1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Nguyên nhân và biện pháp khi bé ăn chậm docx

4 299 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 119,8 KB

Nội dung

Nguyên nhân biện pháp khi ăn chậm Bữa ăn nào của cũng kéo dài đến cả tiếng khiến bạn bốc hỏa? Vậy nguyên nhân khiến ăn chậm là gì? Làm gì khi ăn chậm? Con trai đã gần 2 tuổi, nhưng bữa ăn nào chị cũng phải mở phim hoạt hình siêu nhân cho xem. Chốc chốc chị lại nhắc: “Nhai đi con, sao cứ ngậm mãi thế!”. Theo lời chị Linh thì 10 bữa cho con ăn có đến 8 bữa cháu toàn ngậm, không chịu nhai. Có thìa cơm ngậm đến một tiếng vẫn không chịu nuốt. Nhiều lần chị từ bỏ, chỉ giục con ăn được đúng 3 thìa rồi thôi, còn lại cho uống thêm sữa. “Mình không biết làm cách nào nữa, cháu lười ăn lắm. Cơm không muốn ăn nhưng bim bim, bánh kẹo thì vẫn chén thoải mái. Mở tivi thì cũng chỉ được 2, 3 thìa còn sau thì toàn ngậm. Bữa nào cho ăn cũng đến mệt vì phải nhắc liên tục. Con gày nhom, mấp mé suy dinh dưỡng rồi”, chị Linh thở dài nói. Giống như chị Linh, rất nhiều bà mẹ chăm con nhỏ tỏ ra bất lực vì không biết làm thế nào để con chịu ăn, ăn nhanh. Theo tiến sĩ Vũ Thu Hương, Giảng viên khoa tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội, với trẻ dưới 2 tuổi việc ăn uống hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ. Thói quen ăn chậm thường do cha mẹ hay người nhà tạo cho từ khi còn rất nhỏ. Hãy lập giải thưởng tặng khi ăn nhanh. Dưới đây, tiến sĩ Hương đưa ra một số vấn đề cha mẹ cần quan tâm khi trẻ ăn chậm: 1. Thức ăn không vừa miệng trẻ: Nếu thức ăn không ngon do nấu quá kỹ hoặc quá sống, nát, rắn, mặn, nhạt… thì cha mẹ cần chỉnh lại cách nấu ăn của mình. Đồng thời chú ý thường xuyên đổi món cho trẻ. Việc này không chỉ là thay đổi chất đạm, tanh, rau, củ… mà còn thay đổi cả hình thức như: bún, phở, cháo, bánh, cơm nếp, cơm nắm… 2. Ăn quá nhiều bữa, bị nhồi nhét quá nhiều trong ngày hoặc ăn vặt Dạ dày của trẻ thường nhỏ hơn người lớn, vì vậy lượng thức ăn của trẻ ít hơn là điều dễ hiểu. Thế nhưng, nhiều phụ huynh đã quá lo lắng nên cho con ăn rất nhiều bữa. Điều này thực sự có hại cho dạ dày của bé, làm giảm nhu cầu ăn. Việc ăn quá nhiều bữa, ăn vặt khiến trẻ mất hứng thú ăn, sợ ăn, dạ dày có thể bị ảnh hưởng không tốt. 3. Tâm trạng căng thẳng Một trong những điều ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn của chính là tâm trạng căng thẳng. Việc này có thể do trẻ thường xuyên được xem tivi, máy tính, não hoạt động quá nhiều trong ngày dẫn đến tình trạng stress, ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe của trẻ nói chung việc ăn uống của trẻ nói riêng. Trong khi ăn, nếu có áp lực tâm lý nặng nề, trẻ sẽ bị ức chế. Việc này cản trở quá trình tiết dịch vị trong miệng làm cho việc nhai nuốt trở nên khó khăn hơn. Tình hình có thể nghiêm trọng tới mức trẻ có thể bị nghẹn hoặc nôn ói. 4. Đau răng, họng, viêm amidan, bỏng thực quản do nôn ói, mệt mỏi Một trong những nguyên nhân chán ăn của trẻ là do thực sự mệt mỏi hoặc các cơ quan trong đường tiêu hóa có vấn đề. Cha mẹ cần hiểu rõ tình trạng của trước khi cho con ăn. Chẳng hạn, khi mới nôn ói, trẻ bị bỏng thực quản nên rất khó ăn uống tốt như lúc bình thường. Lúc đó, bạn nên có chế độ ăn phù hợp. 5. Thói quen ăn uống chậm chạp Thói quan này thường do cha mẹ hay người nhà tạo cho từ khi còn rất nhỏ. Khi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm thường có những cơn chán ăn cấp tính do tình trạng trạng mệt mỏi vì bệnh tật hoặc sự thay đổi thói quen sinh hoạt. Để cải thiện tình trạng này nhiều người đã cho trẻ vừa ăn vừa chơi, đi rong, xem tivi… Nhiều dần dần không thể ăn nếu không xem tivi hoặc không đi rong khắp phố. Điều này tạo thói quen ăn uống chậm chạp, đồng thời gây ảnh hưởng xấu cho dạ dày của bé. Một số lời khuyên cho cha mẹ trong việc cho ăn:  Nghiên cứu đưa ra thời gian phù hợp cho các bữa ăn trong ngày  Liên tục đổi bữa tăng cường chất lượng bữa ăn  Tạo không khí thoải mái khi ăn, bạn nên tôn trọng ý thức của con. Khi trẻ kêu no thì bạn hãy ngừng việc cho ăn, việc ép ăn không bao giờ mang lại kết quả tốt cho sức khỏe.  Thường xuyên theo dõi kiểm tra sức khỏe của trẻ để có thực đơn lịch ăn phù hợp.  Chấm dứt các hình thức cho ăn thiếu khoa học như: vừa ăn vừa chơi, xem tivi, đi rong… Với trẻ có thói quen ăn uống chậm chạp, cần phải đặt quy định thời gian với bé. Những bữa ăn đầu tiên trẻ có thể ăn ít hơn bình thường. Nhưng tình trạng này sẽ cải thiện sau một tuần nếu thực hiện nghiêm túc quy định thời gian. Đồng thời lưu ý giữa các bữa ăn hạn chế tối đa các bữa phụ để tạo cảm giác đói cho con. . Nguyên nhân và biện pháp khi bé ăn chậm Bữa ăn nào của bé cũng kéo dài đến cả tiếng khi n bạn bốc hỏa? Vậy nguyên nhân khi n bé ăn chậm là gì?. con ăn rất nhiều bữa. Điều này thực sự có hại cho dạ dày của bé, làm giảm nhu cầu ăn. Việc ăn quá nhiều bữa, ăn vặt khi n trẻ mất hứng thú ăn, sợ ăn,

Ngày đăng: 23/02/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN