Bànvềthóixấu-Bàilàm1
Nhà Phật lời răn dạy con người rằng "Kẻ thù lớn nhất đời người là chính
mình". Đúng vậy, trong cuộc sống con người phải đấu tranh với rất nhiều thứ để có
thể là một con người theo đúng nghĩa. Trong đó, đấu tranh với chính bản thân mình là
cuộc đấu tranh cam go và quyết liệt nhất. Đó là cuộc đấu tranh không bao giờ ngừng
nghỉ. Điều nguy hiểm nhất của con người là có thể chiến đấu một mất một còn với
người khác song lại dễ dàng thoả hiệp với chính mình. Mà suốt cả cuộc đời, mỗi
người đều luôn phải không ngừng đối diện với cuộc đấu tranh giữa khát vọng và khả
năng, ước mơ và hiện thực. Khát vọng, ham muốn của con người không bao giờ có
điểm dừng mà khả năng lại có hạn. Cuộc đấu tranh trong mỗi người đã dẫn đến những
con đường khác nhau của mỗi người. Người chiến thắng được những ham muốn cá
nhân, biết dừng lại đúng lúc, người lại dễ dàng đầu hàng, buông thả mình theo những
ham muốn cá nhân. Và kết quả là con người có những tính tốt và tính xấu.
Danh giới giữa đức tính tốt và thóixấu không phải lúc nào cũng rõ ràng. Biểu
hiện của tính tốt và thóixấu được thể hiện trong mối quan hệ của mỗi người đối với
những người xung quanh. Tính tốt là kết quả sự điều hoà hợp lí giữa quyền lợi cá
nhân và quyền lợi cộng đồng. Nó trở thành thóixấu khi quyền lợi của cá nhân làm ảnh
hưởng đến quyền lợi cộng đồng. Chẳng hạn như thói ích kỉ, sự tham lam, lười biếng,
trốn tránh trách nhiệm, ham chơi, tự thoả mãn… Trước khi gây nên những hậu quả
không tốt đối với cộng đồng, thóixấu ấy đã gây ra những điều tai hại cho chính người
"sở hữu" nó.
Vì thế mới có câu "Những thóixấuban đầu là ngưười khách qua đường, sau trở
nên ngưười bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính".
Đây là một câu nói rất đúng, đã hình tượng hoá ảnh hưởng của những thóixấu
đối với bản thân mỗi con người.
Người xưa nói "Nhân chi sơ tính bản thiện", (bản tính con người vốn thiện), do
điều kiện sống, vì nhu cầu sinh tồn, vì những mối quan hệ phức tạp và sự khắc nghiệt
của cuộc sống mà con người dần dần có những thói xấu. Không phải ngay từ khi sinh
ra con người đã mang sẵn những thói xấu. Thóixấu dần dần hình thành và ngự trị
trong mỗi người. Người nào có bản lĩnh cứng cỏi, chiến thắng được chính mình thì
những thóixấu ấy ít có cơ hội bộc lộ.
Ban đầu, vì những lí do khách quan nào đó, vì cuốc sống của bản thân mình,
con người muốn dành lấy cho mình cái lợi. Đó là nguyên nhân của sự ích kỉ. Lần đầu,
sự ích kỉ, lòng ham muốn dành lấy cái lợi cho mình ấy có thể chỉ là bản năng, chỉ
thoáng qua như người khách qua đường. Người có bản lĩnh, biết dừng lại đúng lúc,
sớm thức tỉnh thì thóixấu sẽ bị hạn chế. Cụ thể hơn, là hiện tượng nghiện hút trong xã
hội ngày nay chẳng hạn. Lúc đầu chỉ là do tò mò hoặc bị rủ rê. Lúc đó, ma tuý mới chỉ
là người khách qua đường. Ngươi có bản lĩnh sớm từ chối nó thì sẽ không bị nó điều
khiển. Khi thóixấu mới sinh ra, chúng ta rất dễ tiêu diệt nó. Song nếu không nhận
thức được đó là thói xấu, tiếp tục "sở hữu", tiếp tục ham hố cái lợi của riêng mình,
quên đi lợi ích cộng đồng, thì thóixấu ngày càng ăn sâu vào ý thức. Cũng như người
nghiện hút, nếu không sớm giã từ ma tuý, hút nhiều sẽ dần dần quen với nó, rồi thèm
nó và cũng sẽ đến lúc không xa được nó. Không xa được sẽ dẫn đến phụ thuộc, phụ
thuộc rồi sẽ bị điều khiển. Lúc đầu nó phục vụ ta, rồi đến lúc ta sẽ trở thành nô lệ của
nó. Lúc ấy, địa vị chủ khách sẽ bị đảo ngược, người khách qua đường sẽ trở thành chủ
nhà và chủ nhà sẽ trở thành kẻ bị sai khiến.
Mỗi người nếu không tự nhận thức và phân biệt được đâu là tính tốt và đâu là
thói xấu thì sẽ rất dễ đánh mất mình, dễ biến mình thành nô lệ của những thói xấu.
Lúc đầu những hành động không tốt có thể chỉ bắt nguồn từ sự vô tình giống như
người qua đường ta vô tình gặp. Nhưng nếu lặp lại lần thứ hai, sẽ rất dễ có lần thứ ba
và những lần khác nữa (người bạn thân chung nhà). Và khi đã trở thành hệ thống,
thành một thói quen, lặp lại nhiều lần nó sẽ điều khiển ta (người chủ nhà khó tính).
Một học sinh, lần kiểm tra đầu tiên không thuộc bài, hé vở nhìn một vài lần. Nếu
không tự đấu tranh với mình, lặp lại lần hai rồi lần ba và dần trở thành thói quen. Thói
quen ấy sẽ khiến bạn trở nên lười học. Và như vậy bạn đã để thóixấu điều khiển
mình.
Thói xấu sẽ làm cho con người trở nên nhỏ nhen, ích kỷ, làm cho ta luôn phải
tranh giành, ganh đua, tính toán. Cuộc sống của chính chúng ta sẽ mất đi sự thanh
thản. Thóixấu sẽ là nguyên nhân để những người xung quanh có những hành động
đối xử không mấy dễ dãi vô tư và độ lượng với ta. Và như thế, vì thói xấu, ta trở nên
cô độc, ta sẽ luôn luôn bị dằn vặt bởi những ham muốn cá nhân. Và cuộc đấu tranh để
giành giật, để thoả mãn những thóixấu sẽ biến cuộc sống của chúng ta thành địa ngục.
Thói xấu là con dao phản chủ, nó làm đau bất cứ ai có ý định sử dụng nó thường
xuyên. Thóixấulàm mất sự trong sạch và thanh thản của lương tâm, nó khiến cho con
người luôn cảm thấy bất ổn. Vì thế thóixấu không chỉ tạo nên những tác động xấu đối
với những người xung quanh mà thóixấu còn khiến cho chính người sở hữu nó những
tại hoạ. "Lương tâm trong sạch gìn giữ sự thanh thản trong tâm hồn. Hơn thế nữa, nó
còn là đối trọng với mọi tai hoạ và khổ đau".
Thời Gian , Lời Nói và Cơ Hội
Chuyện kể rằng ngày nảy ngày nay có một chàng hoàng tử rất đẹp trai,
nhưng không may chàng ta bị một bà phù thủy phù phép nên mỗi năm chàng
hoàng tử chỉ nói được một từ duy nhất. Vì thế chàng rất buồn vì không nói
chuyện được với ai.
Và cũng như mọi câu chuyện cổ tích, có hoàng tử thì sẽ có một nàng công
chúa. Nàng cũng sống trong lâu đài nọ, nàng xinh đẹp vô cùng, đẹp như những
nàng công chúa trong truyện cổ tích. Và thế là chuyện gì xảy ra các bạn cũng có
thể đoán được, hoàng tử đem lòng yêu nàng công chúa.
Nhưng oái oăm thay, chàng không nói được, mỗi năm chàng chỉ có cơ hội
thốt lên một tiếng và phải im lặng cả năm. Làm thế nào để tỏ tình đây? Chàng
suy nghĩ và quyết định rằng hay là ta im lặng trong 3 năm để được nói với nàng 3
từ: I LOVE YOU!
Và chàng ta bắt đầu chờ đợi, 3 năm trôi qua. Thời gian cũng đã đến,
nhưng chàng chợt nhận ra rằng nói với nàng 3 từ đó chẳng có tác dụng gì, thế là
chàng nghĩ hay là ta tiếp tục chờ đợi thêm 5 năm nữa để nói với nàng thêm 5 từ
nữa: “EM LÀM VỢ ANH NHÉ!”.
Chàng ta tiếp tục chờ đợi Thời gian trôi qua
Tám năm trôi qua kể từ ngày chàng quyết định chờ đợi, 8 năm trong im
lặng để được nói với nàng một câu duy nhất. Và rồi cái ngày định mệnh đó cũng
đã tới, nàng công chúa vẫn xinh đẹp như ngày nào. Nàng đang đứng trên lan can
sân thượng của tòa lâu đài, miệng lẩm nhẩm hát có vẻ rất yêu đời.
Chàng hoàng tử tiến tới trước mặt nàng, quỳ xuống, cầm lấy bàn tay nàng
nhìn sâu vào mắt nàng và thốt lên 8 tiếng yêu thương: “I LOVE YOU, EM LÀM
VỢ ANH NHÉ???".
Bạn có biết chuyện gì xảy ra không? Như mọi chuyện cổ tích ngày xưa thì
có lẽ mọi chuyện sẽ kết thúc có hậu là chàng hoàng tử sẽ cưới công chúa và lời
nguyền được hóa giải. Nhưng câu chuyện cổ tích này không kết thúc như thế.
Nàng công chúa sau khi nghe xong vẻ mặt rất ngạc nhiên. Nàng từ từ rút
từ lỗ tai mình 2 cái tai nghe của chiếc headphone và hỏi lại: “ANH NÓI GÌ CƠ,
EM NGHE KHÔNG RÕ?”.
Câu chuyện kết thúc ở đây, số phận hoàng tử như thế nào cũng không biết
nữa. Nhưng từ câu chuyện này chúng ta có thể rút ra một bài học: Có 3 thứ trên
đời này đã đi qua không bao giờ trở lại:
1.Thời gian đã qua không bao giờ trở lại.
2. Lời nói đã nói ra khó có cơ hội để nói lần nữa.
3. Hãy chớp lấy cơ hội vì cơ hội chỉ có một lần.
*Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được:
- Thời gian
- Lời nói
- Cơ hội
*Ba điều trong đời không được đánh mất:
- Sự thanh thản
- Hy vọng
- Lòng trung thực
*Ba thứ có giá trị nhất trong đời:
- Tình yêu
- Lòng tự tin
- Bạn bè
*Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững được:
- Giấc mơ
- Thành công
- Tài sản
*Ba điều làm nên giá trị một con người:
- Siêng năng
- Chân thành
- Thành đạt
*Ba điều trong đời làm hỏng một con người:
- Rượu
- Lòng tự cao
- Sự giận dữ
. Bàn về thói xấu - Bài làm 1
Nhà Phật lời răn dạy con người rằng "Kẻ thù lớn nhất. trong đời:
- Tình yêu
- Lòng tự tin
- Bạn bè
*Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững được:
- Giấc mơ
- Thành công
- Tài sản
*Ba điều làm nên giá