CÓHAYKHÔNGMỘTHỆTHỐNGCHỮVIẾTHOÀNCHỈNHTHỜI
KỲ VĂNHÓAĐÔNG SƠN?
Theo các cứ liệu lịch sử thì chính những đạo quân xâm lược phương Bắc đã mang chữ Hán vào nước ta vào khoảng năm 111
trước CN nhằm truyền bá vănhóa và đào tạo nên một số quan lại phục vụ cho chính quyền đô hộ. Vậy vấn đề đặt ra là trước đó
nước ta đã cóhệthốngchữviết chưa? và nó như thế nào?
Theo học giả Nguyễn Đổng Chi trong Việt Nam cổvăn học sử đã khẳng định rằng: Người Việtcổ hẳn cóchữviết vì “nói rằng không
thì sẽ là hồ nghi một dân tộc đông và tiến hoa như dân tộc Việt Nam lẽ nào lại khôngcómột thứ văn tự riêng trong khi ba bề bốn
bên người Tàu, Lào, Chàm ai nấy đều có cả. Lại nữa Mường, Thổ là di chủng của Việt Nam cũng đều cóchữviết dùng từ cổ xưa
cho đến giờ”. Ngoài ra trong sách Thanh Hóa quan phong của Vương Duy Trinh có viết: “Tỉnh Thanh Hóa là một châu Quan cóchữ
là chữ Thập châu đó. Người ta thường nói rằng: “Nước ta khôngcó chữ”. Tôi nghĩ rằng không phải, Thập châu vốn là đất nước ta,
trên châu còn có chữ, lẽ nào dưới chợ lại không. Lối chữ châu là lối chữ nước ta đó”. Để chứng minh điều hai học giả trên nêu ra là
việc không phải dễ dàng vì khôngcó những cứ liệu lịch sử rõ ràng và chắc chắn. Chúng ta tin rằng người Việtcổ mà ở đây là một
số dân tộc trong các cư dân thuộc Bách Việtcó thể đã cómột loại văn tự riêng và truyền bá nó cho nhau nhưng do ảnh hưởng của
chính sách cai trị tàn khốc của người Hán cùng với chính sách đồnghóa nên nó đã dần bị mai một và mất đi. Còn ở nước ta, đi
ngược lại dòng lịch sử chúng ta thấy lịch sử hình thành và phát triển quốc gia dân tộc Việt Nam là hệ quả của việc tổ chức xã hội
Việt Nam mà sự tổ chức xã hội này được bắt nguồn từ ba yếu tố cơ bản đó là: thành phần dân số chủ yếu là nông dân; kinh tế chủ
yếu là dựa vào nông nghiệp với phương thức chính là trồng lúa nước; những cư dân Việt sống quần tụ trong một đơn vị xã hội là
làng.
Hệ quả của việc tổ chức xã hội Việt Nam dựa vào ba yếu tố cơ bản nêu trên phần nào tác động và quyết định tới tư duy vănhóa và
khoa học của người Việt. Chúng ta có thể so sánh xã hội người Việt với xã hội của Trung Hoa lúc đó.
Cách đây trên dưới 3000 năm, về cơ bản, ở Trung Hoa dưới thời Thương Chu, ruộng công gần như không còn, người nông dân
chuyển thành tá điền, lệ thuộc vào địa chủ, vào các thủ lĩnh địa phương (tương tự như lãnh chúa ở phương Tây). Chính quyền
trung ương cai quản đất nước thông qua các ông chủcó quyền thực sự về kinh tế này. Người nông dân hầu như không còn có khả
năng tư duy sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật, khoa học…Để bảo vệ chế độ quân chủ chuyên chế này, sớm định hình những hệ tư
tưởng, xã hội lớn, mà Nho giáo là một điển hình và ở mặt vănhóa nghệ thuật, khoa học nhiều khi mang nặng tính áp chế, chính vì
có sức mạnh và tiềm lực về kinh tế trong tay nên ở Trung Quốc đã sớm xuất hiện một tầng lớp quý tộc, lãnh chúa, chính tầng lớp
này là bệ đỡ, là những Mạnh Thường Quân cho nền vănhóa Trung Hoa vì vậy chữviết xuất hiện ở Trung Hoa khá sớm (theo
truyền thuyết là từ thời vua Vũ)…Còn ở Việt Nam từ thế kỷ XVII trở về trước, ruộng công vẫn là chủ yếu và được làng phân chia
theo suất đinh nên không thể xuất hiện tầng lớp quý tộc, đại địa chủ vì vậy văn hóa, nghệ thuật, khoa học nước ta mang nặng tính
dân dã thiếu đi chất hàn lâm - yếu tố cơ bản để huy động tri thức, vì vậy việc sáng tạo ra một bộ chữviết riêng của dân tộc là một
việc quá khó khăn. Việc này đòi hỏi sự nỗ lực của kiến trúc thượng tầng.Thực tế này được coi là lý do cơ bản để dẫn tới kết luận
như sau: Ở vùng lãnh thổ tổ tiên người Việt Nam sinh sống trước khi bị người Hán đô hộ không tồn tạimộthệthốngchữviếthoàn
chỉnh, bởi nếu có thì theo ý kiến riêng của người viết tiểu luận này thì nó nhất định phải xuất hiện trên các trống đồng mà chúng ta
khai quật được. Vì trống đồng là một vật thiêng của cư dân ViệtthờikỳvănhóaĐông Sơn, họ dùng trống làm phương tiện giao tiếp
với thần linh trong các lễ hội và các nghi lễ mang tính tín ngưỡng thì không lý nào nếu cư dân Đông Sơn cómột bộ chữ riêng của
mình mà nó lại không được chạm khắc hay đúc trên chiếc trống này. Hơn nữa theo một số nhà nghiên cứu: cư dân Đông Sơn chủ
yếu sống bằng săn bắt, đánh cá, hái lượm, tuy có nền nông nghiệp nhưng chỉ là dạng lúa ma (lúa nước tự mọc như ở đồng bằng
sông Cửu Long trước kia) còn việc chủđộng cày cấy thì rất ít, và trên diện tích rất nhỏ. Cái gọi là nhà nước Văn Lang và Hùng
Vương cũng chỉ là truyền thuyết vì ở vùng Phú Thọ các nhà khảo cổ cho đến nay vẫn chưa tìm được các dấu tích về thành trì - điều
kiện tất yếu để một chế độ phong kiến được hình thành, vì vậy đời sống của những cư dân Đông Sơn này mang nặng tính thị tộc
chưa hội đủ các yếu tố để có thể huy động các nhân lực, tài lực cho việc sáng tạo ra mộthệthốngchữviết riêng.
Cái độc đáo có lẽ lại nằm ở chỗ dù bị 1000 năm Bắc thuộc nhưng nhân dân ta vẫnkhông bị đồnghóa về tiếng nói, mặc dù số từ
Hán Việtcó chiếm một phần trong số từ vựng của chúng ta, như vậy chúng ta nói tiếng Việt nhưng lại dùng văn tự của Trung Hoa,
chính điều này là minh chứng cho việc uyển chuyển trong tiếp nhận vănhóa dân tộc khác của người dân Việt, khi người dân bản
địa chưa cóhệthốngchữviếthoànchỉnh thì việc vay mượn hệthốngchữ của dân tộc khác nhằm nâng cao vănhóa của dân tộc
mình cũng chính là sự cần thiết và phù hợp. Nhưng người dân Việtkhông tiếp nhận một cách thụ động, việc sau thời tự chủ các
nhà Nho yêu nước cùng các vương triều đã bắt đầu tìm cách xây dựng mộthệthốngchữ mới của dân tộc (chữ Nôm) khác hẳn
chữ Hán cũng là một ví dụ tiêu biểu cho nhận định trên.
. CÓ HAY KHÔNG MỘT HỆ THỐNG CHỮ VIẾT HOÀN CHỈNH THỜI
KỲ VĂN HÓA ĐÔNG SƠN?
Theo các cứ liệu lịch sử thì chính những đạo. trong tiếp nhận văn hóa dân tộc khác của người dân Việt, khi người dân bản
địa chưa có hệ thống chữ viết hoàn chỉnh thì việc vay mượn hệ thống chữ của dân