MRIgan phần 1: tổnthương lành tính
Filed under: MRI — Tags: MRI, ugan — tuongbvcr @ 12:06 pm
Nang đơn thuần (simple cyst)
là tổnthương lành tính thường gặp nhất. Bệnh học cho thấy vách gồm chỉ một lớp
biểu mô. Nang đơn thuần thường vô căn nhưng có thể kết hợp với bệnh lý bẩm sinh
như bệnh thận đa nang hoặc von Hippel-Lindau và kết hợp với nhiễm trùng như
Echinococcus. Nang có hình thái đồng nhất, tăng tínhiệutrên T1W, giảm tínhiệutrên
T2W, không tăng quang và bờ rõ trên tất cả các chuỗi xung.
Nang đơn thuần là tổnthương lành tính thường gặp nhất; hemagioma gan là u
lành tính thường gặp nhất.
Harmatoma đường mật
chiếm 0.3%. còn được gọi là phức hợp von Meyenburg, là một di dạng đường mật
dạng nang lành tính. Harmatoma đường mật thường nghèo mạch máu, một hay nhiều
ổ, kích thước thường nhỏ hơn 1cm. TrênMRItổnthương có bờ rõ, dạng nang, có tín
hiệu thấp trên T1W cao trên T2W. Hình ảnh tăng quang viền mỏng tạo ra do nhu mô
gan và mô xơ xung quanh nang bắt Gd (hình 1). Không giống di căn, harmatoma
không tăng quang quanh tổn thương. Harmatoma có thể có bờ đa cung và vách bên
trong, có thể tăng tínhiệutrên GRE T1W do nồng độ protein hay xuất huyết trước đó.
Trong những trường hợp khó, cần xem xét chẩn đoán phân biệt với adenoma đường
mật hay adenocarcinoma đường mật và di căn. Những truờng hợp này có tăng quang
quanh tổn thương.
hình 1: harmatoma đuờng mật. A: hình T2W, nhiều tổnthương tăng tín hiệu, giới hạn
rõ, ưu thế ở ngoại vi gan. B: hình T1W sau tiêm thuốc 20sec, hình C 60 sec, các nang
này tăng quang viền mỏng kín đáo
Hemangioma
Là u lành tính thường gặp nhất với tần suất khoảng 20%, nữ gấp 5 lần nam. Người ta
nghĩ hemangioma là tổnthương harmatoma. Về mô học, hemangioma là u trung mô
lấp đầy mạch máu, xốp, giới hạn rõ.Hầu hết là hemangioma dạng hang, gồm nhiều
kênh mạch tách biệt nhau bằng các vách xơ mỏng và lót bằng chỉ một lớp biểu mô .
Có thể có các vùng huyết khối hay đóng vôi nhỏ, hoặc các vùng xơ. MRI thấy tăng tín
hiệu trung bình trên chuỗi xung T2W single shot, tínhiệuthường thấp hơn nang đơn
thuần, tínhiệu thấp trên T1W. ở thì động mạch tăng quang dạng nốt ngoại vi, điển
hình cho hemangioma gan (hình 2). ở thì tĩnh mạch cửa và thì muộn, các nốt lớn dần
và kết hợp với nhau lấp đầy vào trugn tâm. Các tổnthương nhỏ lấp đầy nhanh hơn, và
các tổnthương lớn lấp đầy chậm hơn. Các hemangioma không lồ (>5-10cm) có vùng
trung tâm không lấp đầy ở thì muộn (hình 3). Hemangioma khổng lồ có thể có nang
giới hạn rõ ở trung tâm và không tăng quang. Hemangioma <1cm lấp đầy nhanh và
khó phân biệt với những u tăng quang mạnh thì động mạch như HCC nhỏ hoặc di căn
giàu mạch máu. Các đặc điểm phân biệt có thể thấy ở thì tĩnh mạch cửa và thì muộn,
u ác tính giàu mạch máu thải thuốc nhanh còn hemangioma vẫn còn thấy bắt quang.
