Bài tập hóa học ôn thi đại học 2014

63 461 0
Bài tập hóa học ôn thi đại học 2014

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vấn đề 1 : CẤU TẠO NGUYÊN TỬ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC, LIÊN KẾT HÓA HỌC 1 Điều khẳng định nào sau đây là sai ? A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron. B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron. C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N). D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron. 2. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e. B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt nơtron. D. D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron. 3. Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt. Kí hiệu của A là A. K 38 19 B. K 39 19 C. K 39 20 D. K 38 20 4. Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 155 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Số khối của nguyên tử đó là A. 119 B. 113 C. 112 D. 108 5. Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 82 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của nguyên tử đó là A. 57 B. 56 C. 55 D. 65 6. Một nguyên tử có số hiệu là 29 và số khối bằng 6 Nguyên tử đó có : A. 90 nơtron B. 29 electron C. 61 electron D. 61 nơtron 7. Mệnh đề nào sau đây không đúng ? (1) Số điện tích hạt nhân đặc trưng cho 1 nguyên tố. (2) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton. (3) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron. (4) Chỉ có trong nguyên tử oxi mới có 8 electron. A. 3 và 4 B. 1 và 3 C. 4 D. 3 8. Cho ba nguyên tử có kí hiệu là Mg 24 12 , Mg 25 12 , Mg 26 12 . Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14 B. Đây là 3 đồng vị. C. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg. D. Hạt nhân của mỗi nguyên tử đều có 12 proton. 9. Nitơ trong thiên nhiên là hỗn hợp gồm hai đồng vị là N 14 7 (99,63%) và N 15 7 (0,37%). Nguyên tử khối trung bình của nitơ là A. 14,7 B. 14,0 C. 14,4 D. 13,7 10. Nguyên tử Al 27 13 có : A. 13p, 13e, 14n. B. 13p, 14e, 14n. C. 13p, 14e, 13n. D. 14p, 14e, 13n. 11 Nguyên tố Cu có hai đồng vị bền là Cu 63 29 và Cu 65 29 . Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Tỉ lệ % đồng vị Cu 63 29 , Cu 65 29 lần lượt là A. 70% và 30% B. 27% và 73% C. 73% và 27% D. 64% và 36 % 12. Các ion sau : Na + , F  , Mg 2+ , Al 3+ giống nhau về A. số e B. bán kính C. số khối D. số p 13. Hình dạng nào là của obitan p ? A. B. C. D. 14. Một cation R + có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p 6 . Cờu hình e phân lớp ngoài cùng của nguyên tử R là A. 3s 2 B. 3p 1 C. 3s 1 D. 2p 5 15. Một obitan có chứa 2 electron thì 2 electron đó được gọi là A. electron độc thân. B. electron ghép đôi. C. electron tối đa. D. electron bão hòa. 16. Nguyên tử của nguyên tố A có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 4s Vậy nguyên tố A là A. kali. B. đồng. C. crom. D. cả A, B, C đều đúng. 17. Obitan nguyên tử là A. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà có thể xác định được vị trí của e chính xác. B. khu vực không gian xung quanh hạt nhân ở đó khả năng có mặt e là lớn nhất. C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân. D. khối cầu nhận nguyên tử làm tâm. 18. Trong nguyên tử cacbon, hai electron 2p được phân bố trên 2 obitan p khác nhau và được biểu diễn bằng 2 mũi tên cùng chiều. Điều này được áp dụng bởi: A. Nguyên lý Pau-li. B. Quy tắc Hun. C. Nguyên lí vững bền. D. Nguyên lí vững bền và quy tắc Hun. 19. Với ba đồng vị của hiđro và ba đồng vị của oxi có thể tạo thành bao nhiêu loại phân tử nước khác nhau ? A. 18. B. 9. C. 16. D. 12. 