Tài liệu Khi bữa ăn là… trận chiến pptx

7 258 0
Tài liệu Khi bữa ăn là… trận chiến pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khi bữa ăn là… trận chiến Trẻ biếng ăn không phải là vấn đề riêng của một gia đình nào cả. Rất nhiều bà mẹ khi đưa con đến các trung tâm tư vấn dinh dưỡng đã sử dụng mọi biện pháp để dỗ dành trẻ ăn từng thìa thức ăn. Với các chuyên gia dinh dưỡng, để điều trị và đưa trẻ về chế độ ăn bình thường là cả một khoảng thời gian dài. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hầu hết trẻ ở tuổi chưa đi học chỉ thích ăn bánh kẹo và nước ngọt. Trẻ cũng mải chơi nên vào bữa ăn, chúng cũng chỉ qua loa để được chạy chơi tiếp với các bạn, thậm chí có trẻ mải chơi quên cả đói. Lời khuyên là, không nên cáu gận, cũng đừng mắng hay đánh trẻ. Bản tính của trẻ là tò mò, thích tìm hiểu cái mới. Hãy từ từ từng bước, thay đổi khẩu vị, thay đổi thực đơn cho từng bữa ăn để thu hút sự chú ý của trẻ. Bạn hãy để chúng tự chọn lựa những món ăn chúng thích và khuyến khích chúng ăn thêm vài món khác. Thói quen ăn uống của trẻ sẽ không thể thay đổi ngay lập tức nhưng từng bước thay đổi nhỏ mỗi ngày sẽ giúp bạn tạo cho trẻ một thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe sau này. Dựa trên những lời khuyên này, rất nhiều trẻ đã ăn ngon miệng hơn và đúng giờ hơn. 1. Chú ý tới thời gian của bữa: Nhiều bậc phụ huynh thường thắc mắc vì sao con ở trường ăn ngoan vậy mà về nhà lại nhất định không chịu ăn. Không phải vì bạn nấu không ngon bằng các cô giáo mà vì tại trường, trẻ phải tuân theo thời gian biểu, đến bữa trẻ buộc phải ngồi vào bàn ăn. Chính thói quen này buộc trẻ phải làm theo và ăn hết khẩu phần của mình. Tại nhà cũng vậy. Bạn nên ấn định các bữa ăn chính và phụ vào các giờ nhất định và buộc trẻ phải tuân theo. Bạn không nên cho trẻ uống nước quả hoặc ăn bữa phụ ngay gần bữa ăn chính. Khoảng thời gian của hai bữa này ít nhất là 1 giờ đồng hồ. Nếu trẻ thấy đói khi ngồi vào bàn ăn, có thể bé có thêm hào hứng với những món ăn bạn nấu. Bạn cũng nên nhớ trẻ chỉ ăn khi đói nên đừng ép trẻ ăn khi không đói. Nhưng cũng đừng để trẻ mải chơi mà quên ăn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. 2. Giữ bình tĩnh: Dù bạn không hài lòng với thói quen ăn uống cũng như những món bé muốn ăn, bạn cũng không nên cáu giận. Sự giận dữ, dọa nạt của bạn có thể làm trẻ sợ, khiến cho bữa ăn trở nên nặng nề và tình hình ăn uống của trẻ có thể tồi tệ hơn. Hãy giữ bình tĩnh. Nếu trẻ chưa đói lắm, hãy để trẻ đói hơn một chút rồi cho ăn. Ép trẻ ăn ngay lúc đó cũng không tốt. Bị ép buộc nhiều, trẻ sẽ sợ ăn, sợ cả những người ép trẻ ăn và “trận chiến” trên bàn ăn sẽ trở nên nặng nề hơn. 3. Đừng hy vọng nhiều quá: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuổi có một nhu cầu khác nhau về dinh dưỡng. Thường thường, sau 2 tuổi, sự tăng trưởng của bé giảm đi làm bé giảm cảm giác thèm ăn. Chỉ một vài miếng có thể đã làm bé thấy no. 4. Không nên bắt trẻ ăn hết khẩu phần: Chia thức ăn thành những khẩu phần nhỏ và cho bé chọn thức ăn mình thích. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, khi chia nhỏ khẩu phần thức ăn, trẻ sẽ nếm thêm những món khác sau khi ăn hết khẩu phần của mình. Điều này đảm bảo cho trẻ có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Bạn cũng không nên ép trẻ phải ăn hết đồ ăn trên đĩa. Điều này có thể sẽ làm nảy sinh căng thẳng trong bữa ăn. Bạn hãy cho phép trẻ ngừng ăn nếu thấy no và lần sau làm ít hơn khẩu phần ăn cho trẻ. Điều này có thể kích thích trẻ ăn thêm nếu chưa đủ no. 5. Đừng quan trọng vị của món ăn: Trẻ thích tìm hiểu. Màu sắc, hình dáng và hương thơm của mỗi món ăn thu hút trẻ hơn mùi vị rất nhiều. Và khi bày bàn ăn, hãy quan tâm đến việc sắp xếp các món ăn đan xen nhau sao cho cả mâm cơm là một “bức tranh đẹp”. Bức tranh này sẽ tạo thêm hứng thú cho trẻ mỗi khi đến bữa. Ngoài ra, thỉnh thoảng bạn hãy dắt bé đi chợ cùng mình và cho bé chọn các loại hoa quả, đồ ăn mà bé thích. Tất nhiên, bạn không nên mua những loại đồ ăn không tốt cho sức khỏe của bé. Về nhà, bạn hãy nhờ bé tham gia chế biến món ăn cùng bạn. Cắt nhỏ khẩu phần ăn và cắt thức ăn thành những hình bé thích để kích thích việc ăn uống của bé. Bạn cũng nên học nấu những món ăn mới của cùng một loại thực phẩm. 6. Kiên trì với những loại thực phẩm mới: Cũng giống như người lớn, các món ăn mới thường làm bé e dè. Đừng vội ép trẻ ăn ngay. Hãy cho trẻ ngửi, nếm thử một chút để làm quen. Nếu trẻ không thích, bạn có thể chế biến bằng cách khác và bắt đầu cho trẻ thử lại từ đầu. Quá trình này có thể phải lặp đi lặp lại nhiều lần thì bé mới quen được với những món ăn mới. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, có trẻ phải mất 15 – 16 lần mới quen được một loại thức ăn. Chúng có thể nhè thức ăn mới ra nhưng đừng vì thế mà quát trẻ. Hãy để kệ và thử tiếp vào ngày hôm sau. 7. Là một tấm gương tốt: Khi trẻ đến tuổi, bạn nên cho bé ngồi cùng ăn với gia đình. Và khi đó, bạn phải là một tấm gương cho trẻ. Nếu bạn ăn nhiều loại đồ ăn giàu dinh dưỡng thì bé thường làm theo rất nhanh. Dù việc chế biến các món ăn rất vất vả nhưng bạn hãy cố gắng đảm bảo mỗi bữa ăn của cả gia đình có từ 2 món trở lên. 8. Không xao lãng khi ăn: Có đồ chơi và tivi bên cạnh mâm cơm, ắt hẳn trẻ sẽ không cần ăn để dán mắt vào TV hoặc chơi các đồ chơi. Bạn nên kiên quyết tắt TV khi ăn cơm và không để đồ chơi trên bàn ăn. Không nên vì trẻ khóc mà chiều theo ý thích của trẻ. 9. Xem bé thích loại đồ ăn nào hơn cả: Cũng giống như bạn, trẻ có những món ăn yêu thích hơn. Tất nhiên, trong quá trình phát triển, trẻ có vẻ khó tính khi lựa chọn các món ăn, có khi chỉ thích mỗi một món ăn chẳng hạn. Quan sát những món ăn trẻ thích là một cách để khuyến khích trẻ ăn thêm. Bạn nên đảm bảo các món ăn đó sẽ có mặt trong bữa ăn ít nhất một lần mỗi tuần. 10. Không lấy bữa tráng miệng làm phần thưởng: Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là không dỗ trẻ ăn bằng cách hứa thưởng những món tráng miệng theo ý thích của trẻ. Thường món tráng miệng được coi là đồ ăn hấp dẫn nhất với trẻ vì thường là đồ ngọt. Hãy chọn 1 – 2 tối trong tuần cho bé ăn đồ tráng miệng thật ngon, còn các ngày khác thì không. Cố gắng mỗi tuần có từ 2 – 3 bữa tráng miệng là sữa chua hoặc hoa quả. 11. Tham khảo ý kiến chuyên gia: Mỗi trẻ có một sự tăng tưởng và phát triển khác nhau. Dù bề ngoài, chúng rất khỏe mạnh, phát triển tốt nhưng không có nghĩa chúng không bị thiếu chất dinh dưỡng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn lo ngại rằng kén chọn thức ăn sẽ hạn chế sự tăng trưởng và phát triển của trẻ hoặc có vẻ như có một vài loại thực phẩm nào đó có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. . Khi bữa ăn là… trận chiến Trẻ biếng ăn không phải là vấn đề riêng của một gia đình nào cả. Rất nhiều bà mẹ khi đưa con đến các. sinh căng thẳng trong bữa ăn. Bạn hãy cho phép trẻ ngừng ăn nếu thấy no và lần sau làm ít hơn khẩu phần ăn cho trẻ. Điều này có thể kích thích trẻ ăn thêm

Ngày đăng: 24/02/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan