Uống thuốctheoquảng
cáo: Thói quennguy
hiểm
Bộ Y tế vừa công bố danh mục gồm 30 nhóm thuốc phải kê đơn
và bán theo đơn không được phép quảng cáo, tăng 18 nhóm thuốc
so với danh mục cũ.
Việc tự mua thuốc chữa bệnh mà không cần kê đơn của bác sĩ có thể
gây nguyhiểm cho tính mạng của người bệnh, nhất là trẻ nhỏ. Theo
giới chuyên môn, quảng cáo thuốc trên truyền hình, báo chí, tờ rơi
ngày càng nhiều với đủ các chủng loại thuốc như thuốc bôi, thuốc
uống đến “thần dược” giảm cân, thậm chí có cả những loại thuốc bị
cấm quảng cáo.
Suýt tử vong do tự ý dùng thuốc
Từ đầu năm 2008 đến nay, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 TPHCM đã
tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhập viện do ngộ độc thuốc, trong đó
có 3 ca do người nhà tự ý cho trẻ uốngthuốctheoquảng cáo.
Bệnh nhi L.T.H.L, 9 tuổi, được đưa vào BV trong tình trạng vật vã
bứt rứt, tiếp xúc kém, nói nhảm, đỏ da mặt và toàn thân, quơ quào tay
chân, đồng tử dãn to 4 - 5mm (bình thường 2 - 3mm), nhịp tim nhanh,
tăng thân nhiệt sau khi uống 2 liềuthuốc cách nhau 3 giờ. Trước đó
một ngày, bệnh nhi này bị sốt, ho, sổ mũi, ói nên người nhà đã cho em
uống 4 loại thuốc bao gồm Amoxicillin 500mg, Terfanedine 60mg,
Paracetamol 325mg, Alumina (tự mua ở hiệu thuốc tây). Các bác sĩ
chẩn đoán em uống quá liềuthuốc tác dụng kháng đối giao cảm do
loại thuốc Terfanedine và Alumina (có chứa atropine sulfate 0,2mg)
gây ra.
Bệnh nhi khác là N. D. Kh, 6 tháng tuổi, nhập viện do uốngthuốc quá
liều nhằm điều trị nôn trớ khi bú, sau một giờ bị trợn mắt, ưỡn cổ, ưỡn
người. Các bác sĩ cho biết đây là tác dụng phụ của thuốc chống nôn
Metoclopramide (biệt dược là primperan). Thay vì cho trẻ uống chỉ
1/20 viên (0,1mg/kg/lần, trẻ 6 kg), người nhà cho trẻ uống 1/4 viên vì
tự ý mua ở hiệu thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ nên đã gây ra
tác dụng phụ của thuốc do quá liều. Bệnh nhi được người nhà đưa cấp
cứu kịp thời nên đã vượt qua cơn nguy hiểm.
Thuốc được quảng cáo ngày càng nhiều
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai,
phản ứng thuốc nếu nhẹ chỉ là nổi mề đay, mẩn ngứa, hoại tử da ;
nặng hơn, bệnh nhân có thể tử vong. Đáng nói là nhiều trường hợp bị
phản ứng từ chính những thuốc được phép quảng cáo như: thuốc cảm
cúm, giảm đau.
TS Nguyễn Tiến Dũng cảnh báo, ngay cả đối với những loại thuốc
như Decolgel, việc dùng thuốc cũng cần có chỉ định và hiểu biết. Nếu
dùng quá thời gian cho phép có thể gây hoại tử gan và ảnh hưởng đến
tính mạng người sử dụng. Tình trạng dị ứng thuốc có thể xảy ra với
bất kỳ loại thuốc nào từ thuốc uống, bôi, tiêm. Thậm chí thuốc bổ, nhỏ
mũi, nhỏ mắt cũng có thể gây dị ứng với người dùng
Thực tế có nhiều loại thuốc không được phép quảng cáo nhưng doanh
nghiệp vẫn tìm cách thông tin đến bệnh nhân thông qua bác sĩ hoặc
quảng cáo bằng tờ rơi rải tại các hiệu thuốc. Thậm chí nhiều doanh
nghiệp dược quảng cáo trá hình bằng các bài viết hướng dẫn cách
phòng chữa bệnh, thư cảm ơn của bệnh nhân Theo GS.TS Nguyễn
Năng An, Chủ tịch Hội Hen, Dị ứng, Miễn dịch lâm sàng VN, hiện
các loại thuốc đông, tây y được quảng cáo rầm rộ về những tác dụng
“thần kỳ” trên các phương tiện thông tin đại chúng khiến nhiều người
khi có bệnh đã tự ý tìm mua thuốc về điều trị mà không cần có chỉ
định của bác sĩ.
Bộ Y tế vừa công bố danh mục gồm 30 nhóm thuốc phải kê đơn và
bán theo đơn, tăng 18 nhóm thuốc so với danh mục cũ, trong đó có
những nhóm thuốc trước đây vốn được mua bán tự do. Những loại
thuốc nằm trong danh mục thuốc kê đơn và bán theo đơn không được
phép quảng cáo.
.
Uống thuốc theo quảng
cáo: Thói quen nguy
hiểm
Bộ Y tế vừa công bố danh mục gồm 30 nhóm thuốc phải kê đơn
và bán theo đơn không được phép quảng. nhỏ. Theo
giới chuyên môn, quảng cáo thuốc trên truyền hình, báo chí, tờ rơi
ngày càng nhiều với đủ các chủng loại thuốc như thuốc bôi, thuốc
uống đến