1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu Chín bí quyết hợp tác thành công pdf

5 551 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 118,57 KB

Nội dung

Chínquyết hợp tác thành công Rất nhiều người trong số chúng ta đang muốn tìm kiếm các đối tác thích hợp để đưa công việc kinh doanh đi đến thành công. Tuy nhiên, để tạo nên sự hợp tác hiệu quả không phải là điều dễ dàng. Sau đây là chín quyết ít người được biết đến giúp bạn có được sự hợp tác thành công. Công ty Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Best (Best Training, Consulting and Promoting Co.) giới thiệu bài viết của Geoffrey James, một trong những cây bút hàng đầu trên Inc.com. Để thành công trong kinh doanh, bạn cần hợp tác với các đối tác để hoàn thành việc lớn. Việc hợp tác có thể rất trang trọng như hợp tác giữa các hãng cung ứng với nhau, trong khi một số khác ít trang trọng hơn khi các nhân viên bán hàng từ các hãng khác nhau cùng hợp tác để tạo nên cơ hội lớn hơn. Để tạo nên sư thành công chung, bạn cần biết cách khiến đối tác hài lòng và vui vẻ với sự hợp tác. Sau đây là chín bước ít người đến được đúc rút từ cuộc trò chuyện với Ed Rigsbee, tác giả của cuốn sách lừng danh Nghệ thuật hợp tác (The Art of Partnering) để hợp tác thành công: 1. Sẵn sàng từ bỏ một số quyền điều khiển Các doanh nhân có xu hướng tự nhiên là tìm cách điều khiển vận mệnh của chính mình. Tuy nhiên, việc hợp tác luôn luôn bao gồm việc bạn để cho bản thân phụ thuộc ít nhiều vào sự thắng lợi hay thất bại của đối tác. Ít nhất việc hợp tác cũng đòi hỏi bạn phải chia sẻ thông tin như điểm yếu của chính bạn và tổ chức của bạn, điều mà bạn có thể không cảm thấy thoải mái khi phải nói với người khác hoặc với tổ chức khác. 2. Hiểu được điểm yếu và điểm mạnh của bạn Trước khi nghĩ đến việc hợp tác, điều đầu tiên, bạn cần hiểu được mình và đối tác mang đến bàn đàm phán những gì và khi nào thì bạn cần đến sự giúp đỡ từ phía đối tác. Cách dễ dàng nhất để thực hiện điều này là tạo mô hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức). Nếu bạn thực sự trung thực, bạn có thể nhận ra khi nào mình có thể giúp đỡ đối tác cũng như vấn đề nào mình có thể tự giải quyết. 3. Chọn đúng đối tác Chọn những cá nhân hay các hãng mà có điểm mạnh là điểu yếu của bạn và ngược lại. Ví dụ, nếu bạn có sản phẩm tốt nhưng có ít kinh nghiệm, bạn có thể tìm kiếm hãng có bề dày lịch sử trong lĩnh vực bán hàng nhưng có thể chất lượng hàng hóa không cao. Điều quan trọng nữa là bạn cần đánh giá được mức độ sẵn sàng hợp tác của đối tác chỉ đơn giản vì hãng đó có khả năng mà bạn cần nhưng không có gì chắc chắn rằng họ sẽ chia sẻ với bạn. 4. Xây dựng thỏa thuận hợp tác Ngay sau khi có ý tưởng hợp tác với đối tác, hãy chuẩn bị một bản thỏa thuận về công việc của từng người và thời gian thực hiện. Xây dựng kế hoạch hành động để xác định các cơ hội các bên muốn theo đuổi. Nếu là một hợp tác trang trọng, bạn sẽ cần một hợp đồng. Tuy nhiên, hợp tác ở mức độ thân mật hơn, bạn vẫn cần một bản liệt kê miêu tả chi tiết các hoạt động, kỳ vọng và trách nhiệm của mỗi bên. 5. Tuân thủ các quy tắc đạo đức nghiêm ngặt Điều làm nên sự thành công của hợp tác chính là đạo đức giữa các bên. Quy tắc vàng ở đây là “hãy trở thành đối tác mà bạn muốn hợp tác cùng”. Trung thực là chưa đủ, bạn còn cần tránh sự giả dối. Đạo đức còn là vấn đề quan trọng hơn nữa nếu công việc của bạn chứa rất nhiều rủi ro. 6. Thực hiện nhiều hơn những gì mình cam kết Sự hợp tác thành công, đặc biệt là các sự hợp tác cần hợp đồng, đòi hỏi sự tin tưởng giữa hai bên. Cách tốt nhất để tăng sự tin tưởng là luôn luôn thực hiện nhiều hơn một ít so với những gì mình đã nói sẽ thực hiện. Hãy lấy thực tiễn ngoài hoạt động kinh doanh làm ví dụ. Các cuộc hôn nhân hạnh phúc có đặc điểm là các đôi đều đạt được cam kết tối thiểu của họ nhưng còn chủ động thực hiện thêm nhiều điều hơn hàng ngày để khiến bên kia hạnh phúc hơn. 7. Kiên nhẫn với đối tác Nếu đối tác làm phát sinh vấn đề, đừng tỏ ra tức giận với anh ta. Nếu hai bên tạo được lợi nhuận, chia sẻ đều với đối tác hoặc gợi ý mua lại từ đối tác. Trên hết, cố gắng tránh đưa bất kỳ tranh cãi nào với đối tác ra tòa vì ngay cả nếu bạn là người thắng kiện, những gì bạn nhận được sẽ rất ít ỏi. 8. Kiểm soát và đo lường Lý do chính khiến hợp tác thất bại là sự giao tiếp không hiệu quả. Như bất kỳ tình huống kinh doanh nào khác, đo lường hiệu quả giao tiếp sẽ là nền tảng cho sự giao tiếp hiệu quả và ý nghĩa. Cố gắng có được sự liên lạc liên tục để hai bên điều khiển được mối quan hệ cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Sau đó, khi thách thức xuất hiện, cả hai bên có thể cùng bàn bạc để đưa ra biện pháp giải quyết. 9. Tổ chức ăn mừng thường xuyên Để biến việc hợp tác từ cái bắt tay đầu tiên tới mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, dài lâu đòi hỏi rất nhiều động lực tinh thần. Khi việc hợp tác tiến triển, cả hai bên sẽ cần đầu tư thời gian và tiền bạc để duy trì và củng cố mối quan hệ. Các tốt nhất và dễ dàng nhất là mở tiệc ăn mừng bất kỳ khi nào việc hợp tác đạt được thành quả quan trọng. (Lược dịch: Inc.com) . Chín bí quyết hợp tác thành công Rất nhiều người trong số chúng ta đang muốn tìm kiếm các đối tác thích hợp để đưa công việc kinh doanh đi đến thành. Inc.com. Để thành công trong kinh doanh, bạn cần hợp tác với các đối tác để hoàn thành việc lớn. Việc hợp tác có thể rất trang trọng như hợp tác giữa các

Ngày đăng: 22/02/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w