hình 2: hình ảnh hemangioma kinh điển A: hình T2W FS thấy tăng tín hiệu. B: tăng
quang nốt ngoại vi ở thì động mạch C: lấp đầy dần vào trung tâm ở thì tĩnh mạch cửa
D: hình T1W FS 3D thì muộn thấy lấp đầy thuốc tương phản từ.
hình 3: hemangioma khổng lồ A: hình ảnh giảm tínhiệutrên T1W B: tăng quang nốt
thành kín đáo ở thì động mạch, C: lấp đầy dần vào trugn tâm ở thì tĩnh mạch cửa. D:
thì muộn, lấp đầy không hoàn toàn
Phân biệt hemangioma gan với di căn dựa vào hình thái và chỉ tínhiệu T2W thôi là
không chính xác vì một số tổnthương ác tính như di căn giàu mạch máu ( chẳng hạn
u tế bào tiểu đảo tụy) hoặc di căn dạng nang ( chẳng hạn carcinoma buồng trứng)
cũng thấy tăng tínhiệutrên T2. Dùng phối hợp T2W và loạt hình ảnh sau tiêm thuốc
tốt hơn là chỉ dùng heavily T2W (TE dài).
Abscess
Abscess vi trùng sinh mủ có thể phát sinh ở gan do nhiễm trùng huyết, mới phẫu thuật
ruột, viêm túi thừa, bệnh Crohn và viêm ruột thừa. Vi abscess do nấm gặp ở bệnh
nhân giảm miễn dịch. Abscess gan không điều trị có tínhiệu cao trên T2W quanh tổn
thương do phù (hình 4). Tâm abscess có tínhiệu thấp trên T1W và không tăng quang.
Tăng quang viền kéo dài đến thì muộn
hình 4: abscess gan A: tổnthương lớn ở phần trên của gan, tăng tínhiệu quanh tổn
thương trên T2W do phù, B: tâm tổnthương có tínhiệu thấp trên T1W sau tiêm và
không tăng quang, nhưng có tăng quang viền dày ngoại vi
Đặc điểm điển hình của hemangioma trênMRI là bắt thuốc Gd nốt thành ở thì
động mạch
U nội mô mạch máu trẻ nhũ nhi (infantile hemangioendothelioma)
là u gan lành tính thường gặp nhất ở trẻ em, thường là các tổnthuơng nhiều ổ, t
hường được chẩn đoán trước 6 tháng tuổi v hay đi kèm với hemangioma da, dị
dạng mạch máu ở các cơ quan khác.Mặc dù u nội mô mạch máu trẻ nhũ nhi l tổn
thương lnh tính, nhưng có thể gây tử vong do suy tim sung huyết.
Về mô học, u nội mô mạch máu trẻ nhũ nhi gồm nhiều kênh mạch đuợc lót bởi nội
mô phân cách bởi mô liên kết, tương tự như hemangioma. Tổnthuơng không hình
thnh bao xơ v có thể thấy đường mật ngoại vi bên trong tổnthương v tạo
huyết ngoại tủy. trênMRItổnthương có giới hạn rõ, giảm tínhiệu đồng nhất trên
T1W v tăng tínhiệutrên T2W. Tăng quang viền sớm sau tiêm thuốc v lấp dần
vo trung tâm, trong khi vùng giống sẹo xơ trung tâm không tăng quang kéo di
đến thì muộn, sau khi tiêm Gd-BOPTA tổnthương có thể đồng hay giảm tínhiệu
ở thì muộn.
