Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn.Phân tích khổ thơ sau đây trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ rất nổi tiếng của H
Trang 1Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn.
Phân tích khổ thơ sau đây trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
của Hàn Mặc Tử.
“Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
(Ngữ văn 11, tập 2, tr.38)
Đáp án - Hướng dẫn làm bài
I Giới thiệu vài nét về hoàn cảnh sáng tác, bài thơ và vị trí đoạn trích
1 Bài thơ được viết ra từ hai nguồn cảm hứng: thứ nhất là cảm hứng đẹp với một ngôi làng vùng quê ven bờ sông Hương, cây cối tốt tươi, thơ mộng Cảm hứng thứ hai, theo nhà thơ Quách Tấn đó là mối tình đơn phương nhiều ước mơ với Hoàng Cúc
2 “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ rất nổi tiếng của Hàn Mặc Tử, in trong tập “Thơ điên”
Bài thơ không chỉ làm rạng danh cho một thi sĩ tài hoa, đa cảm nhưng cuộc đời gặp nhiều cảnh ngộ éo le, bất hạnh mà còn góp phần tô điểm cho một địa danh vốn đã nổi tiếng ở Huế:
“Đây xứ mơ màng, đây xứ thơ”
3 Bài thơ gồm ba khổ: Khổ một là vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi, chứa chan sức sống của khu vườn trong ánh nắng ban mai Khổ hai: bầu trời, sông nước Vĩ Dạ trong tâm trạng buồn, chia li tuyệt vọng và đau đáu một nỗi khát khao gặp gỡ của Hàn Mặc Tử
II Phân tích khổ thơ
1 Phân tích hai câu đầu:
“ Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
Tiếp theo khổ một đặc tả vẻ đẹp trong sáng, thơ mộng, tràn đầy sức sống của vườn thôn Vĩ
Dạ vào một buổi sớm mai, khổ hai đã mở rộng ra khung cảnh bầu trời, sông nước Vĩ Dạ Bài thơ dường như có sự vận động từ ngoại cảnh vào tâm cảnh Vì thế, Bầu trời sông nước cũng
nhuốm đầy tâm trạng thi nhân Cảnh vật xuất hiện với bốn hình ảnh: “gió”, “mây”, “dòng nước”,
“hoa bắp” Hai hình ảnh “gió”, “mây” ở đây trở nên chia lìa, trái tự nhiên, không hòa nhập “gió một đường, mây một nẻo” này được thể hiện theo logic của tâm trạng buồn, cô đơn vì mối tình ở dạng “đơn phương”, “vô vọng” của nhà thơ với Hoàng Cúc Chú ý phân tích các điệp từ, cách
ngắt nhịp câu thơ đã làm nổi bật cảm xúc trên
Câu thơ thứ hai với hai hình ảnh “dòng nước” và “hoa bắp” cũng đã tiếp tục tô đậm thêm
tâm trạng thi nhân: buồn lặng lẽ, hiu hắt, có thể hiểu hai câu thơ ở khổ thơ này vừa tả cảnh, vừa
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1
Trang 2Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn.
tả tình trong cảnh và cả nhịp điệu của cảnh: Tình buồn chia li, sầu tủi, hiu hắt Cảnh êm đềm
phẳng lặng, nhịp điệu cảnh “trầm tư chẳng nơi nào có được” của Huế đẹp và thơ.
2 Phân tích hai câu sau:
Cùng với cảm giác chìa lìa, mạch thơ đã chuyển hẳn một thế giới thôn Vĩ thực và tràn trề ánh nắng ở khổ 1 sang một thế giới mộng, tắm đẫm ánh trăng ở khổ 2:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Trăng dưới ngòi bút tài hoa của Hàn Mặc Tử bỗng trở nên huyền ảo, tràn đầy vũ trụ, tạo nên một không khí nửa thực nửa hư, như trong cõi mộng Trăng vốn là biểu tượng cho cái đẹp, cho hạnh phúc, niềm vui Với Hàn Mặc Tử, trong bối cảnh lúc đó, trăng có ý nghĩa như “một bám víu duy nhất, như người bạn tri âm, tri kỉ”, giờ chỉ còn là nỗi ước ao, khát khao gặp gỡ và nỗi niềm lo âu về sự muộn màng, dang dở Vì thế, câu thơ của Tử cất lên như một câu hỏi đau
đáu, một nỗi niềm day dứt đầy phấp phỏng “Có chở trăng về kịp tối nay?”.
Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh Nguồn: Hocmai.vn
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 2