20. Một nguyên tử X có số hiệu nguyên tử Z =19. Số lớp electron trong nguyên tử X là A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. 21 Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố có số hiệu bằng 7 có mấy electron độc thân ? A. 3 B. 5 C. 2 D. 1 22. Cho các nguyên tử có số hiệu tương ứng là X (Z 1 = 11), Y (Z 2 = 14), Z (Z 3 = 17), T (Z 4 = 20), R (Z 5 = 10). Các nguyên tử là kim loại gồm : A. Y, Z, T. B. Y, T, R. C. X, Y, T. D. X, T. 23. Nguyên tử của nguyên tố nhôm có 13e và cấu hình electron là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p Kết luận nào sau đây đúng ? A. Lớp electron ngoài cùng của nhôm có 3e. B. Lớp electron ngoài cùng của nhôm có 1e. C. Lớp L (lớp thứ 2) của nhôm có 3e. D. Lớp L (lớp thứ 2) của nhôm có 3e hay nói cách khác là lớp electron ngoài cùng của nhôm có 3e. 24. Ion X 2- và M 3+ đều có cấu hình electron là 1s 2 2s 2 2p 6 . X, M là những nguyên tử nào sau đây ? A. F, Ca B. O, Al C. S, Al D. O, Mg 25. Các nguyên tử có Z  20, thoả mãn điều kiện có 2e độc thân lớp ngoài cùng là A. Ca, Mg, Na, K B. Ca, Mg, C, Si C. C, Si, O, S D. O, S, Cl, F 26. Ion M 3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d 5 . Vậy cấu hình electron của M là A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 3d 8 B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 4s 2 C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 8 D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5 4s 2 4p 1 27. Nguyên tử M có điện tích hạt nhân là 3,2.10 -18 C. Cấu hình electron của ion M 2+ là A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 C. 1s 2 2s 2 2p 6 D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 28. Mức năng lượng của các electron trên các phân lớp s, p, d thuộc cùng một lớp được xếp theo thứ tự : A. d < s < p. B. p < s < d. C. s < p < d. D. s < d < p. 29. Cho biết cấu hình electron của các nguyên tố X : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 ; Y : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 ; Z : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 . Nguyên tố nào là kim loại ? A. X B. Y C. Z D. X và Y 30. Cation R + có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p 6 . Vậy cấu hình electron của nguyên tử R là A. 1s 2 2s 2 2p 5 B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 3 1 Mệnh đề nào sau đây là đúng ? A. Trong chu kì, các nguyên tố đều có số proton bằng nhau. B. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều nguyên tử khối tăng dần. C. Trong chu kì nguyên tử của các nguyên tố đều có số e lớp ngoài cùng bằng nhau. D. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. 32. Nguyên tử canxi có kí hiệu là Ca 40 20 . Phát biểu nào sau đây sai ? A. Nguyên tử Ca có 2electron lớp ngoài cùng. B. Số hiệu nguyên tử của Ca là 20. C. Canxi ở ô thứ 20 trong bảng tuần hoàn. D. Tổng số hạt cơ bản của canxi là 40. 33. Việc xác định được sự giống nhau về tính chất của các nguyên tố giúp chúng ta học tập một cách đơn giản hơn. Cặp nguyên tố nào sau đây có tính chất giống nhau nhất? A. S và Cl B. Na và K C. Al và Mg D. Bo và N 34. Theo quy luật tuần hoàn thì dự đoán nào sau đây đúng ? A. Flo là phi kim mạnh nhất. B. Na là kim loại mạnh nhất. C. Kim loại yếu nhất là cesi. D. Phi kim mạnh nhất là iot. 35. Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 28 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là A. X 16 8 B. X 19 9 C. X 10 9 D. X 18 9 36. Ion X 2+ có cấu hình electron 1s 2 2s 2 2p 6 . Vị trí của X trong bảng tuần hoàn (chu kì, nhóm) là A. Chu kì 3, nhóm IIA B. Chu kì, nhóm VIA C. Chu kì , nhóm VIIA D. Chu kì, nhóm IA 37. Ion Y  có cấu hình electron 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 . Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn (chu kì, nhóm) là A. Chu kì 3, nhóm VIIA B. Chu kì 3, nhóm VIA C. Chu kì 4, nhóm IA D. Chu kì 4, nhóm IIA 38. Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố A, B và có phân tử khối là 76, A và B có số oxi hoá dương cao nhất trong các oxit là +n 0 và +m 0 và có số oxi hoá âm trong các hợp chất với hiđro là n H và m H thoả mãn các điều kiện  n 0  =  n H  và  m 0  = 3 m H . Biết rằng A có số oxi hoá cao nhất trong X. Trong bảng tuần hoàn, A thuộc A. Chu kì 2, nhóm IVA. B. Chu kì 2, nhóm VA. C. Chu kì 3, nhóm IA. D. Chu kì 4, nhóm IIA. 39. Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố A, B và có phân tử khối là 76, A và B có số oxi hoá dương cao nhất trong các oxit là n 0 và m 0 và có số oxi hoá âm trong các hợp chất với hiđro là n H và m H thoả mãn các điều kiện  n 0  =  n H  và  m 0  = 3 m H . Biết rằng A có số oxi hoá cao nhất trong X. Trong bảng tuần hoàn, B thuộc : A. Chu kì 2, nhóm VIA. B. Chu kì 3, nhóm VA. C. Chu kì 3, nhóm VIA. D. Chu kì 4, nhóm VIIA. 40. Cho 3 nguyên tố A, M, X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng (n = 3) tương ứng là ns 1 , ns 2 np 1 , ns 2 np 5 . Phát biểu nào sau đây sai ? A. A, M, X lần lượt là ở các ô thứ 11, 13 và 17 của bảng tuần hoàn. B. A, M, X đều thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn. C. A, M, X thuộc nhóm IA, IIIA và VIIA của bảng tuần hoàn. D. Trong ba nguyên tố, chỉ có X tạo được hợp chất với hiđro. 4 1 Ion nào sau đây có 32 electron ? A. NO 3  B. CO 3 2 C. SO 3 2 D. NO 3  và CO 3 2 42. Hai nguyên tử X, Y liên kết với nhau bằng cặp electron của riêng X. Kiểu liên kết hóa học đó là A. Liên kết cho-nhận. B. Liên kết ion. C. Liên kết kim loại. D. Liên kết hiđro. 43. Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hoá trị phân cực nhất ? A. NH 3 B. HCl C. HF D. H 2 O 44. Dãy hợp chất nào sau đây chỉ có liên kết ion ? A. CO, H 2 O, CuO. B. KCl, NaNO 3 , MgO C. CaSO 4 , K 2 O, NaCl D. CaO, MgCl 2 , KBr 45. Cho các muối sau : (NH 4 ) 2 SO 4 , (NH 4 ) 2 SO 3 , (NH 4 ) 2 CO 3 , (NH 4 ) 2 HPO 4 . Cặp muối nào có số electron trong phân tử bằng nhau ? A. (NH 4 ) 2 SO 4 và (NH 4 ) 2 HPO 4 B. (NH 4 ) 2 SO 4 và (NH 4 ) 2 CO 3 C. (NH 4 ) 2 HPO 4 và (NH 4 ) 2 SO 3 D. (NH 4 ) 2 SO 3 và (NH 4 ) 2 CO 3 46. Khí nào sau đây dễ tan trong nước nhất ? A. CH 4 B. CO 2 C. NH 3 D. O 2 47. Hợp chất nào dưới đây có liên kết cho-nhận ? A. H 2 O B. HNO 3 C. NH 3 D. BF 3 48. Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức R 2 O 5 . Nguyên tố R ở dạng đơn chất tương đối trơ ở điều kiện thường. R là A. magie B. Photpho C. nitơ D. cacbon 49. Nếu chất nguyên chất dẫn điện tốt ở trạng thái lỏng và dung dịch, nhưng không dẫn điện ở trạng thái rắn, thì chất đó là A. hợp chất cộng hoá trị. B. hợp chất ion. C. đơn chất kim loại. D. đơn chất phi kim. 50. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố X có dạng XH 4 . Trong oxit cao nhất với oxi, X chiếm 46,67% về khối lượng. X là A. Cacbon B. Chì C. Lưu huỳnh D. Silic Vấn đề 2 : Dung dịch và chất điện li Câu 1. Dãy các chất nào sau đây chỉ bao gồm các chất điện li mạnh ? A. HCl, NaOH, FeCl 3 , AgNO 3 . B. H 2 SO 4 , H 2 S, KOH, NaCl. C. CaSO 4 , Cu(NO 3 ) 2 , Ba(OH) 2 , Zn(NO 3 ) 2 . D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 2. Theo Brontsted, định nghĩa axit, bazơ nào sau đây là đúng ? A. Axit là chất có khả năng tạo H + khi tan trong H 2 O. B. Axit là chất có khả năng tdụng với kim loại tạo H 2 ; bazơ là chất có khả năng tdụng axit tạo muối. C. Axit là chất có khả năng cho proton ; bazơ là chất có khả năng nhận proton. D. Cả A và C đều đúng. Câu 3. Chọn kết luận luôn chính xác trong số các nhận định sau ? A. Các axit đều là chất điện li mạnh. B. Trong thành phần của axit phải luôn có hiđro. C. Dd có chứa H + hay H 3 O + là dd axit. D. Dung dịch axit thì luôn chứa H + hay H 3 O + . Câu 4. Dung dịch chứa x mol K + , y mol NH 4 + , a mol PO 4 3– và b mol S 2– . Biểu thức liên hệ giữa số mol các ion là A. x + y = a +b. B. x + y = 3a + 2b. C. 2x + 3y = a + b. D. Không xác định được. Câu 5. Hãy chọn định nghĩa đúng nhất về muối trung hoà. A. Muối trung hoà là muối trong thành phần phân tử không có hiđro. B. Muối trung hoà là muối trong anion gốc axit không có hiđro. C. Muối trung hoà là muối không có khả năng cho proton. D. Muối trung hoà là muối mà anion gốc axit không có khả năng cho proton. Câu 6. Hãy chọn định nghĩa đúng nhất về muối axit. A. Muối axit là muối trong thành phần phân tử có hiđro. B. Muối axit là muối trong anion gốc axit có hiđro. C. Muối axit là muối có khả năng cho proton. D. Muối axit là muối mà anion gốc axit có khả năng cho proton. Câu 7. Hãy chọn định nghĩa đúng nhất về hiđroxit lưỡng tính. A. Hiđroxit lưỡng tính là bazơ của các kim loại lưỡng tính như Al, Zn, Cr (III), … B. Hiđroxit lưỡng tính là chất vừa có khả năng tdụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. C. Hiđroxit lưỡng tính là chất vừa có khả năng tdụng được với axit, vừa tdụng được với bazơ kiềm. D. Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit vừa có khả năng cho proton vừa có khả năng nhận proton. Câu 8. Chọn câu đúng nhất. A. NH 3 là một bazơ. B. HCO 3 – là một bazơ.C. Al(OH) 3 là bazơ lưỡng tính.D. Cả A và C đều đúng. Câu 9. Trong dung môi H 2 O, dãy nào sau đây chỉ bao gồm các chất đều là axit ? A. Fe 2+ , HSO 4 – , S 2– , HCl. B. HSO 4 – , Al 3+ , Cu 2+ , HBr. C. CO 3 2– , NH 4 + , HCl, HBr. D. Cả A và B đều đúng. Câu 10. Dãy nào sau đây chỉ bao gồm các chất (phân tử, ion) lưỡng tính ? A. HSO 4 – , CO 3 2– , Al(OH) 3 , Zn(OH) 2 . B. HCO 3 – , Cr(OH) 3 , HS – , HPO 4 2– . C. Cr(OH) 3 , HS – , Al 2 O 3 , ClO 4 – . D. Al(OH) 3 , Zn(OH) 2 , Cl – , Al 2 O 3 . Câu 11. Cô cạn dd muối có chứa các ion Na + , K + , Cl – , 3 HCO  thì thu được hỗn hợp gồm A. NaCl, KCl, Na 2 CO 3 , K 2 CO 3 . B. KCl, NaCl, NaHCO 3 , KHCO 3 . C. NaCl, KHCO 3 . D. KCl, NaHCO 3 . Câu 12. Cần lấy hai muối magie sunfat và nhôm sunfat với tỉ lệ mol tương ứng như thế nào để pha chế được hai dung dịch có chứa cùng số mol ion sunfat ? A. 3 : 1. B. 1 : 3. C. 1 : 2. D. 2 : 1. Câu 13. Những ion nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch ? A. Na + , Cu 2+ , Cl – , OH – . B. K + , Fe 2+ , Cl – , 2 4 SO  . C. K + , Ba 2+ , Cl – , 2 4 SO  . D. H + , Na + , OH – , Cl – . Câu 14. Có ba dung dịch : kali clorua, kẽm sunfat, kali sunfit. Chọn một thuốc thử có thể dùng để nhận biết ba dung dịch trên thuận lợi nhất. A. dung dịch BaCl 2 . B. quỳ tím. C. dung dịch HCl. D. dung dịch H 2 SO 4 . Câu 15. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi : A. Các chất tham gia phản ứng phải là những chất dễ tan. B. Một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ của chúng. C. Sản phẩm tạo thành có ít nhất một chất điện li, chất kết tủa hay chất điện li yếu. D. Các chất tham gia phản ứng phải là chất điện li mạnh. Câu 16. Để phân biệt các dung dịch riêng biệt : K 2 CO 3 , KCl, ZnCl 2 ta có thể dùng : A. quỳ tím. B. dung dịch Ba(OH) 2 . C. cả A và B đều đúng. D. tất cả đều sai. Câu 17 Dãy chất nào sau đây mà tất cả các muối trong dãy đều bị thuỷ phân ? A. Na 3 PO 4 ; Ba(NO 3 ) 2 ; KCl. B. Ba(NO 3 ) 2 ; FeCl 2 ; CH 3 COONa. C. Al(NO 3 ) 3 ; K 2 SO 4 ; KHCO. D. AlCl 3 ; K 3 PO 4 ; Na 2 SO 3 . Câu 18. Dãy tất cả các muối đều bị thuỷ phân là : A. Na 3 PO 4 , Ba(NO 3 ) 2 , KCl. B. K 2 S, KHS, KHSO 4 . C. K 2 CO 3 , KHCO 3 , KBr. D. AlCl 3 , CH 3 COONa, K 2 SO 3 . Câu 19. Trộn lẫn các dung dịch sau : (1) FeSO 4 và Ba(OH) 2 (2) Ba(HCO 3 ) 2 và H 2 SO 4 (3) Na 2 CO 3 và HCl (4) FeCl 3 và K 2 CO 3 Trường hợp mà sản phẩm tạo thành vừa có chất kết tủa vừa có chất bay hơi là A. 1, 3. B. 2, 4. C. 1, 4. D. 2, 3. Câu 20. Điều khẳng định nào sau đây luôn đúng ? A. Dung dịch muối axit tạo môi trường axit. B. Dung dịch muối trung hoà có pH = 7. C. Dung dịch có pH < 7 là môi trường axit. D. Dung dịch có PH < 7 làm phenolphtalein hoá hồng. Câu 21. Dãy các ion nào sau đây chỉ chứa những ion không phản ứng với anion CO 3 2– ? A. Fe 2+ , SO 3 2– , HCOO – , K + . B. H + , K + , NO 3 – , SO 4 2– . C. Na + , NH 4 + , HCOO – , NO 3 – . D. PO 4 3– , K + , Ba 2+ , OH – . Câu 22. Trộn lẫn 15 ml dung dịch NaOH 2M và 10 ml dung dịch H 2 SO 4 1,5 M thì môi trường dung dịch thu được A. có tính axit. B. có tính bazơ . C. có tính trung tính. D. không xác định. Câu 23. Một dung dịch có [OH – ] = 2,5.10 –10 thì môi trường của dung dịch đó A. có tính axit. B. có tính kiềm. C. có tính trung tính. D. không xác định. Câu 24. Cho các phản ứng sau : (1) 10HNO 3 + 3Fe(OH) 2 → 3Fe(NO 3 ) 3 + NO + 5H 2 O (2) 3HNO 3 + Fe(OH) 3 → Fe(NO 3 ) 3 + 3H 2 O (3) Fe 3 O 4 + 4H 2 SO 4 → FeSO 4 + Fe 2 (SO 4 ) 3 + 4H 2 O (4) SO 2 + 2NaOH → Na 2 SO 3 + H 2 O Những phản ứng thuộc loại axit – bazơ là : A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 4. Câu 25. Theo thuyết axit – bazơ của Bronsted thì câu khẳng định nào sau đây luôn đúng ? A. Trong thành phần axit phải có H. B. Trong thành phần phân tử bazơ phải có nhóm OH. C. Axit là chất có khả năng cho H + , bazơ là chất có khả năng nhận H + . D. Muối là sản phẩm phản ứng của axit và bazơ. Câu 26. Dãy các chất (phân tử, ion) nào sau đây đều là axit ? A. CO 2 , 4 NH  , Fe 3+ , 4 HSO  . B. SO 2 , Al 2 O 3 , Al 3+ , HCl. C. CuO, SiO 2 , H 2 SO 4 , 2 AlO  . D. 4 NH  , Fe 3+ , CuO, 2 AlO  . Câu 27. Dãy các chất (phân tử, ion) nào sau đây đều là bazơ ? A. CO 2 , 4 NH  , Fe 3+ , 4 HSO  . B. SO 2 , Al 2 O 3 , Al 3+ , HCl. C. CuO, NaOH, 2 