SỞ GIÁODỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
Năm học: 2011-2012
Môn thi: Giáodụccôngdân
Lớp 12 THPT
Ngày thi: 23 tháng 3 năm2012
Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề này có 01 trang, gồm 06 câu.
Câu 1.( 2.0 điểm)
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Em hãy cho biết câu tục ngữ trên nói lên điều gì?
Học sinh cần làm gì để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc?
Câu 2. (2,0 điểm)
Hãy cho biết Nhà nước pháp quy
ền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
những chức năng cơ bản nào?
Câu 3. (3,5 điểm)
Trình bày mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân
số. Trách nhiệm của côngdân đối với chính sách dân số?
Câu 4. (4 điểm)
Hãy phân tích các đặc trưng của pháp luật. Theo em, nội quy nhà trường,
Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có phải là văn bản quy phạm
pháp luật không ?
Câu 5. (5,5 điểm)
Pháp luật nước ta quy định như thế nào về Quyền bất khả xâm phạm về
thân thể của công dân? Là công dân, học sinh cần phải có trách nhiệm gì để
thực hiện tốt quyền này?
Câu 6. (3 điểm)
Bài tập tình huống:
Sơn và An chơi thân với nhau. Một hôm Sơn bị mất chiếc điện thoại di
động đắt tiền, Sơn nghi ngờ An lấy cắ
p và đem chuyện nói với bố mình vốn là
công an xã. Bố của Sơn tìm đến nhà An nhưng không gặp. Ông bực tức bỏ về
và bắt gặp An ở chợ cùng với các bạn. Đang trong cơn phẫn nộ ông mắng nhiếc
An thậm tệ, rồi bắt cậu đưa về trụ sở công an xã.
Hỏi:
1. Bố bạn Sơn có hành động nào xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của An
không? Vì sao?
2. Đố
i với hành vi của bố Sơn, pháp luật nước ta quy định xử phạt như thế
nào?
Hết
- Thí sinh không sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Số báo danh
… ……
SỞ GIÁODỤC VÀ
ĐÀO TẠO
THANH HÓA
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
Năm học: 2011-2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN GDCD
(Đề chính thức)
Lớp 12 THPT
Ngày thi: 23 tháng 3 năm2012
(Hướng dẫn gồm 04 trang)
Câu Yêu cầu nội dung Điểm
I
(2,0 đ)
* Ý nghĩa: Nói lên lòng nhân ái , sự yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau
trong hoạn nạn , lúc khó khăn Đạo lí nhường nhịn , đùm bọc nhau
đã là tình cảm của con người Việt Nam và trở thành hành vi ứng xử
hàng ngày của người Việt Nam qua các thế hệ .
* Phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, mỗi học sinh
chúng ta cần:
- Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ ,ông bà; biết quan tâm ,
ch
ăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau, lúc già yếu.
- Quan tâm , chia sẻ ,nhường nhịn với những người xung quanh,
trước hết là những người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, hàng
xóm láng giềng .
- Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn,
hoạn nạn ; tích cực tham gia các hoạt động uống nước nhớ nguồn, đền
ơn đáp nghĩa
- Kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc, những người có
công v
ới đất nước , với dân tộc.
1.0 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
II
(2,0 đ)
* Chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
- Một là , chức năng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự , an toàn
xã hội
+ Phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưu phá hoại; đảm bảo giữ
vững an ninh chính trị , an toàn xã hội;
+ Tạo điều kiện hòa bình ổn định để xây dựng thànhcông
CNXH.
- Hai là,chức năng tổ chức và xây dựng, bảo
đảm thực hiện các
quyền tự do,dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
+ Tổ chức xây dựng và quản lí nền kinh tế.
+ Tổ chức xây dựng và quản lí văn hóa, giáo dục,khoa học-công
nghệ.
+ Tổ chức xây dựng và đảm bảo thực hiện các chính sách xã hội
+ Xây xựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng phục vụ
lợi ích của nhân dân.
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
* Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân
III
(3.5 đ)
số.
- Mục tiêu: tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số, sớm ổn định quy
mô , cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí , nâng cao chất lượng dân
số nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
- Phương hướng : ( HS lấy VD)
+ Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí của Nhà nước
+ Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền , giáodụcdân số
+ Nâng cao sự hiể
u biết của người dân
+ Nhà nước đầu tư dúng mức , tranh thủ các nguồn lực trong và
ngoài nước; thực hiện xã hội hóacông tác dân số
* Trách nhiệm của công dân:
- Chấp hành chính sách dân số , pháp luật về dân số.
- Động viên người thân trong gia đình và những người khác cùng
chấp hành , đồng thời đấu tranh chống những hành vi vi phạm chính
sách dân số
1.0 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.25 đ
0.25 đ
IV
(4.0 đ)
* Các đặc trưng cơ bản của pháp luật:
- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến : ( lấy VD và phân tích)
Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung ,
được áp dụng nhiều lần , ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
- Pháp luật mang tính quyền lực bắt buộc chung: ( lấy VD và phân
tích)
Pháp luật do Nhà n
ước ban hành và bảo đảm thực hiện , bắt buộc
đối với mọi tổ chức , cá nhân ,bất kì ai cũng phải thực hiện , bất kì ai
vi phạm cũng đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật
- Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức (lấy VD và
phân tích)
Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp
luật, được quy định rõ ràng , chặt chẽ trong từng
điều khoản; thẩm
quyền ban hành văn bản của các cơ quan nhà nước được quy định
trong Hiến pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được
trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành và không
được trái với Hiến pháp.
* Nội quy nhà trường, Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Vì văn bản quy
phạm pháp luật là loại văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành, trong đó có các quy tắc xử sự chung, nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực.
- Nội quy nhà trường do Ban giám hiệu ban hành có giá trị bắt buộc
thực hiện đối với HS,GV thuộc phạm vi nhà trường nhưng không phải
văn bản quy phạ
m pháp luật .
- Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là sự thỏa thuận
cam kết thi hành của những người tự nguyện gia nhập tổ chức đoàn,
1.0 đ
1.0 đ
1.0 đ
0.5 đ
0.25 đ
0.25 đ
không phải văn bản quy phạm pháp luật mang tính quyền lực nhà
nước.
V
(5,5 đ)
* Khái niệm: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của côngdân có
nghĩa là, không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án , quyết
định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát , trừ trường hợp phạm tội quả
tang.
* Nội dung:
- Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt giam ,giữ
người vì những lí do không chính đáng hoặc nghi ngờ thiếu căn cứ
.
Tự tiện bắt giam giữ người là hành vi trái pháp luật , phải bị xử lí
nghiêm minh theo pháp luật.
- Để giữ gìn trật tự, an ninh ,để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội
phạm thì trong một số trường hợp thật cần thiết mà pháp luật quy định
mới được tiến hành bắt và giam giữ người , nhưng phải theo đúng
trình tự và thủ tục do pháp luật quy định .
Pháp luật quy định ba trường hợp được phép bắt người như sau:
+ Trường hợp 1: Viện kiểm sát, tòa án trong phạm vi thẩm quyền
theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm
giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can , bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc
điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội , cũng như khi cần
bảo
đảm thi hành án.
+ Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp khi có một
trong ba căn cứ sau đây:
. Khi có căn cứ khẳng định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội
phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
. Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính
m
ắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà
xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
. Khi thấy dấu vết của tội phạm ở người ( lưu lại trên thân thể , quần
áo ) hoặc tại chỗ ở của người ( công cụ , phương tiện tội phạm) bị
nghi thực hiện tội phạm và xét thấy c
ần ngăn chặn ngay việc ngươi đó
trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
+ Trường hợp 3 : Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị
truy nã. Đối với người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì bất
kì ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an , Viện kiểm
sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
* Trách nhiệm của công dân-học sinh:
- Côngdân cần phải nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của mình ,
sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật để tự bảo vệ mình và
những người xung quanh .
- Côngdân có trách nhiệm phê phán , đấu tranh , tố cáo những việc
làm trái pháp luật , vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể
của công dân.
- Côngdân cần tích cực tham gia giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành
1,0 đ
1,0
đ
0,75 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
các quyết định bắt người , khám xét trong những trường hợp pháp luật
cho phép.
- Côngdân tự rèn luyện , nâng cao ý thức pháp luật để sống văn
minh , tôn trọng pháp luật , tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về
thân thể của côngdân
0,25 đ
VI
( 3,0đ)
Bài tập tình huống:
1. Hành động của bố bạn Sơn đã xâm phạm đến quyền được bảo hộ
về danh dự và nhân phẩm của An.
Vì: - Bố của Sơn chưa có căn cứ kết luận chính xác là An ăn cắp
điện thoại nhưng ông vẫn mắng nhiếc cậu giữa chợ và bắt cậu về đồn
như kẻ ăn cắp trước mặt bạn của An và những người ở chợ .
- Hành vi đó của bố bạn Sơn đã làm thiệt hại đến danh dự ,uy
tín của An và đã vi phạm pháp luật.
2. Đối với hành vi của bố bạn Sơn, pháp luật nước ta quy định tại
điều 121-Bộ luật Hình sự năm1999: “ Người nào xúc phạm nghiêm
trọng nhân phẩm ,danh dự c
ủa người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm
”.
0,5 đ
1,0 đ
0,5 đ
1,0 đ
Hết
. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
Năm học: 2011-2 012
Môn thi: Giáo dục công dân
Lớp 12 THPT. SINH GIỎI TỈNH
Năm học: 2011-2 012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN GDCD
(Đề chính thức)
Lớp 12 THPT
Ngày thi: 23 tháng 3 năm 2 012
(Hướng dẫn gồm 04 trang)