U nội mô mạch máu trẻ nhũ nhi là u gan lành tính thường gặp nhất ở trẻ em,
thường có tổnthương nhiều ổ
Tăng sản nốt khu trú (FNH)
FNH thường gặp nhất ở phụ nữ trẻ. Người ta nghĩ đây là tổnthương hamartoma với
kiểu phát triển rối loạn tổ chức hoá của tế bào gan và đường mật, có thể hình thành
khối choán chỗ không có vỏ bao với cấu trúc mạch máu và đường mật bất thường. Có
hai loại FNH: loại đặc thường gặp hơn, có đặc điểm là sẹo trung tâm và kiểu dãn
mạch máu xa (telangiecstasia), thấy các khoang ở trung tâm lấp đầy máu. Sẹo trung
tâm trên đại thể là đặc trưng nhưng gặp dưới 50% trường hợp. Vách xơ toả ra từ sẹo
trung tâm chứa các kênh mạch, rất nhiều ống mật, và các tế bào viêm. Về mô học,
FNH gồm các giả tiểu thùy tế bào gan và các vùng dạng ống toả ra từ lưới xơ. Hội
chứng nhiều FNH là một thực thể lâm sàng riêng gồm nhiều FNH, hemangioma gan,
u màng não, u sao bào và giản mạch máu xa của não, phình mạch dạng túi, loạn sản
nhiều động mạch và teo tĩnh mạch cửa.
Loại FNH đặc có đặc điểm là sẹo trung tâm; kiểu dãn mạch máu xa
(telangiecstasia), thấy các khoang ở trung tâm lấp đầy máu.
FNH có tínhiệu thấp hoặc đồng tínhiệutrên T1W, đồng hoặc tăng nhẹ trên T2W.
Sẹo xơ mạch trung tâm có thể có tínhiệu cao trên T2W, một đặc điểm duy nhất của
FNH. Sẹo xơ mạch có thể tăng quang dần, thấy rõ nhất ở thì muộn (hình 5). Các tổn
thương nhỏ (<1-2cm) có thể tăng quang đồng nhất, không có sẹo xơ mạch. FNH có
thể phân biệt với các u tăng quang mạnh thì động mạch khác nhờ đặc điểm không
tăng quang vỏ bao. Carcinoma tế bào sợi lá có thể giống FNH; tuy nhiên, sẹo trung
tâm của carcinoma tế bào sợi lá thường giảm tínhiệu so với mô u xung quanh trên
T2W. Tiêm Gd-EOB-DPTA hoặc Gd-BOPTAcó thể thấy tăng quang u ở thì động
mạch sớm và tăng tínhiệu ở thì muộn do ngấm thuốc vào tế bào gan muộn và tồn
đọng do tế bào gan trong khối u, gây ra do dẫn lưu kém và đường mật bị biến dạng.
Hình 5: FNH A: tổnthương giảm tínhiệutrên T1W, B: tăng tínhiệu trung bình trên
T2W, sẹo trung tâm tăng tínhiệutrên T2W. C: sau Gd, sẹo trung tâm không tăng
quang ở thì động mạch, nhưng mô tổnthương quanh sẹo trung tâm tăng quang nhanh.
D: tăng quang của tổnthương ít rõ ở thì tĩnh mạch cửa vì nhu mô kế cận bắt đầu tăng
quang tối đa. Sẹo trung tâm vẫn còn tăng quang kém. E: hình ở thì muộn thấy sẹo
trung tâm tăng quang mạnh.
Adenoma tế bào gan
Là u lành tính nguồn gốc biểu mô chiếm ưu thế ở phụ nữ trẻ và liên quan với việc sử
dụng thuốc ngừa thai đường uống. Hiếm hơn, nó có thể liên quan với các steroid đồng
hoá ngoại sinh, tăng galactose máu và bệnh lý ứ đọng glycogen type Ia. Ngưng sử
dụng thuốc ngừa thai dẫn đến thuyên giảm tự phát adenoma tế bào gan.
Adenoma một ổ chiếm khoảng 70-80% bệnh nhân. Nhiều adenoma (adenomatosis) là
một thực thể lâm sàng khác ở bệnh nhân có hơn 10 tổnthương adenoma tế bào gan.
Không rõ có chuyển dạng ác tính của adenoma tế bào gan, tần suất chính xác chưa
được biết và chưa có bằng chứng rõ rệt. Về mô học, adenoma tế bào gan gồm các đám
tế bào gan tách biệt bởi các xoang bị dãn và chỉ được cấp máu từ động mạch gan.
Không có tĩnh mạch cửa và đường mật. Tổnthương gồm các lá tế bào gan hình thành
giả bao do ép nhu mô kế cận. Adenoma tế bào ganthường có bao xơ. Xuất huyết tự
phát kèm lan ra ngoài gan và chảy máu trong ổ bụng có thể gặp ở các tổnthương lớn
(>4-5cm), nhưng là một biến chứng hiếp gặp.
Adenoma tế bào ganthường đồng tínhiệu đến tăng tínhiệu nhẹ trên T2W và giảm
hoặc tăng tínhiệu nhẹ trên T1W. Hình ảnh T1W SGE pha ngược (opposed phase) có
thể thấy giảm tínhiệutrên T1W do lắng đọng lipid, chiếm khoảng 50% trường hợp.
Các sản phẩm của máu có thể gây ra các ổ tínhiệu hỗn hợp không đều hoặc tínhiệu
thấp (hình 6) trên T1W và T2W. Tăng quang mạnh ở thì động mạch và thải thuốc
nhanh ở thì tĩnh mạch và thì muộn. Các tổnthươngthường trở nên đồng hoặc giảm tín
hiệu ở thì muộn. Tăng quang viền dai dẳng có thể gặp ở một phân nhóm adenoma.
Mặc dầu hầu hết các đặc điểm của adenoma giống HCC, đặc điểm thuận lợi để chần
đoán HCC là xơ gan và huyết khối tĩnh mạch cửa. Sự hiện diện các sản phẩm của máu
thuận lợi cho chẩn đoán adenoma tế bào gan. Sau khi tiêm Gd-BOPTA, adenoma tế
bào gan giảm tínhiệu nhẹ ở T1W thì muộn do không có ống mật.
Hình 6: Adenoma tế bào gan. Hình T1W GRE 2D trước tiêm thuốc thấy một khối lớn
ở thùy gan phải và lan đến bao gan. Ổ trung tâm tínhiệu thấp và tínhiệu cao ở ngoại
vi phù hợp với xuất huyết bên trong trước đó. Tínhiệu cao ở ngoại vi có thể liên quan
với các sản phẩm của máu. Tínhiệu thấp ở trung tâm có thể liên quan với dịch.
Adenoma là u lành tính chiếm ưu thế ở phụ nữ trẻ, thường có uống thuốc ngừa
thai.
Angiomyolipoma
Là u trung mô lành tính chứa mỡ trưởng thành, mạch máu và cơ trơn. Chúng có lẽ kết
hợp nhiều với angiomyolipoma thận hơn với bệnh xơ cứng củ. Đặc điểm MRI gồm
khối giới hạn rõ, tăng tínhiệu trung bình trên T1W và T2W. Angiolipoma mất tín
hiệu trên các chỗi xung MRI xoá mỡ. Hàm lượng mỡ thực sự của tổnthương thay đổi,
nếu lượng mỡ thấp, tổnthương có thể giảm tínhiệutrên T1W. Sau tiêm, tổnthương
tăng quang mạnh không đồng nhất, sớm, không thải thuốc ở thì muộn.
Liên quan lâm sàng của angiomyolipoma của gan với bệnh xơ cứng củ ít hơn
angiomyolipoma thận.
Nguồn:
Magnetic Resonance Imaging of the Liver: Part I: Benign Focal Lesions
.
hình 4: abscess gan A: tổn thương lớn ở phần trên của gan, tăng tín hiệu quanh tổn
thương trên T2W do phù, B: tâm tổn thương có tín hiệu thấp trên T1W sau. MRI gan phần 1: tổn thương lành tính
Filed under: MRI — Tags: MRI, ugan — tuongbvcr @ 12:06 pm
Nang đơn thuần (simple cyst)
là tổn thương lành tính