3 CO  , 2 AlO  . D. 4 NH  , Fe 3+ , CuO, 2 AlO  . Câu 28. Dãy các chất (phân tử, ion) nào sau đây đều là chất lưỡng tính ? A. Al 2 O 3 , 3 HCO  , Zn(OH) 2 . B. ZnO, 4 HSO  , Al(OH) 3 . C. Al 2 O 3 , ZnO, 2 AlO  . D. ZnO, 4 HSO  , 3 HCO  . Câu 29. Dãy các chất nào sau đây khi tan trong nước chỉ tạo môi trường trung tính ? A. NaCl, K 2 SO 4 , Ba(NO 3 ) 2 . B. CaSO 4 , NH 4 Br, BaCl 2 . C. Na 2 CO 3 , KBr, K 2 SO 4 . D. NaHS, KNO 3 , Na 2 SO 4 . Câu 30. Cho các dd : NH 4 NO 3 (1), NaCl (2), Al(NO 3 ) 3 (3), K 2 SO 4 (4), CH 3 COONa (5). Kết luận nào đúng ? A. Dung dịch 1, 2, 3 có pH > 7. B. Dung dịch 1, 5 có pH < 7. C. Dung dịch 2, 4 có pH = 7. D. Dung dịch 4, 5 có pH = 7. Câu 31. Có 5 dung dịch NaCl, NH 4 Cl, Na 2 CO 3 , C 6 H 5 ONa, NaHSO 4 . Cho vào mỗi dung dịch một ít quỳ tím. Số lượng các dung dịch làm đổi màu quỳ từ tím sang xanh và tím sang đỏ lần lượt là : A. 2 và 2. B. 1 và 1. C. 2 và 3. D. 2 và 1. Câu 32 Trong số các dung dịch sau đây, trường hợp nào có pH < 7 ? A. BaS. B. KHCO 3 . C. NaHSO 4 . D. Cả B và C đều đúng. Câu 33. Để phân biệt các dung dịch riêng biệt gồm NaCl, H 2 SO 4 , BaCl 2 , CuSO 4 , KOH ta có thể : A. dùng giấy quỳ tím. B. dùng Fe kim loại. C. không cần dùng thêm hoá chất. D. cả A, B, C đều đúng. Câu 34. Những ion nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch ? A. Al 3+ , K + , Ba 2+ , OH – . B. NH 4 + , CO 3 2– , Cu 2+ , Cl – . C. H + , Na + , NO 3 – , AlO 2 – . D. H + , NH 4 + , Cl – , SO 4 2– . Câu 35. Những ion nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch ? A. PO 4 3– , K + , Ba 2+ , OH – . B. H + , CO 3 2– , Cu 2+ , Cl – . C. NH 4 + , Na + , NO 3 – , AlO 2 – . D. H + , NH 4 + , NO 3 – , SO 4 2– . Câu 36. Có những phản ứng nào xảy ra khi trộn lẫn các dung dịch sau ? (1) (NH 4 ) 2 SO 4 + KOH  (2) BaCl 2 + Cu(NO 3 ) 2  (3) BaCl 2 + CuSO 4  (4) Mg(NO 3 ) 2 + Fe(OH) 3  (5) HCl + FeSO 4  (6) PbCl 2 + KOH  (7) BaSO 4 + CuCl 2  (8) Cu(NO 3 ) 2 + H 2 S  A. 1, 3, 8. B. 1, 3, 6, 8. C. 1, 6, 7. D. 1, 2, 3, 5. VẤN ĐỀ 3. PHI KIM 1. Quy luật nào sau đây là sai khi nói về tính chất vật lí của các halogen từ flo đến iot ? A. Độ âm điện giảm dần. B. Nhiệt độ sôi giảm. C. Năng lượng liên kết tăng từ flo đến clo sau đó giảm từ clo đến iot. D. Bán kính nguyên tử tăng dần. 2. Cl 2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ? A. Fe, H 2 , Ba(OH) 2 , KBr B. Cu, HBr, NaI, O 2 C. Fe, H 2 S, H 2 SO 4 , KBr D. Cu, Ba(OH) 2 , NaI, NaF 3. Thành phần hoá học của nước clo gồm (không kể H 2 O): A. HCl, HClO, HClO 3 B. Cl 2 , HClO, HClO 3 C. Cl 2 , HCl, HClO 3 D. Cl 2 , HClO, HCl 4. Nguyên tử brom chuyển thành ion bromua bằng cách : A. nhận thêm 1 proton. B. nhận thêm 1 electron. C. nhường đi 1 electron. D. nhường đi 1 proton. 5. Sục khí Cl 2 vào dung dịch NaI đến dư, kết thúc phản ứng thu được dung dịch gồm các sản phẩm là A. I 2 , NaCl, HCl B. NaCl, HIO, HCl C. NaCl, HIO 3 , HCl D. HCl, HIO 4 , NaCl 6. Cho phản ứng SO 2 + Br 2 + H 2 O  H 2 SO 4 + 2HBr . Trong phản ứng này, Br 2 đóng vai trò : A. Chất khử. B. Chất môi trường. C. Chất oxi hóa. D. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử. 7. Nhận xét nào sau đây không đúng về clo ? A. Clo là khí có màu vàng lục, nặng hơn không khí và rất độc. B. Clo có tính tẩy trắng và diệt khuẩn khi tan trong nước. C. Khí clo khô không có tính oxi hóa mạnh. D. Có thể làm sạch không khí bị nhiễm khí clo bằng cách phun dung dịch amoniac vào không khí. 8. Đốt hỗn hợp gồm bột Cu, Fe trong bình đựng khí clo (dư). Kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp muối gồm : A. CuCl 2 , FeCl 3 , FeCl 2 B. CuCl 2 , FeCl 2 C. CuCl, FeCl 3 D. CuCl 2 , FeCl 3 9. Cho hỗn hợp gồm bột Fe 3 O 4 và vụn đồng vào dung dịch HCl. Kết thúc phản ứng lọc tách vụn đồng dư thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa muối : A. FeCl 3 B. FeCl 2 và FeCl 3 C. FeCl 2 và CuCl 2 D. FeCl 2 , FeCl 3 và CuCl 2 10. Trong số các hiđro halogenua sau, chất nào có tính khử mạnh nhất ? A. HBr B. HF C. HI D. HCl 11. Khi mở một lọ đựng dd axit HCl 37% trong không khí ẩm , thấy có khói trắng bay ra là do : A. HCl phân hủy thành H 2 và Cl 2 trong không khí. B. HCl dễ bay hơi tạo thành. C. HCl dễ bay hơi, hút ẩm tạo ra các giọt nhỏ axit HCl ngậm nước. D. HCl đã tan trong nước tới mức bão hòa. 12. Không thể điều chế Cl 2 từ phản ứng giữa cặp chất nào sau đây ? A. HCl đặc + KClO 3 B. HCl đặc + MnO 2 C. HCl đặc + KNO 3 D. HCl đặc + KMnO 4 1 3 Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về CaOCl 2 ? A. Là muối hỗn tạp của axit hipoclorơ và axit clohiđric. B. Thành phần gồm CaO ngậm Cl 2 . C. Là chất bột màu trắng, bốc mùi khí clo. D. Chất có tính sát trùng, tẩy trắng vải sợi. 14. Thành phần chính của đầu que diêm có chứa P, KClO Vai trò của KClO 3 là A. Chất cung cấp oxi để đốt cháy P. B. Làm chất kết dính. C. Làm chất độn để hạ giá thành. D. Tăng ma sát của đầu que diêm. [...]... đây không đúng với oxi ? A Tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt B Tác dụng với hầu hết các phi kim trừ các halogen C Có số oxi hóa 2 trong mọi hợp chất D Oxi hóa được nhiều hợp chất hữu cơ như : hiđrocacbon, ancol, 35 Sự hình thành tầng ozon là do nguyên nhân nào sau đây ? A Sự phóng điện (sét) trong khí quyển B Sự chuyển hóa các phân tử oxi bởi các tia tử ngoại của mặt trời C Sự oxi hóa. .. anken đều có liên kết  kém bền trong trong phân tử (2) Các ankin không có đồng phân hình học (3) Các anken luôn có đồng phân hình học, còn ankin thì không có đồng phân này (4) Anken và ankin đều không tan trong nước (5) Phản ứng đặc trưng của anken cũng như ankin là phản ứng cộng, trùng hợp và oxi hóa (6) Đối với hiđrocacbon, chỉ duy nhất ankin -1 có khả năng phản ứng với Ag2O trong dung dịch NH3 Những... trong (X) đều không no D Trong (X) có ít nhất 1 H.C chứa nhóm - CC-H Câu 31 Phát biểu nào sau đây không đúng với anken ? A Mạch hở, có 1 liên kết  B Dễ tham gia các phản ứng cộng C Dễ bị oxi hóa tại nối đôi D Đồng phân hình học là hiện tượng đặc trưng của mọi anken Câu 32 Phát biểu nào sau đây là đúng ? A Những hiđrocacbon có thể cho phản ứng cộng là anken B Các hiđrocacbon đều bị oxi hóa C Các ankin... thẳng không nhánh (có số nguyên tử cacbon lớn hơn 2), tác dụng được với Ag2O/NH3 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo kết tủa vàng nhạt Vậy (X) là: A Hiđrocacbon có 1 nối ba đầu mạch B Hiđrocacbon có 2 nối ba đầu mạch C Ankin có 1 nối ba đầu mạch Câu 36 D Ankin có 2 nối ba đầu mạch Phản ứng nào của axetilen được liệt kê sau đây là phản ứng oxi hóa - khử ?1 Nhị hợp; 2 Tam hợp; 3 Hiđro hóa; 4 Hyđrat hóa; 5 Brom hóa A... khí SO2 theo phương trình hóa học sau : 4FeS2 A 0,4 + 11 O2  2Fe2O3 + 8SO2 ? B 1,2 C 0,5 D 0,8 51 Nước có khối lượng mol nhỏ hơn hiđro sunfua nhưng