Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 0O0 BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ĐỀ TÀI TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ LIÊN MINH GIAI CẤP VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở TA HIỆN NAY Họ và tên Phạm Minh Trang Mã sinh viên 11215890 Lớp LSIC 63 Giảng viên TS Nguyễn Văn Thuân HÀ NỘI, 52022 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1 Khái niệm của liên minh giai cấp 4 2 Tính tất yếu khách quan của liên minh giai cấp 4 3 Nội.
Trang 1Tr ường Đại học Kinh tế Quốc dân ng Đ i h c Kinh t Qu c dân ại học Kinh tế Quốc dân ọc Kinh tế Quốc dân ế Quốc dân ốc dân
0O0
BÀI T P L N ẬP LỚN ỚN
H C PH N CH NGHĨA XÃ H I KHOA H C ỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Ủ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ỘI KHOA HỌC ỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đ TÀI: Ề TÀI:
TRÌNH BÀY QUAN ĐI M C A CH NGHĨA MÁC – LÊNIN V LIÊN ỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ LIÊN Ủ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Ủ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Ề TÀI: MINH GIAI C P VÀ S V N D NG C A Đ NG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY ẤP VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY Ự VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY ẬP LỚN ỤNG CỦA ĐẢNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY Ủ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ẢNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY
D NG KH I Đ I ĐOÀN K T DÂN T C TA HI N NAY Ự VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY ỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở TA HIỆN NAY ẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở TA HIỆN NAY ẾT DÂN TỘC Ở TA HIỆN NAY ỘI KHOA HỌC Ở TA HIỆN NAY ỆN NAY
H và tên ọc Kinh tế Quốc dân : Ph m Minh Trang ại học Kinh tế Quốc dân
Gi ng viên ảng viên : TS Nguy n Văn ễn Văn
Thuân
Trang 2HÀ N I, 5/2022 ỘI KHOA HỌC
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1 Khái niệm của liên minh giai cấp 4
2 Tính tất yếu khách quan của liên minh giai cấp: 4
3 Nội dung của liên minh giai cấp: 5
4 Các nguyên tắc cơ bản của liên minh giai cấp 8
PHẦN II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN 9
1 Những thành tựu đạt được: 9
2 Những vấn đề còn tồn tại: 10
3 Biện pháp tăng cường sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc: 13
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công.” Quả thực vậy, lịch sử Việt Nam, từ thời dựng nước, đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh khốc liệt để giữ vững chủ quyền và độc lập dân tộc Xóa bỏ ách đô hộ suốt 1000 năm của Trung Quốc, đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi nước ta, chiến thắng đế quốc Mỹ trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, thống nhất 2 miền Nam Bắc, v.v…Tất cả những việc đó sẽ không thể thực hiện được nếu con người Việt Nam không có tinh thần đoàn kết, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội chia rẽ, rời rạc Không chỉ riêng ở Việt Nam, từ thực tế của các phong trào đấu tranh giai cấp trên toàn thế giới, vào nửa cuối thế kỷ XIX, C Mác và Ph Ăng-ghen đã chỉ rõ nguyên nhân thất bại của nhiều cuộc cách mạng của giai cấp công nhân là do không lôi kéo được “người bạn đồng minh tự nhiên”
là giai cấp nông dân Đến đầu thế kỉ XX, vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của C Mác và Ph Ăng-ghen, V.I Lênin cũng khẳng định liên minh công, nông là vấn đề mang tính nguyên tắc để đảm bảo cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 Những dẫn chứng trên đã cho thấy tầm quan trọng của việc hình thành liên minh giai cấp và xây dựng khối đại đoàn kết đối trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhận thức được sự quan trọng ấy,
em xin trình bày đề tài: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về liên minh giai cấp và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay.”
Trang 4PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ LIÊN MINH GIAI CẤP
1 Khái niệm của liên minh giai cấp
Liên minh giai cấp
Liên minh giai cấp là sự đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ giữa các giai cấp – tầng lớp dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân vì lợi ích chung và tạo ra lực lượng đông minh trong quá trình thực hiện sứ mệnh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người
Liên minh giai cấp là một mặt của quan hệ giai cấp, cùng với đấu tranh giai cấp Liên minh giai cấp mang tính phổ biến và là một động lực phát triển của xã hội, là một động lực to lớn, không chỉ trong cách mạng, mà còn trong cả sự vận động xã hội nói chung
Liên minh giai cấp trong thời kỳ quá độ
Liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự liên kết, hợp tác hỗ trợ nhau…giữa các giai cấp, tầng lớp xã hôi nhằm thực hiện nhu cầu và lơi ích của các chủ thể trong khối liên minh, tạo động lực thực hiện thắng lơi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Đây là yếu tố có vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là vấn đề chiến lược lâu dài, là một trong những con đường để hoàn thiên cơ cấu xã hôi - giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
2 Tính tất yếu khách quan của liên minh giai cấp:
- Trong chủ nghĩa tư bản các tầng lớp lao động đều bị bóc lột Giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác cũng không thể thoát khỏi ách
áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, không thể được giải phóng một cách thực sự và triệt để nếu không liên minh với giai cấp công nhân, không trở thành người bạn đồng minh của giai cấp công nhân
Trang 5C.Mác chỉ ra: “Công nhân Pháp không thể tiến lên một bước nào và cũng không thể sử dụng đến một sợi tóc của chế độ tư sản, trước khi đông đảo nhân dân nằm giữa giai cấp vô sản, tức là nông dân và giai cấp tiểu tư sản, nổi dậy chống chế độ tư sản.”
- Trong chủ nghĩa xã hội, liên minh công- nông thực chất là liên minh giữa các ngành trong cơ cấu kinh tế quốc dân Trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì liên minh về kinh tế là liên minh cơ bản, thường xuyên và lâu dài,
là cơ sở cho liên minh trên các lĩnh vực khác
- Trong xã hội, giai cấp công nhân và các tầng lớp lao động là lực lượng chính trị to lớn để bảo vệ và xây dựng xã hội Giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác cũng không thể thoát khỏi ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, không thể được giải phóng một cách thực sự và triệt để nếu không liên minh với giai cấp công nhân, không trở thành người bạn đồng minh của giai cấp công nhân
C.Mác khẳng định: “Đứng trước giai cấp tư sản phản cách mạng đã liên minh lại thì dĩ nhiên là những phần tử đã được cách mạng hóa của giai cấp tiểu tư sản và của nông dân, phải liên minh với người đại biểu chủ yếu cho những lợi ích cách mạng, tức là giai cấp vô sản cách mạng.”
3 Nội dung của liên minh giai cấp:
3.1 Nội dung chính trị của liên minh:
Liên minh công- nông- trí thức trên lĩnh vực chính trị cần thể hiện ở những điểm sau đây:
- Mục tiêu, lợi ích chính trị cơ bản nhất của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và của cả dân tộc ta là: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Nhưng để đạt được mục tiêu, lợi ích chính trị cơ bản đó khi thực hiện liên minh lại không thể dung hòa lập trường chính trị của 3 giai tầng mà phải trên lập trường tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân Bởi vì, chỉ có phấn đấu thực hiện mục tiêu lý tưởng của giai cấp công nhân thì mới thực hiện được đồng thời cả nhu cầu lợi ích chính trị cơ bản của công nhân, nông dân, trí thức và của dân tộc là lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
- Khối liên minh chiến lược này phải đo Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo thì mới có đường lối chủ trương đúng đắn để thực hiện liên minh, thực hiện quá trình giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công
Do đó, Đảng Cộng sản từ trung ương đến cơ sở phải vững mạnh về chính trị, tư
Trang 6tưởng và tổ chức để lãnh đạo khối liên minh và lãnh đạo xã hội là vấn đề có ý nghĩa như 1 nguyên tắc về chính trị của liên minh Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩ xã hội, liên minh công- nông- trí thức ở nước ta còn làm nòng cốt cho liên minh chính trị rộng lớn nhất là Mặt trận Tổ quốc, là cơ sở để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đồng thời là nền tảng cho nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố lớn mạnh để bảo vệ tổ chức và xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Nội dung chính trị của liên minh không tách rời nội dung, phương thức đổi mới hệ thống chính trị trên phạm vi cả nước Dưới góc độ của liên minh, cần cụ thể hóa việc đổi mới về nội dung tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị trong giai cấp công nhân, nông dân và trí thức Nội dung chính trị cấp thiết nhất hiện nay là triển khai thực hiện “Quy chế dân chủ ở cơ sở”, nhất là ở nông thôn
3.2 Nội dung kinh tế của liên minh:
Nội dung kinh tế là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc của liên minh trong thời kỳ quá độ Nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta trong thời kỳ quá độ được cụ thể hóa ở những điểm sau đây:
- Phải xác định đúng thực trạng, tiềm năng kinh tế của cả nước và của
sự hợp tác quốc tế, từ đó mà xác định đúng cơ cấu kinh tế gắn liền với những nhu cầu kinh tế của công nhân, nông dân, trí thức và của toàn xã hội Đảng ta xác định
cơ cấu kinh tế chung của nước ta là “Công- nông nghiệp- dịch vụ” Trong điều kiện hiện nay, Đảng ta còn xác định “Từng bước phát triển kinh tế tri thức, từ đó
ma tăng cường liên minh công- nông- trí thức”
- Trên cơ sở kinh tế, các nhu cầu kinh tế phát triển dưới nhiều hình thức hợp tác, liên kết, giao lưu… trong sản xuất, lưu thông phân phối giữa công nhân, nông dân, trí thức; giữa các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác; giữa các địa bàn, vùng, miền dân cư trong cả nước, giữa nước ta và các nước khác
- Từng bước hình thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong quá trình thực hiện liên minh Việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải được thể hiện qua việc đa dạng và đổi mới các hình thức hợp tác kinh tế, hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, trang trại, dịch vụ ở nông thôn Trong quá trình hình thành quan hệ sản xuất phải trên cơ sở công hữu hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu, kinh tế nhà nước vươn lên giữ vai trò chủ đạo, cùng kinh tế tập thể làm nền tảng cho nền kinh tế cả nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 7Nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta còn thể hiện ở vai trò của Nhà nước Nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện liên minh:
- Đối với nông dân, cần thực hiện chính sách khuyến nông, các tổ chức khuyến nông, các cơ sở kinh tế Nhà nước, có những chính sách hợp lý thể hiện quan hệ của mình với nông dân, tạo điều kiện cho liên minh phát triển Nông nghiệp và nông thôn không chỉ là một ngành kinh tế, một khu vực kinh tế mà còn
là một lĩnh vực mang ý nghĩa sinh thái xã hội
- Đối với tri thức, Nhà nước cần phải đổi mới và hoàn chỉnh các luật, chính sách có liên quan trực tiếp đến sở hữu trí tuệ như chính sách phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, về bản quyền tác giả, về báo chí, xuất bản,
về văn học nghệ thuật… Hướng các hoạt động của trí thức vào việc phục vụ công-nông, gắn với cơ sở sản xuất và đời sống toàn xã hội
3.3 Nội dung văn hóa, xã hội của liên minh:
Liên minh về văn hóa, xã hội thể hiện qua các nội dung cụ thể sau đây:
- Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái
- Nội dung xã hội mang ý nghĩa kinh tế và chính trị cấp thiết trước mắt của liên minh là tạo nhiều việc làm có hiệu quả, đồng thời kết hợp các giải pháp cứu trợ, hỗ trợ để xóa đói, giảm nghèo cho công nhân, nông dân và trí thức
- Đổi mới và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ xã hội trong công nhân, nông dân, trí thức cũng là nội dung xã hội cần thiết, đồng thời còn mang ý nghĩa giáo dục truyền thống, đạo lý, lối sống… cho toàn xã hội và thế hệ mai sau
- Nâng cao dân trí là nội dung cơ bản, lâu dài Trước mắt tập trung vào việc củng cố thành tựu xóa mù chữ, trước hết là đối với nông dân, nhất là ở miền núi Nâng cao kiến thức về khoa học công nghệ, về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Khắc phục các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu, các biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, quan liêu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
- Gắn quy hoạch phát triển công nghiệp, khoa học công nghệ với quy hoạch phát triển nông thôn, đô thị hóa, công nghiệp hóa nông thôn với kết cấu hạ tầng ngày càng thuận lợi và hiện đại Xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa,
Trang 8thể thao, các công trình phúc lợi công cộng 1 cách tương xứng, hợp lý ở các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn
Có như vậy, nội dung liên minh mới toàn diện và đạt mục tiêu của định hướng XHCN và mới làm cho công- nông- trí thức cũng như các vùng, miền, dân tộc xích lại gần nhau trên thực tế
4 Các nguyên tắc cơ bản của liên minh giai cấp
Để bảo đảm xây dựng được khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong suốt tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa cần phải thực hiện được ba nguyên tắc cơ bản sau đây:
Bảo đảm vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân
Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác nhằm mục tiêu cuối cùng là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Do đó, sự liên minh này cần phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân thông qua sự lãnh đạo của chính Đảng của nó Nếu thiếu
nguyên tắc này thì sự liên minh sẽ không thể lâu dài và sẽ đi chệch hướng của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Bảo đảm nguyên tắc tự nguyện
Bất cứ một sự liên minh nào cũng cần phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện mới có thể bền vững và có hiệu quả Sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông nhân và các tầng lớp lao động khác là sự liên minh có tính chất lâu dài,
có tính chất chiến lược; nó không phải là sự liên minh mang tính ngẫu nhiên, có tính chất tình huống nhất thời hay sách lược Bởi vậy, nó phải được bảo đảm bằng nguyên tắc thực sự tự nguyện giữa các giai cấp
Kết hợp đúng đắn các lợi ích
Không có một sự liên minh nào có thể vững chắc và lâu dài nếu như giữa các lực lượng liên minh không có được sự kết hợp đúng đắn, hợp lý, hài hoà về các lợi ích: lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích văn hoá, xã hội mà trong đó lợi ích kinh tế là căn bản và lâu dài Sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác không là ngoại lệ
