéptrầuvới
tiêu để tạo thành giống tiêu mới kháng bệnhtuyếntrùng rễ.
Đó là anh Vũ Văn Tam Lang, 46 tuổi, ngụ tại xã Chư Á,
Pleiku, Gia Lai. “Tôi nghiên cứu để tự cứu cơ nghiệp của
mình trước nguy cơ trắng tay và lâm cảnh nợ nần”, Anh Lang
khiêm tốn nói về những thành quả của mình.
Chia tay với nghề giáo sau hơn chục năm gắn bó, anh chuyển
qua trồng hồ tiêu, cà phê. Nếu không có những nghiên cứu do
cuộc sống bức bách, có lẽ anh đã lâm cảnh nợ nần trước bệnh
tật của cây trồng. Bí… nên phải tự tìm lối ra
Nhìn 2.000 trụ tiêu đang thời kỳ cho quả sung sức nhất
nhiễm bệnhtuyếntrùng rễ héo dần, nguy cơ mất trắng tài sản
đã khiến anh Lang đứng ngồi không yên.
Để cứu vườn tiêu, anh gõ cửa không ít cơ quan chuyên môn,
những người cùng trồng tiêu, tìm tàiliệu về cách trị bệnh
này, nhưng đều không có kết quả. Đây chính là căn bệnh đã
“xóa sổ” hàng nghìn ha hồ tiêu trên phạm vi cả nước. Tiêu
nhiễm phải căn bệnh này coi như hết thuốc chữa. Tiêughép
vườn nhà anh Lang sai quả, không nhiễm bệnh.
Phương pháp chữa trị tuyếntrùng rễ của anh là truyền dung
dịch thuốc do anh tự tạo vào bộ rễ. Sau khi tưới bồn tiêu no
nước, anh đổ dung dịch để rễ hấp thụ dần. Dung dịch tự tạo
này, anh trộn một số loại thuốc, hóa chất lại với nhau. Kết
quả ngoài sự mong đợi chỉ hai tuần sau lá không còn vàng,
đốt (lóng) hết rụng, tiêu dần trở lại màu xanh, xuất hiện
những chồi non mới và tiêu trở lại phát triển bình thường như
khi chưa nhiễm bệnh.
Kỹ sư Hà Ngọc Uyến, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực
vật Gia Lai tỉnh Gia Lai nhận xét: "Đây là kết quả rất đáng
quan tâm, bởi vùng tiêu Gia Lai mỗi năm có đến hàng trăm
ha bị bệnhtuyến trùng, thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Thế
nhưng đây cũng chỉ là cách trị khi mà tiêu đã nhiễm bệnh.
Anh trăn trở phải tạo ra một giống tiêu có thể kháng được căn
bệnh này".
Chưa có được kiến thức chuyên môn, nên anh suy nghĩ rất…
nông dân: Cây trầu cùng họ với cây tiêu, sinh trưởng tốt
trong nhiều thổ những khác nhau lại gần như không bị nhiễm
bệnh, rễ cây trầu cay nồng nên khó có khả năng mắc bệnh
tuyến trùng rễ Với suy nghĩ này, anh chọn thân trầu ươm
vào bầu, khi thân ươm phát ổn định, anh lấy giống tiêu từ
Vĩnh Linh (Quảng Trị) ghép vào gốc trầu. Do chưa nắm được
kỹ thuật, nên chỉ sau vài ngày mắt ghép bong ra, tiêu đi đằng
tiêu, trầu đi đằng trầu.
Qua nhiều lần thất bại, anh rút ra được, đây là hai loại cây có
mủ rất mau khô, vì thế cần phải ghép thật nhanh. Thời gian
cắt, ghép không được quá 10 phút. Đúng như anh nghĩ, mắt
ghép không còn bung và cây ghép phát triển tốt. Mang gốc
ghép ban đầu này trồng thử, không những không nhiễm bệnh,
mà cây lại phát triển nhanh, mau cho quả.
Thế là, anh mạnh dạn thay thế dần vườn tiêu của mình bằng
loại tiêughép trầu. Anh em trong nhà, bạn bè thân tín cũng
nhờ anh chuyển giao bầu ghép về trồng và đã cho kết quả rất
mỹ mãn. Anh Nguyễn Văn Tài, một nông dân tại xã Chư Á,
thành phố Pleiku, trồng tiêughép được gần năm tuổi cho
biết: “Tuy chất lượng hạt loại tiêughép này chưa có kết quả
kiểm nghiệm, nhưng vị cay nồng không khác gì loại tiêu
đang trồng trước giờ. Giống tiêughéptrầu này sinh trưởng
nhanh hơn, lá hơi to, chuỗi trái dài và hạt cũng to hơn”. Tiếng
lành đồn xa, nông dân trồng tiêu từ “thủ phủ” hồ tiêu Chư Sê,
đến Đắk Lắk, Đắk Nông… đã tìm đến nhờ anh chữa trị, cung
cấp cây giống, chỉ cách ghép.
Anh Vũ Văn Tam Lang đã thành một “chuyên viên” chuyên
đi tập huấn, truyền kinh nghiệm cho nông dân cả vùng Tây
Nguyên đến Quảng Trị… về kỹ thuật chăm sóc cây tiêu.
.
Phòng bệnh tuyến trùng cho tiêu bằng cách ghép với trầu
Phòng bệnh tuyến trùng cho tiêu bằng cách ghép với trầu
Một nông dân trồng tiêu ở.
Một nông dân trồng tiêu ở Pleiku có sáng kiến ghép trầu với
tiêu để tạo thành giống tiêu mới kháng bệnh tuyến trùng rễ.
Đó là anh Vũ Văn Tam Lang, 46 tuổi,