nước lại có nhiệt độ sôi lớn hơn hiđro sunfua là do : A Liên kết hiđro giữa các phân tử nước bền hơn B Liên kết cộng hóa trị trong phân tử nước bền vững hơn C Liên kết trong phân tử nước có độ phân cực lớn hơn D Liên kết cộng hóa trị trong phân tử hiđro... với các chất hữu cơ khác, người ta có thể dùng thuốc thử là A Nước B Nước brom C Ddịch thuốc tím D dung dịch AgNO3/NH3 Câu 21 Điều khẳng định nào sau đây không luôn đúng: A Hiđrocacbon không no mạch hở làm mất màu brom (lượng nhỏ) B Hidrocacbon không no mạch hở làm mất màu dung dịch KMnO4 (lượng nhỏ) ở nhiệt độ thường C Chỉ có ankin -1 tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa muối D Có thể dùng dung dịch... Pb2+, Cu2+, Ag+ B Pb2+, Zn2+, Cu2+, Ag+ C Zn2+, Cu2+, Pb2+, Ag+ D Pb2+, Zn2+, Ag+, Cu2+ 4.35 Một vật bằng sắt tráng thi c (đã xước sâu tới lớp sắt) tiếp xúc với môi trường chất điện li thì : A Cả Fe và Sn đều bị ăn mòn B Cả Fe và Sn đều không bị ăn mòn C Fe bị ăn mòn, Sn không bị ăn mòn D Fe không bị ăn mòn, Sn bị ăn mòn 4.36 Có bốn lọ hoá chất : dung dịch HCl, ancol etylic, natri cacbonat (rắn), natri... không no, mạch hở, trong phân tử có 2 liên kết đôi cạnh nhau (6) Những hiđrocacbon không no, mạch hở, trong ptử có 2 liên kết đôi cách nhau một liên kết đơn gọi là ankađien liên hợp Những câu đúng là A (1), (3), (4), (5) B (1), (6) C (1), (2), (4), (6) C Tất cả các câu trên Câu 8 Cho các câu sau: (1) Ankin và anken đều có liên kết  kém bền trong trong phân tử (2) Các ankin không có đồng phân hình học. .. đâu không đúng ? Từ nguyên tố lưu huỳnh đến nguyên tố telu, A độ âm điện của nguyên tử giảm dần B bán kính nguyên tử tăng dần C tính bền của hợp chất với hiđro tăng dần D tính axit của dung dịch hợp chất với hiđro giảm dần 32 Cấu hình electron (kể cả ở trạng thái kích thích) nào sau đây không đúng ? A 8O : 1s22s22p4 B 16S : 1s22s22p63s23p4 C 16S : 1s22s22p63s23p33d1 D 8O : 1s22s22p33s1 33 Oxi không phản... 13,30g D 16,26g 67 Nung 37 gam hỗn hợp gồm Na2CO 10H2O và NaHCO3 đến khối lượng không đổi, thu được 1,12 lít CO2 (đktc), hơi nước và m gam chất rắn A Giá trị của m là A 18,6 gam B 15,9 gam C 14,4 gam D 19,4 gam 68 Trong thành phần của thuỷ tinh chịu nhiệt có 18,43%K2O ; 10,98% CaO và 70,59% SiO2 về khối lượng Công thức hoá học của thuỷ tinh dưới dạng các oxit là A K2O.CaO.4SiO2 B K2O.2CaO.6SiO2 C K2O.CaO.6SiO2 . Chất oxi hóa. D. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử. 7. Nhận xét nào sau đây không đúng về clo ? A. Clo là khí có màu vàng lục, nặng hơn không khí. nước. C. Khí clo khô không có tính oxi hóa mạnh. D. Có thể làm sạch không khí bị nhiễm khí clo bằng cách phun dung dịch amoniac vào không khí. 8. Đốt

Ngày đăng: 23/02/2014, 17:22

Hình ảnh liên quan

13. Hình dạng nào là của obitan ? - Bài tập hóa học ôn thi đại học 2014

13..

Hình dạng nào là của obitan ? Xem tại trang 2 của tài liệu.
40. Cho 3 nguyên tố A, M, X có cấu hình electron ở lớp ngồi cùng (n = 3) tương ứng là n s1 - Bài tập hóa học ôn thi đại học 2014

40..

Cho 3 nguyên tố A, M, X có cấu hình electron ở lớp ngồi cùng (n = 3) tương ứng là n s1 Xem tại trang 4 của tài liệu.
4.3. Dãy nào sau đây gồm các ion đều có cấu hình electron 1s2 - Bài tập hóa học ôn thi đại học 2014

4.3..

Dãy nào sau đây gồm các ion đều có cấu hình electron 1s2 Xem tại trang 19 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan