Tài liệu BỆNH ĐỤC CƠ TRÊN TÔM CÀNG XANH pptx

2 512 3
Tài liệu BỆNH ĐỤC CƠ TRÊN TÔM CÀNG XANH pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỆNH ĐỤC TRÊN TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH Nghề nuôi tôm càng xanh hiện đang phát triển nhanh ở nước ta đã đem lại lợi ích đáng kể về mặt kinh tế và xã hội, đặc biệt là ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi và sự thâm canh hóa cũng làm xuất hiện nhiều dạng bệnh trên đối tượng nuôi này. Trong số các bệnh thường gặp ở tôm càng xanh thì bệnh đục bệnh đã gây thiệt hại ở nhiều nơi như Ấn độ, Đài loan, Trung Quốc và Việt nam (Qian et al., 2003; Hameed et al., 2004). Bệnh gây hao hụt lên đến 100% ở tôm bột và cũng gây thiệt hại đáng kể cho tôm trong ao ương hay ao nuôi thịt với tỷ lệ hao hụt thể lên đến 70- 80% (Pillai et al., 2005). Tôm bệnh những vùng trắng đục trên (Hình 1) và tôm chết là do hoại tử khắp thể tôm (Hình 2). Bệnh đục thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 6 hằng năm, biểu hiện bệnh lý đầu tiên là xuất hiện những vùng đục trên ở đốt đuôi hay đốt giữa thân, tiếp đến tôm ngừng lột xác, bỏ ăn, giảm vận động, phần bị đục lan ra toàn thân và hoại tử. Ở Đài Loan, tác nhân gây bệnh đục trên tôm càng xanh được xác định là do vi khuẩn Lactococcus garvieae, là vi khuẩn dạng hình cầu và Gram dương (Chen et al.,2001). Bệnh đục do vi khuẩn gây ra thường liên quan với các yếu tố gây sốc về môi trường như sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và pH. Điều kiện môi trường xấu cũng là nguyên nhân gây bệnh đục (Yang et al., 2003). Macrobrachium nodavirus(MrNV) và extra small virus (XSV) là hai vi-rút được xác định là tác nhân gây bệnh đục trên tôm càng xanh ở Ấn độ (Hameed et al., 2004) và ở Việt nam (Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv., 2009). Tôm bệnh thể nhiễm một trong hai vi-rút này hoặc thể nhiễm cùng lúc hai vi-rút. Bệnh do vi-rút thường gây chết cấp tính Biện pháp phòng bệnh đục tôm càng xanh chủ yếu là bằng kiểm dịch tôm mẹ và tôm giống (Hameed et al., 2004).Các bước thực hiện cụ thể như sau: (1) chọn tôm bố mẹ không bệnh đục cơ, khỏe mạnh, linh hoạt, màu sắc sáng; (2) chọn tôm giống thả nuôi đồng cỡ, màu sắc sáng, không bị đục, thu ngẫu nhiên khoảng 200-300 tôm bột từ 2-3 điểm trong bể ương để xét nghiệm MrNV và XSV bằng kỹ thuật PCR để chọn tôm không nhiễm vi-rút; (3) Quản lý tốt chất lượng nước để làm giảm sốc do môi trường, bón vôi để ổn định pH và cho tôm ăn vitamin C hay những chất kích thích miễn dịch để giúp tôm tăng khả năng đề kháng với bệnh; (4) Do chưa thuốc đặc trị bệnh đục do vi-rút nên cần kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất giống và quy trình nuôi thương phẩm, thường xuyên vệ sinh, khử trùng trại và các dụng cụ sản xuất, xử lý nước cấp và nước thải,thực hành quản lý tốt ở trại giống và ao nuôi để góp phần giảm thiểu sự lây lan mầm bệnh (Bonami và Widada, 2005); và (5) Không sử dụng thuốc kháng sinh để trị bệnh đục do vi-rút. Do tác nhân gây bệnh đục được xác định là vi-rút, nên biện pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh sẽ không tác dụng. PGs. Ts. ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH, KTS, ĐH CẦN THƠ. . et al., 2005). Tôm bệnh có những vùng trắng đục trên cơ (Hình 1) và tôm chết là do hoại tử cơ khắp cơ thể tôm (Hình 2). Bệnh đục cơ thường xuất hiện. BỆNH ĐỤC CƠ TRÊN TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH Nghề nuôi tôm càng xanh hiện đang phát triển

Ngày đăng: 24/02/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan