CảmxúcXuânTếttrong thơ cổđiển
Thơ cổ nhất còn lưu bản thảo đến được thời ta là thơ đời Lý. Thơ đời Lý mạnh
ở chủ đề triết học, con người đối diện với hư vô, thơ thường do các nhà sư viết hay
bàn về cái mất còn bản thể luận. Bút pháp ưa dùng là bút pháp tổng hợp, khái quát, rất
ít miêu tả cụ thể. Muốn tìm trongthơ dấu vết phong tục tập quán ăn tết của tổ tiên ta
thời Lý thì khó lắm.
Nói đến thơxuân thời Lý, người ta hay nhắc đến bài Có bệnh bảo mọi
người (Cáo tật thị chúng) của thiền sư Mãn Giác (tên thật Lý Trường 1052-1096). Bài
thơ chỉ nói quy luật lạnh lùng của thời gian và ý chí vượt lên của con người:
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai.
Thơ cho thấy một ý tưởng hơn là thấy một cảnh sống. Nhưng hình ảnh cành
mai sáng thanh khiết ở cuối bài đã lưu lại ấn tượng xuân sắc của thơ ca đời Lý.
Đến đời Trần, chuyện đánh giặc cứu nước, hào khí cha ông, cho đến khung
cảnh làng mạc đời thường đã ít nhiều có mặt trong thơ, dù vẫn còn nhiều ước lệ. Trần
Nhân Tông (1258-1308), ông vua anh hùng, ông vua thi sĩ và vị tổ thứ nhất Thiền phái
Trúc Lâm, viết khá nhiều thơ xuân, thán phục lẽ lớn của tạo vật nhưng cũng bộc lộ
những quan sát đời thực đầy cảm hứng.
Bài thơ Sáng xuân (Xuân hiểu) với hình ảnh đôi bướm trắng phần phật cánh
bay sấn đến với hoa cho thấy niềm cảm mến trần thế của tác giả. Âm hưởng hạnh
phúc tạo nên chất thơ đã nảy sinh từ nội tâm tác giả, Ông thấy là bướm bay sấn đến
chứ không chỉ là bay đến với hoa. Cái vồ vập ấy là của người, truyền cho tạo vật.
Cuối đời Trần, đọc đến thơ Phạm Nhữ Dực, người sống cùng thời với Nguyễn
Phi Khanh, thì chất liệu sinh động của đời sống tràn vào thơ đã thay nhiều cho ước lệ.
Trong bài Lập Xuân đã thấy công việc đồng áng, lễ tiết: cuối tháng chạp hai vụ đã
xong, đồ lễ tiết lập xuâncó con én bằng giấy màu và con trâu đất nặn, mong ước lớn
nhất của người dân là mong được mùa. Đây cũng là khuynh hướng phát triển chung
của thơ: tiến đến đời sống thực cả chất liệu lẫn chủ đề. Sau này, đến thời hiện đại, mỗi
lần cách tân là một lần thơ tìm cách xâm chiếm hiện thực rộng hơn, đậm đặc hơn, đến
mức phá bỏ cả vần điệu, nhất là ở giai đoạn đầu của các cuộc cách tân, để mở rộng
sức ôm vào hiện thực.
Sang đến Nguyễn Trãi (1380-1442), đời sống thế sự lặn vào nội tâm con người
và thơ đã diễn đạt tới mức tinh tế, sâu sắc. Hai câu thơ Nôm Nguyễn Trãi viết đêm
giao thừa là một dẫn chứng:
Chong đèn trực tuổi đau con mắt
Đốt trúc khua na đắng lỗ tai.
Thức khuya đợi giao thừa thì cay mắt. Nhưng nghe pháo trúc nổ để xua tà ma
mà đắng tai thì quả mới thấy ở Nguyễn Trái. Cay, đắng dóng vào nhau thành lập ý:
mỗi năm sống, nỗi đời cay đắng lại thêm một lần thấm vào giác quan ta. Thơxuân
thời xưa thường buồn. Cái buồn của năm tháng, dâu bể, nhưng lại ngấm vào cảnh vật,
vào thời tiết gió bấc mưa phùn, đồng nội hoang vu, khói sương mờ ảo của tiết xuân.
Nguyễn Trãi nhìn cái bến đò ngoài trại, thấy cỏ xanh như khói, thấy đồng nội hoang
vu người đi ít, thấy con thuyền nằm trên cát ngủ suốt ngày. Thuyền nằm trên cát, là
thuyền đã kéo lên bờ, do mùa hanh khô nước sông cạn lắm. Sau Nguyễn Trãi năm thế
kỷ, Nguyễn Bính cũng thấy con thuyền trên cát ấy. Khung cảnh thành một nét xuâncố
hữu bền chắc của đồng bằng Bắc Bộ, thấy thân thuộc quá:
Có chiếc thuyền nằm trên cát mịn
Có đàn trâu trắng lội ngang sông.
Đã nghe trongthơ Nguyễn Trãi, bài Mộ xuân tức sự, tiếng cuốc cuối xuân kêu
gấp giục hoa xoan nở. Chi tiết ấy còn thấy trongthơ làng quê của Anh Thơ, Nguyễn
Bính sau này.
Nguyễn Du là nhà thơ trữ tình lớn. Cảnh của thơ ông là cảnh của tâm trạng.
Ông coi trọng hiện thực tâm hồn hơn hiện thực ngoại cảnh. Thơ Nguyễn Du buồn.
Thơ xuân như lại càng buồn. Tết nhất người ta đoàn tụ thì ông tha hương, bệnh tật.
Đêm đầu xuân mở cửa thấy trời đất tối đen nhà thơ hỏi ánh thiều quang ở đâu? Mùa
xuân với ông là Giọt lệ dưới đèn của người nhiều năm lữ thứ(Ky lữ đa niên đăng hạ
lệ) là Nỗi lòng trên vầng trăng của kẻ nghìn dặm xa nhà (Gia hương thiên lý nguyệt
trung tâm). Bài thơ viết ở Thái Bình, giai đoạn ông tá túc nhà ông anh vợ ở Quỳnh
Côi, nhưng trong bài thơ ông lại nghe vang một tiếng sóng lạnh của sông Lam tít tận
quê nhà, tiếng sóng tiễn đi cả kim lẫn cổ. Thơxuân mà buồn sâu thẳm như thế chưa
thấy ở ai. Nỗi buồn ấy khó tả rõ, bạn đọc lắng lòng lại mà cảm nghe tâm hồn Nguyễn
Du đêm ấy:
Nước sông Lam phía ngoài thôn Nam Đài,
Một phiến sóng lạnh tiễn đưa kim cổ.
(Nam Đài thôn ngoại Long Giang thủy
Nhất phiến hàn thanh tống cổ kim).
Lùng mãi trongthơxuântết Nguyễn Du, mới gặp một nét xuân làng mạc thời
đó:
Ông già hàng xóm loanh quanh ở miếu đầu thôn
Uống hết be rượu, ăn hai quả cam, say chưa về
(Lân ông bôn tẩu thôn tiền miếu
Đẩu tửu song cam, túy bất hồi).
Nhân vật ông hàng xóm ấy đúng là người của tết nhất, vui đâu chầu đấy, cái
miếu đầu thôn ngày tết thời ấy là chỗ mấy ông trong làng quanh năm tất bật bây giờ
được hào hứng gặp nhau. Chỉ một nét thôi mà thấy ấm áp văn hóa làng xã một thời xa.
Thơ tết Hồ Xuân Hương điển hình nhất có lẽ lại là bài thơ về một trò chơi ngày
tết: đánh đu. Cái đu tám cột bằng tre tươi, nơi thu hút đông nhất trai làng gái làng thời
xưa. Họ đến để đánh đu, và xem người ta đu, họ đến để xem nhau. Thú là thú thị giác.
Chỗ tập trung của bài thơ, bốn câu giữa, chính là một bức tranh. Đường nét mềm mại,
màu sắc tươi tắn. Những chỗ đáng vẽ đều vẽ rất đẹp. Tranh rất động, nào đu nào uốn,
gối hạc lưng ong, bốn mảnh quần hồng, hai hàng chân ngọc rất sang trọng và gợi
cảm. Hai câu kết của bài thơ nói đúng vào tình thế hậu trò chơi của đu. Nhưng lời
khuyên là cho chuyện khác. Ai cũng thấy nhưng quả khó nói. Cái lời khuyên ấy bây
giờ văn minh lại hóa ra càng thời sự:
Chơi xuâncó biết xuân chăng tá
Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không.
Đến Nguyễn Khuyến (1835-1909) thì cảnh sắc nông thôn, phong tục tâm lý
người dân quê ăn tết đón xuân đã hiện rõ lắm. Đọc thơ như được sống trong không
gian, thời gian thuở ấy. Giở giời mưa bụi còn hơi rét. Cái thời tiết mưa phùn gió bấc,
phiên chợ tất niên chợ làng họp ngoài cánh đồng:
Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng
Năm nay chợ họp có đông không?
Giọng thơ nghe chơi vơi tâm trạng người tha hương hoài niệm một tập tục của
quê nhà. Nguyễn Khuyến rất giỏi chi tiết. Chi tiết ông chọn như dấu ấn của thời cuộc
lại như những ấn tượng không thể quên của đời người:
Hàng quán người về nghe xáo xác
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
Ở bài Khai bút cái tiếng trống ình ịch ẩm hơi mưa bụi cũng rất tinh tế:
Ình ịch đêm qua trống các làng
Hình ảnh thơ lưu giữ một tư thế khai bút của nhà thơ:
Rượu ngon nhắp giọng đưa vài chén
Bút mới xô tay thử một hàng.
Rượu thì nhắp giọng từ tốn. Bút thì xô tay hào hứng. Tư thế tài tử và tài hoa.
Rồi, ngoài lũy trong ao. Có cả tên người cụ thể, cụ tổng, thầy nhang. Người địa
phương đọc chắc thích lắm. Cung cách ăn tết này giờ không còn, càng thấy quý chất
tư liệu cụ Tam nguyên Yên Đổ lưu giữ. Nhưng quý hơn là cái chất tâm hồn ông đại
khoa về ở ẩn. Nguyễn Khuyến cũng có nỗi khắc khoải như Nguyễn Du:
Nhìn xem phong cảnh đều như cũ
Đố biết thiều quang ở chỗ nào.
Nguyễn Khuyến mang nỗi đau buồn người trí thức mất nước. Ngày xuân thấy
các con vui với xuân, ông nhẹ nhàng trách: Ta lẩn thẩn không biết lấy gì đền cho năm
tháng trôi đi. Mà sao các con đàn hát say sưa thế. Trong cái đêm ba mươi tết sang tuổi
năm mươi nhăm, tóc bắt đầu bạc, mắt đau nặng hơn, Nguyễn Khuyến ngồi dưới bóng
đèn, lặng lẽ rót rượu uống một mình. Ông nhận xét: người nghèo chỉ có đêm nay là
không phải lo. Không phải lo vì không có gì để kiếm và cũng không bị ai hành hạ,
người ta còn bận đón xuân. Nhưng lòng ông thì đầy nghĩ ngợi cho năm tháng đời
mình. Câu thơ kết đúng là thơ của đêm giao thừa:
Một câu thi hứng kéo liền hai năm.
(Nhất cú liên niên hứng vị cùng)
Không thể kể hết dù chỉ riêngthơ xuântết của các nhà thơcổ điển, bài viết xin
được khép lại bằng bài thơ Bài ca chúc tết thanh niên, viết năm 1927 của Phan Bội
Châu (1867-1940), người đỗ giải nguyên năm 1900. Thơ Phan Bội Châu mang thể
cách cổ điển, nhưng phẩm cách lại thuộc vào những tư tưởng mới của thời đại. Bài thơ
chúc tết này là bài thơ đánh thức, lay gọi tuổi trẻ:
Dậy! Dậy! Dậy!
( )
Xuân ơi xuân! Xuâncó biết cho chăng
Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng.
Ông mang nỗi thẹn buồn tủi của người mất nước và mang cả nỗi chua với xót
của hai mươi năm bôn ba mà chưa đến đích, để kêu gọi thanh niên xúm vai vào xốc
vác cựu giang sơn. Lời chúc tết thống thiết lòng yêu nước và cũng sôi nổi ý chí chiến
đấu. Ông già Bến Ngự chân tình khuyên nhủ tuổi trẻ những việc cụ thể để rèn luyện ý
chí, sống cuộc sống có ích cho dân nước:
Đừng ham chơi, ham mặc, ham ăn
Dựng gan óc để đánh tan sắt lửa.
Bài thơ năm mới kết thúc bằng lời chúc đổi mới, thật sự đổi mới của ông già
tuổi đã sáu mươi:
Mới thế này là mới hỡi chư quân
Chữ rằng: nhật nhật tân, hựu nhật tân!
. Cảm xúc Xuân Tết trong thơ cổ điển
Thơ cổ nhất còn lưu bản thảo đến được thời ta là thơ đời Lý. Thơ đời Lý mạnh
ở chủ đề.
Không thể kể hết dù chỉ riêngthơ xuân tết của các nhà thơ cổ điển, bài viết xin
được khép lại bằng bài thơ Bài ca chúc tết thanh niên, viết năm 1927