Trang 9PHẦN II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN
SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI
ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
1 Những thành tựu đạt được:
Lý luận về liên minh giai cấp công – nông – trí là một trong những nội dung cốt lõi của chủ nghĩa xã hội khoa học Lý luận ấy đã được Đảng ta vận dụng vào thực tiễn một cách đúng đắn và sáng tạo, phù hợp với tình hình và điều kiện đất nước và xem đó là cơ sở nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng năm 2016 đã khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo”
Từ năm 1986 đến nay, sau hơn 30 năm đổi mới, khối liên minh công - nông
- trí thức nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Cụ thể:
Về chính trị, đã xây dựng được khối liên minh công - nông - trí thức ngày
càng vững chắc và được củng cố phát triển theo sự phát triển của đất nước Sự thống nhất về chính trị và tinh thần ngày càng tăng, hệ tư tưởng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng được xác lập vững chắc trong đời sống xã hội Khối liên minh công - nông – trí thức vững chắc đã là cơ sở và hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc, đáp ứng được các lợi ích chính trị của mỗi giai cấp trong liên minh Nhờ vậy mà đã đứng vững trước những biến động của thế giới như sự sụp
đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, đứng vững trong khối đại đoàn kết dân tộc trước những âm mưu chống phá gây chia rẽ của các thế lực thù địch
Về kinh tế, từ đại hội VI, việc thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN đã tạo điều kiện cho mọi tầng lớp, giai cấp có cơ hội khả năng phát triển sáng tạo, làm giàu một cách chính đáng Điều đó đã giải quyết được lợi ích kinh tế của mỗi giai cấp đồng thời kết hợp lợi ích kinh tế của các giai cấp công-nông-tri thức để đảm bảo cơ sở cho khối liên minh vững chắc… Thể hiện ở chỗ ngày càng
có nhiều hình thức hợp tác liên kết, giao lưu và trong sản xuất và lưu thông giữa công – nông - tri thức trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, dịch
Trang 10vụ, khoa học kĩ thuật hình thành các mô hình, các tổ chức liên kết giữa các giai cấp và tầng lớp và với cả nhà nước
Chẳng hạn mô hình liên kết 6 nhà trong nông nghiệp: “Nhà nước – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà nông – nhà băng – nhà phân phối” đã góp phần phát huy sức mạnh của khối liên minh công – nông - tri thức trong nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước
Về văn hóa - xã hội, Đảng ta luôn coi phát triển kinh tế là cơ sở vật chất để
thực hiện các chính sách xã hội, nhưng mục tiêu xã hội là mục tiêu của hoạt động kinh tế và ngược lại thực hiện các chính sách xã hội lại là động lực để phát triển kinh tế Đồng thời phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển văn hóa, tiến bộ
và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân Đại hội XII của Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển bền vững văn hóa,
xã hội; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”
Nhờ sự quan tâm coi trọng văn hóa, phát triển xã hội mà đã đạt được những thành tựu lớn trong xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện các chính sách xã hội với người có công với cách mạng, nâng cao dân trí phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục Gắn phát triển công nghiệp và khoa học kĩ thuật với phát triển nông thôn, đô thị hóa Xây dựng các cơ sơ y tế, văn hoá các công trình nhúc lợi công cộng Nhờ các chính sách xã hội đi đã tạo được sự gắn kết và đồng thuận giữa các giai tầng trong xã hội
2 Những vấn đề còn tồn tại:
2.1 Chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch xác định tôn giáo là vấn đề nhạy cảm, tín đồ tôn giáo là lực lượng xã hội dễ lừa bịp, kích động để tạo dựng “ngọn cờ”, tập hợp lực lượng chống đối Ngay từ khi đặt chân vào Việt Nam, chủ nghĩa
đế quốc đã tính toán đến âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta Chúng tìm cách mua chuộc, lôi kéo các giáo sĩ, tín đồ các tôn giáo
để thực hiện mục đích chính trị phản động
Các thế lực thù địch luôn xác định vấn đề “tự do tôn giáo” là hướng ưu tiên chính trong chính sách đối với Việt Nam, chúng tìm mọi cách tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước Quốc hội Mỹ đã ra một số nghị quyết và tổ chức nhiều cuộc điều trần về vấn đề tôn giáo ở việt Nam; xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia “đàn áp tôn giáo!” Uỷ ban Tự do tôn giáo của Mỹ công bố báo cáo